Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề HVCX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng các vấn đề hành vi cảm xúc của sinh viên công nghệ thông tin

3.2.2. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề HVCX

Một số nhà điều tra đã đề xuất rằng sự bất ổn về tình cảm bao gồm một khía cạnh tâm sinh lý khác biệt của rối loạn nhân cách [49]. Đề xuất này nhận được sự hỗ trợ từ các nghiên cứu gia đình cho thấy những người thân có chứng rối loạn nhân cách cho thấy nguy cơ mắc các rối loạn nhân cách tình cảm và bốc đồng cao hơn so với những người thân của chứng bệnh mắc chứng rối loạn nhân cách khác hoặc bị tâm thần phân liệt (Silverman et al. 1991). Bởi vậy, tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc sẽ khẳng định thêm cho giả thuyết về mối tương quan của hai chiều cạnh này.

Bảng 3.11. Bảng tương quan Person giữa các vấn đề hành vi cảm xúc và các mặt nhân cách. Mặt nhân cách Các vấn đề HVCX Nhiễu tâm (N) Hướng ngoại (E) Cởi mở (O) Đồng thuận (A) Tận tâm (C) LATC Pearson Correlation .572** -.145** -.047 -.225** -.126*

Sig. (2-tailed) .000 .009 .396 .000 .023 TCTM Pearson Correlation .391** -.509** -.123* -.253** -.193** Sig. (2-tailed) .000 .000 .027 .000 .000 BTT Pearson Correlation .316** -.047 -.067 -.281** -.043 Sig. (2-tailed) .000 .397 .229 .000 .441 VDXH Pearson Correlation .427** -.125* -.062 -.236** -.176** Sig. (2-tailed) .000 .024 .266 .000 .001 VDTD Pearson Correlation .234** .066 .178** -.294** -.020 Sig. (2-tailed) .000 .237 .001 .000 .716

VDCY Pearson Correlation .377** .113* .002 -.256** -.309**

Sig. (2-tailed) .000 .041 .970 .000 .000 PBQT Pearson Correlation .090 .061 .070 -.365** -.038 Sig. (2-tailed) .107 .274 .206 .000 .496 HVXK Pearson Correlation .302** .192** .082 -.462** -.049 Sig. (2-tailed) .000 .000 .052 .000 .251 Ghi chú: *=> p<0,05 **=> p<0,01 ***=> p<0,001

Quy ước tương quan Cohen

0,3 <= |r| <0,5 => TB => ở phần nhiều khách thể có A càng cao thì B càng cao |r| >= 0,5 => Cao => ở đa số khách thể có A càng cao thì B càng cao

r<0 => tương quan nghịch r>0 => tương quan thuận

Nhìn vào bảng tương quan giữa các vấn đề hành vi cảm xúc và các mặt trong nhân cách. Ở đây có các cặp tương quan:

 Nhiễu tâm và lo âu trầm cảm có tương quan cao với hệ số tương quan thuận mức cao là 0.572 (p<0.01 cho thấy tương quan tuyến tính ở mức tin vậy đến 99%). Điều này có nghĩa là những sinh viên có điểm nhiễu tâm càng cao, càng cho thấy nhiều những cảm xúc tiêu cực, dễ có những mẫu nhận thức không phù hợp, ít có khả năng để kiểm soát sự xung động của học và ứng phó với stress kém hơn những người khác. Nhìn chung, điểm nhiễu tâm càng cao càng cho thấy sự ủ rũ, quá nhạy cảm và không hài lòng với khía cạnh cuộc sống của họ, thường tự ti và có những ý tưởng, kỳ vọng không thực tế. Những đặc điểm này hình thành nên vấn đề liên quan đến lo âu trầm cảm.

Tính hướng ngoại và đồng thuận cũng tương quan thấp với lo âu trầm cảm nhưng là tương quan nghịch với hệ số tương quan r=- 0.145 và r=-0.225. Nói cách khác, sinh viên càng có điểm hướng ngoại cao (mặt này liên quan đến tính cởi mở thân thiện, quảng giao, tự khẳng định, tích cực hoạt động, tìm kiếm hứng thú, xúc cảm tích cực) hoặc điểm đồng thuận cao (mặt này liên quan đến xu hướng chấp nhận người khác) thì càng ít có nguy cơ bị vấn đề liên quan đến lo âu trầm cảm.

 Với vấn đề thu mình trầm cảm (TMTC) thì mặt nhân cách hướng ngoại có tương quan cao chiều nghịch với hệ số tương quan là -0.509. Điều này cho thấy những sinh viên có điểm hướng ngoại càng thấp – thể hiện xu hướng hướng nội, trông có vẻ nhút nhát, thường yên lặng và không tự tin trong tương tác nhóm, đặc biệt nhóm lớn và người mới, họ sống khá nội tâm và ít chia sẻ; những đặc điểm này làm tăng nguy cơ gặp vấn đề thu mình trầm cảm. Nhiễu tâm (mặt tính cách đánh giá xu hướng cá nhân với những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, điều chỉnh, thay đổi về cảm xúc) có tương quan thuận mức trung bình với hệ số tương

quan r = 0.391. Đồng thuận và tận tâm cũng có tương quan nghịch với vấn đề trầm cảm thu mình với hệ số tương quan lần lượt là r = -0.253 và r = -0.193.

