Mô hình nghiên cứu trong dài hạn

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 82)

VNI = 0.664587CPI - 0.062061INT + 0.136107IPI - 0.136107GOLD + 2.039439USD + 0.317556OIL + 0.395182MSCI - 18.84913

Qua phương pháp xây dựng mô hình VECM, thể hiện chiều tác động của các yếu

tố vĩ mô trong dài hạn đa số đều phù hợp với các giả thuyết kỳ vọng ban đầu, tuy nhiên có vài nhân tố có kết quả ngược lại với giả thuyết.

Đầu tiên, lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số VNINDEX với hệ số 0.664587, lạm phát có tác động thuận chiều đến TTCK. Nếu lạm phát được tăng lên với mức 1% thì chỉ số VNINDEX sẽ tăng với mức 0.66%. Tuy nhiên điều này đi ngược lại với lý thuyết cơ sở cho rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến thị trường, Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả ngược với lý thuyế là biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

ở Việt Nam chưa thật sự phản ánh đúng tình hình lạm phát và bên cạnh đó ý nghĩa thống

kê của hệ số cũng không cao. Điều này cũng được thể hiện ở các nghiên cứu của Hà Phú

Anh (2019), Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chi Cường (2016), Pooja Misra (2018)

Lãi suất được đó lường bằng lãi suất TPCP 10 năm của Việt Nam, có hệ số âm là -0.06206 đúng theo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về tác động của lãi suất đối với thị trường chứng khoán. Trong điều kiện các nhân tố khác bất biến, Lãi suất giảm 1% sẽ khiến cho thị trường chứng khoán tăng đi 0.062%. Điều này là khá hợp lý như trong năm 2020, ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thả nổi để hạ lãi suất xuống mức thấp, theo công thức tính giá trị cổ phiếu cơ bản thì lãi suất càng giảm sẽ khiến cho giá cổ phiếu tăng và khi lãi suất giảm thì xu hướng dòng tiền sẽ chảy vào các cũng khiến

cho chi phí vay của các DN tăng lên và tâm lý của các NĐT bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu của Pooja Misra (2018) về thị trường Ản Độ, Andreas Humpe và Peter Macmillan (2009) nghiên cứu về thị trường Mĩ (S&P 500) và Nhật Bản (Nikkel 225) thể hiện mối

quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và thị trường chứng khoán các quốc gia phát triển.kênh đầu tư sinh lời hơn như chứng khoán hay bất động sản. Ngược lãi khi lãi suất tăng

Mô hình cho ra kết quả hệ số của chỉ số sản xuất công nghiệp là 0.136107 > 0 cho

thấy tác động tích cực của yếu tố sản xuất công nghiệp đến đối với thị trường chứng khoán chỉ số VNINDEX. Khi chỉ số IPI tăng 1% thì ta có chỉ số VNINDEX tăng tương ứng với mức 0.136%. Vì theo lý thuyết cơ bản và thực tế thì khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng là hiệu quả của các DN trong nước, lợi nhuận đều tăng làm tăng mức định giá của cổ phiếu các công ty khiến cho tâm lý NĐT tích cực hơn và lạc quan. Kết quả này cũng được thể hiện ở các nghiên cứu Hà Phú Anh (2019), Aman Srivastava (2010)

Về giá vàng với TTCK, giá vàng có hệ số âm - 0.136107 thể hiện tương quan ngược chiều với TTCK. Trong thực tế giá vàng và chỉ số VNINDEX thường có xu hướng

ngược chiều nhau vì khi kinh tế gặp khủng hoảng hay bị ảnh hưởng xấu sẽ làm cho chỉ số chứng khoán đi xuống và tâm lý NĐT sẽ có xu hướng tìm đến các tài sản an toàn như

vàng và Đô la. Giá vàng tăng sẽ thu hút dòng tiền đầu tư vào kim loại quý này và bên cạnh đó cũng làm giảm sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Điều này đã được chứng

minh ở các nghiên cứu Hà Phú Anh (2019), Đỗ Thu Huyền (2020) ở thị trường chứng khoán Việt Nam và Pooja Misra (2018) nghiên cứu về thị trường Ản Độ.

TGHĐ giữa Đô la Mỹ và Việt Nam Đồng qua kết quả nghiên cứu có hệ số là 2.039439 tác động tích cực đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. Cụ thể, khi USD tăng 1% thì chỉ số VNINDEX tăng 2.039%. Thực tế khi giá USD tăng thì tạo lợi thế về giá xuất khẩu cho các DN và tạo nên lợi thế cho các DN xuất khẩu trong nước trong khi đó trong 5 năm gần đây Việt Nam đang là quốc gia xuất siêu có lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam sẽ có hấp dẫn hơn với mức giá rẻ hơn thu hút các NĐT từ nước ngoài. Qua các nghiên cứu của Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) cho ra cùng kết quả tuy nhiên có các nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) cho ra kết quả ngược lại có thể do giai đoạn nghiên cứu của tác giả là trong giai đoạn Việt Nam có xu hướng Nhập siêu nhiều hơn.

Biểu đồ 2.10: Xuất nhập khẩu Việt Nam 2014-2020

Xuất Nhập khẩu Việt Nam 2014-2020 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 -50,000

Nguồn: sinh viên tự tổng hợp

Với hệ số 0.317556 giá dầu thể hiện tương quan thuận chiều với thị tường chứng khoán Việt Nam. Giá dầu tăng 1% tác động khiến cho chỉ số VNINDEX tăng thêm 0.31%. Giá dầu tác động trực tiếp đến nhóm ngành dầu khí từ đó cũng tạo ảnh hưởng cho thị trường chung. Đúng với nghiên cứu của Phan Ngọc Trung (2016),

Chỉ số MSCI có hệ số 0.395182 phản ánh tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó còn có thể hiểu rằng chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương có biến động khá tương đồng nhau được thể hiện qua các nghiên cứu Phan Ngọc Trung (2016) đánh giá mức độ hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam và Aman Srivastava (2010) đánh giá mức độ hội nhập của thị trường Ản Độ. Như vậy có thể cho rằng mức độ hội nhập của Việt Nam được đánh giá là cao khi chỉ số MSCI tăng 1% thì chỉ số VNINDEX tăng theo 0.39%.

Mô hình có hằng số là - 18.84913, khi các yếu tố khác đều bằng 0 thì biến VNI cho ra kết quả là -18.84913.

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w