Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Tổ chức nghiên cứu

Khi xác định được địa bàn nghiên cứu, được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, chúng tôi liên hệ phòng đào tạo của trường để xin danh sách và thông tin liên hệ của sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai.

Tiếp theo, chúng tôi chọn lọc lấy sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Trong số hàng ngàn sinh viên năm nhất và năm hai ngành công nghệ thông tin, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 sinh viên ngành công nghệ thông tin và tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến để hướng dẫn từng nhóm sinh viên làm trắc nghiệm.

Trong quá trình làm trắc nghiệm, chúng tôi đảm bảo không gian yên tĩnh, khoảng cách giữa các bạn sinh viên đủ để các bạn không trao đổi được với nhau và không nhìn thấy bài làm trắc nghiệm của nhau.

Chúng tôi hướng dẫn lần lượt cách làm từng trắc nghiệm: từ trắc nghiệm Neo Pi-R 60 đến trắc nghiệm YSR. Hướng dẫn một lượt nội dung câu hỏi và cách làm từng câu hỏi.

Chúng tôi để sinh viên tự trả lời từng câu trong trắc nghiệm, nếu có thắc mắc thì sẽ hỏi và nghiên cứu viên sẽ trả lời câu hỏi.

Sau khi sinh viên trả lời xong, chúng tôi thu lại phiếu trắc nghiệm và kiểm tra kỹ thông tin cũng như đảm bảo tính hợp lệ của trắc nghiệm.

Một bộ phiếu khảo sát bao gồm 2 trắc nghiệm: NEO PI-R 60 và YSR. Các sinh viên không gửi lại phiếu trả lời khảo sát hoặc gửi lại phiếu trắng đồng nghĩa với việc từ chối tham gia nghiên cứu. Số phiếu phát ra là 330 phiếu, sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ, chúng tôi thu được 325 phiếu đáp ứng đủ độ tin cậy để tiến hành xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)