 Với vấn đề Bệnh tâm thể (BTT), có hai mặt nhân cách có tương quan là nhiễu tâm tương quan thuận mức trung bình với hệ số tương quan r = 0.316 và đồng thuận tương quan nghịch với hệ số tương quan r = -0.281.

 Với vấn đề xã hội (VDXH) thì nhiễu tâm cũng có tương quan thuận mức trung bình với hệ số tương quan r = 0.427. Cho thấy khi sinh viên ngành công nghệ thông tin có những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, điều chỉnh và thay đổi về cảm xúc có nguy cơ hình thành nên các vấn đề xã hội với những biểu hiện đặc trưng như luôn cảm thấy cô đơn và cần chỗ dựa,, khó hòa đồng hay ghen tị, bị trêu chọc và khó diễn đạt…Bên cạnh đó, mặt nhân cách đồng thuận và tận tâm cũng có tương quan nghịch mức độ thấp với vấn đề xã hội với hệ số tương quan lần lượt là r = -0.236, r = -0.284 và r = -0.176.

 Với vấn đề tư duy (VDTD) thì mặt nhân cách nhiễu tâm (N) có tương quan thuận với hệ số tương quan r=0.234. Điều này cho thấy những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, kém thích thi và cảm xúc không ổn định là một trong những yếu tố tăng mức nguy cơ liên quan đến vấn đề tư duy. Mặt nhân cách đồng thuận (A) và mặt nhân cách tận tâm (C) có tương quan nghịch mức độ trung bình với hệ số tương quan r = -0.294 và r = -0.02. Điều này cho thấy khi sinh viên càng ít quan tâm đến người khác, vô tâm, khuynh hướng cứng rắn trong hầu hết tình huống, thể hiện cảm xúc thù địch một cách trực tiếp, cứng đầu và ích kỷ … thì mức độ sinh viên gặp vấn đề tư duy sẽ cao hơn.

 Với vấn đề chú ý (VDCY), mặt nhân cách nhiễu tâm có tương quan thuận mức độ trung bình với hệ số tương quan r = 0.377. Điều này cho thấy những sinh viên ngành công nghệ thông tin có những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, điều chỉnh và thiếu cân bằng về cảm xúc thường xuyên sẽ hình thành nên các vấn đề liên quan đến chú ý với những biểu hiện cụ thể như khó tập trung và ngồi yêu, hay mơ mộng, hành động hấp tấp, hoang mang … ảnh hưởng tới quá trình học tập. Bên cạnh đó, mặt đồng thuận và tận tâm cũng có mối tương quan nghịch mức độ yếu với vấn đề chú ý theo hệ số tương quan lần lượt là r = - 0.256 và r = -0.309.

 Với vấn đề phá bỏ quy tắc (PBQT), mặt nhân cách đồng thuận (A) có tương quan nghịch mức độ trung bình với hệ số tương quan r = -0.365. Điều này cho thấy những sinh viên có điểm đồng thuận (A- dễ chấp nhận) cao về cơ bản là vị tha, biết thông cảm cho người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ, và tin rằng những người khác sẽ được những người khác đối xử công bằng lại với mình khi cần thiết thì sẽ giảm mức độ nguy cơ gặp phải vấn đề phá bỏ quy tắc, cụ thể hơn là giảm những hành vi như dùng chất kích thích, nói dối, chửi bậy …

 Với vấn đề hành vi xâm kích (HVXK), mặt nhân cách đồng thuận (A) có tương quan nghịch mức độ trung bình với hệ số tương quan r = -0.462 và mặt nhân cách nhiễu tâm (N) có tương quan thuận mức độ trung bình với hệ số tương quan r = 0.302. Điều này có nghĩa là những sinh viên có điểm cao ở mặt nhân cách đồng thuận, về cơ bản được đánh giá là vị tha, biết thông cảm cho người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ, tin rằng những người khác sẽ được những người khác đối xử công bằng lại với mình khi cần thiết thì sẽ giảm mức độ nguy cơ gặp phải vấn đề hành vi xâm kích (HVXK). Còn những sinh viên có điểm cao ở mặt nhân cách nhiễu tâm, mặt tính cách đánh giá xu hướng cá nhân với những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, điều chỉnh, thay đổi về cảm xúc thì sẽ tăng vấn đề hành vi xâm kích, cụ thể là tăng những hành vi phá đồ người khác, đánh nhau, cãi nhau hoặc trêu ác ý, đe dọa người khác …Bên cạnh đó, mặt nhân cách hướng ngoại cũng có tương quan thuận mức độ thấp với hành vi xâm kích theo hệ số tương quan r = 0.192. Cho thấy những sinh viên hướng ngoại, những người có tính quyết đoán, thích sự phấn khích và những kích thích sẽ có nguy cơ gặp vấn đề hành vi xâm kích nhiều hơn mặc dù mối tương quan thuận này có mức độ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)