:Thị trường chứng khoán giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 52)

VNIDEX 1400.000

200.000 0.000

Jan Apr Jul Oct Jan Apr Jul Oct Jan Apr Jul Oct Jan Apr Jul Oct Jan Apr Jul Oct 16 16 16 16 17 17 17 17 18 18 18 18 19 19 19 19 20 20 20 20

Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020, thị trường có xu hướng tích cực và cũng đánh dấu mốc quan trọng lần đầu tiên đạt đỉnh lực sử là 1200 vào năm 2018. Trong khi đầu năm 2016 thị trường vẫn còn đang ở mức dưới 600 điểm và tăng gấp đôi chi trong vòng hơn 2 năm.

Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017, thị trường tăng từ 545 điểm lên mức 782 điểm tăng khoản 43% với tốc độ bền vững. Sau đó thị trường bắt đầu tăng mạnh từ tháng 9 năm 2017 và lên thẳng đỉnh 1200 vào tháng 3 năm 2018. Trong giai đoạn này các NĐT nhỏ lẻ có xu hướng mua theo tâm lý “bầy đàn” tập trung dòng tiền

vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản với kì vọng sinh lời hơn so với gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các thông tin tích cực từ các hiệp định thương mại với Châu Âu, tác động khiến cho thị tưởng tăng khoảng 390 điểm chỉ trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên sau giai đoạn tăng mạnh và tăng nóng thì thị trường dã sụt giảm mạnh ngay

sau khi đạt đỉnh 1200, trong vòng 3 tháng sau đó thị trường đã xuống về mức 950 điểm. Tháng 9 năm 2018 thị trường tăng nhẹ trở lại trên mưc 1010 nhưng không còn duy trì được mức ở trên 1000 và giảm dần về cuối năm và xuống mức thấp nhất trong

Trong năm 2019, giao động chủ yếu xung quanh khoảng 950-1000 thị trường không còn thu hút được các dòng tiền từ khối ngoại, xu hướng chủ yếu là đi ngang không có nhiều thông tin hỗ trợ tích cực nổi bật. Bước sang năm 2020 thị trường có nhiều biến động, sự kiện xuất hiện dịch bệnh Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc lây lan ra toàn thế giới đỉnh điểm là vào các tháng đầu năm 2020. Tháng 3 và 4 năm 2020,

thị trường giảm mạnh khoảng 34% xuống còn 664 điểm. Nhưng sau đó thị trường có tín hiệu tức cực trở lại cả về lẫn yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ duy trì lãi suất thị trường ở mức thấp để giúp cho các DN trong nước có thể phục hồi kinh tế sau dịch và duy trì được hoạt động. Bên cạnh đó Việt Nam nhận được thêm sự tin tưởng thêm từ quốc tế vì là quốc

gia có khả năng chống dịch tốt qua đó được làm đích đến của sự chuyển dịch các nhà

máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, kí kết hiệp định EVFTA với EU. Với các thông tin tích cực trên thị trường đón nhận thêm dòng tiền đổ vào thị trường từ tháng 5 giúp cho thị trường phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ cho đến cuối năm tăng lên 1100 vào cuối năm 2020. Trong năm thị trường chỉ có vài sự giảm nhẹ do bùng phát dịch trong cộng đồng nhưng phục hồi nhanh chóng do khả năng chống dịch tốt. Thị trường tiếp tục hi vọng trong năm 2021 có thể vượt đỉnh 1200 và đạt thêm nhiều các mốc mới và bên cạnh đó là các DN trong nước trở nên lớn mạnh hơn.

2.1.1 Các nhân tố vĩ mô tác động đến TTCK

Lạm phát và tình hình biến động của chỉ số CPI

Thống kê trên Excel, dữ liệu CPI hàng tháng trong giai đoạn 2012 - 2020 được

so tỉ lệ % với tháng 12 năm 2011. Giá trị lớn nhất của Lạm phát đạt được là vào tháng

2 năm 2020 khoảng 139% so với tháng 12 năm 2011. Lạm phát được kiểm soát chặt chẽ tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn duy trì ở mức ổn định. Chỉ số CPI bắt đầu từ năm 2012 với 101 điểm và sau đó kết thúc giai đoạn nghiên cứu ở tháng 12 năm 2020

với chỉ số đạt được là 137 điểm.

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w