.Mô hình dự báo trầm cảm thu mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 71 - 74)

Vấn đề TCTM β t p VIF

R2= 0.384; p (Sig) =<0.05;

Nhiễu tâm (N) 0.262 5.634 0.000 1.138

Hướng ngoại (E) -0.453 -9.831 0.000 1.119

Cởi mở (O) -0.03 -0.684 0.494 1.026

Đồng thuận/dễ chấp nhận (A) -0.193 -4.191 0.000 1.112

Tận tâm (C) -0.042 -0.9 0.369 1.15

Phân tích hồi quy giữa vấn đề trầm cảm thu mình với các đặc điểm nhân cách. Giá trị Sig (p<0.001<0.05) của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Do p<0.05 nên mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Ta thấy VIF <2 ở tất cả các biến độc lập nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Ý nghĩa R2 hiệu chỉnh (R2=0.384): Các biến về các mặt nhân cách: nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở, đồng thuận và tận tâm ảnh hưởng 38.4% sự thay đổi của biến trầm cảm thu mình. Còn lại là 61.6% là do sự ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình mà nghiên cứu chưa tìm được cùng sai số ngẫu nhiên.

Giá trị Sig (p) của kiểm định T cho biến nhiễu tâm (N): p<0.001 <0.05 nên biến nhiễu tâm có tác động đến biến lo âu trầm cảm.Giá trị p của biến hướng ngoại (E): p<0.001 nên biến hướng ngoại có tác động đến biến lo âu trầm cảm. Giá trị p của biến đồng thuận (A): p<0.001< 0.05 nên biến đồng thuận có tác động đến biến lo âu trầm cảm.

Nhìn vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Beta, ta thấy đặc điểm nhân cách nhiễu tâm dự báo vấn đề lo âu trầm cảm theo chiều thuận với hệ số Beta là 0.262. Đặc điểm nhân cách mặt hướng ngoại và đồng thuận dự báo vấn đề lo âu trầm cảm theo chiều nghịch.

Nói cách khác, những người có điểm của mặt Nhiễu tâm càng thấp thì cảm xúc của họ càng ổn định. Họ thường bình tĩnh, điểm đạm, thoải mái và họ có thể đối mặt với các tình huống căng thẳng mà không trở nên khó chịu hoặc lo lắng, điều này dự báo mức độ gặp phải vấn đề trầm cảm thu mình của họ càng thấp. Những người có điểm của mặt Nhiễu tâm càng cao cho thấy người đó do nhiều những cảm xúc tiêu cực, dẫn đến họ dễ có những mẫu nhận thức không phù hợp, ít có khả năng để kiểm soát sự xung động của họ, và ứng phó với stress kém hơn những người khác. Họ thường ủ rũ, quá nhạy cảm, và không hài lòng với khía cạnh cuộc sống của họ. Nói chung họ có lòng tự tin thấp, và có thể có những ý tưởng và kỳ vọng không thực tế. Họ được lo lắng, và thường là người cảm thấy không an toàn về bản thân và kế hoạch của họ. Những điều này dự báo cho vấn đề trầm cảm thu mình có thể xuất hiện mức độ cao hơn ở nhóm người này.

Những người có điểm số của mặt nhân cách Hướng ngoại thấp có xu hướng hướng nội, hướng nội không phải không thân thiện, họ độc lập chứ không phải chậm chạp. Người hướng nội trông có thể nhút nhát nhưng không có nghĩa là họ thích ở một mình: họ không nhất thiết bị ám sợ xã hội. Mặc dù họ không có tính cởi mở của sự hướng ngoại nhưng hướng nội không có nghĩa là không hài lòng hoặc bi quan. Tò mò là một trong những đặc điểm của người hướng nội, họ thường thích tìm tòi nghiên cứu. Họ thích làm hầu hết mọi thứ một mình hoặc với nhóm nhỏ. Họ tránh các bên lớn và không thích gặp gỡ những người mới. Họ thường yên lặng và không tự tin trong tương tác nhóm. Họ hiếm khi trải nghiệm cảm xúc tích cực mạnh mẽ như niềm vui hay sự phấn khích. Thực tế thấy rằng những người sống nội tâm không nhất thiết có nghĩa là họ thiếu kỹ năng xã hội-hướng nội nhiều chức năng rất tốt trong các tình huống xã hội, mặc dù họ có thể thích để tránh chúng. Những đặc điểm này dự đoán xu hướng cao hơn cho các vấn đề liên quan đến trầm cảm thu mình cho nhóm người này. Những người có điểm số của mặt nhân cách hướng ngoại cao cho thấy sự hòa

đồng, nhưng hướng ngoại chỉ là một trong số những đặc điểm của đời sống xã hội, ngoài ra còn có các mối quan hệ và các nhóm xã hội khác. Sự hướng ngoại thể hiện ở tính quyết đoán, năng động, và hoạt ngôn. Những người có tính hướng ngoại cao thường thích sự phấn khích và những kích thích, và có xu hướng hướng đến sự vui vẻ trong những hoàn cảnh khác nhau. Họ lạc quan, tràn đầy năng lượng. Những đặc điểm này dự báo xu hướng trầm cảm thu mình thấp hơn.

Những người có điểm số của mặt nhân cách Đồng thuận cao cho thấy họ là người dễ đồng ý về cơ bản là vị tha. Đó là cảm thông cho những người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ, và tin rằng những người khác sẽ được những người khác đối xử công bằng lại với mình khi cần thiết. Những đặc điểm này dự báo mức độ thấp của nhóm người này đối với vấn đề trầm cảm thu mình. Những người có điểm số của mặt nhân cách đồng thuận thấp cho thấy họ tương đối ít quan tâm đến người khác. Họ thường có thể vô tâm hoặc không suy nghĩ trong tương tác của họ. Họ có xu hướng xem thường và phê bình ý tưởng người khác, thái độ của họ thường có khuynh hướng cứng rắn trong hầu hết các tình huống. Họ có khả năng cạnh tranh và có thể khá thể hiện cảm xúc thù địch một cách trực tiếp. Mọi người có thể mô tả họ như là một người cứng đầu hoặc ích kỉ. Những đặc điểm này dự báo mức độ gặp phải vấn đề trầm cảm thu mình cao hơn.

Các mặt nhân cách còn lại như cởi mở (O) và tận tâm (C) không dự báo mức độ vấn đề trầm cảm thu mình cho sinh viên ngành công nghệ thông tin.

3.4.2.3. Mô hình dự báo bệnh tâm thể

“Ác mộng”, “nôn nao”, “đau đầu” .. một số đặc điểm đặc trưng cho vấn đề bệnh tâm thể. Phân tích hồi quy giữa bệnh tâm thể với các mặt của nhân cách như nhiễu tâm (N), hướng ngoại (E), cởi mở (O), đồng thuận/dễ chấp nhận (A), tận tâm (C) giúp dự báo những mặt nhân cách có thể ảnh hưởng tới nguy cơ gặp các vấn đề bệnh tâm thể. Chi tiết được phân tích ở bảng 3.15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)