Xuất nhập khẩu Việt Nam 2014-2020

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 89)

Xuất Nhập khẩu Việt Nam 2014-2020 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 -50,000

Nguồn: sinh viên tự tổng hợp

Với hệ số 0.317556 giá dầu thể hiện tương quan thuận chiều với thị tường chứng khoán Việt Nam. Giá dầu tăng 1% tác động khiến cho chỉ số VNINDEX tăng thêm 0.31%. Giá dầu tác động trực tiếp đến nhóm ngành dầu khí từ đó cũng tạo ảnh hưởng cho thị trường chung. Đúng với nghiên cứu của Phan Ngọc Trung (2016),

Chỉ số MSCI có hệ số 0.395182 phản ánh tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó còn có thể hiểu rằng chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương có biến động khá tương đồng nhau được thể hiện qua các nghiên cứu Phan Ngọc Trung (2016) đánh giá mức độ hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam và Aman Srivastava (2010) đánh giá mức độ hội nhập của thị trường Ản Độ. Như vậy có thể cho rằng mức độ hội nhập của Việt Nam được đánh giá là cao khi chỉ số MSCI tăng 1% thì chỉ số VNINDEX tăng theo 0.39%.

Mô hình có hằng số là - 18.84913, khi các yếu tố khác đều bằng 0 thì biến VNI cho ra kết quả là -18.84913.

2.5.2 Mô hình nghiên cứu trong ngắn hạn

Sau khi hồi quy mô hình theo phương pháp VECM cho ra kết quả mô hình trong ngắn hạn và có ý nghĩa thống kê là:

∆VNIt = - 0.00519*∆VNIt-2 + 0.09663*∆CPIt-2 - 0.00085*∆INTt-9.

Trong ngắn hạn chỉ số chứng khoán bị tác động bởi chính nó trong quá khứ và chịu tác động bởi lạm phát đều ở độ trễ thứ 2, bên cạnh đó lãi suất cũng tác động đến chứng khoán trong ngắn hạn. Chỉ số VNI tương quan âm với chính nó trong quá khứ với

hệ số - 0.00519 cho thấy thị trường chứng khoán sẽ có sự điều chỉnh nhẹ sau 2 tháng tăng hoặc tăng sau 2 tháng có xu hướng giảm.

Chỉ số CPI có tác động tích cực đến thị trường trong ngắn hạn và tương tự lãi suất

tăng có tác động tiêu cực đến thị trường với hệ số lần lượt là 0.09663 và -0.00085 Các biến như chỉ số sản xuất công nghiệp, giá vàng, giá dầu, TGHĐ và chỉ số MSCI đều không có ý nghĩa thống kê ở mô hình trong ngắn hạn. Có thể do số quan soát của bài khóa luận chưa đủ lớn hoặc chỉ số VNINDEX chưa phản ánh hoàn toàn thị trường

chứng khoán Việt Nam. Kết Luận Chương 2

Qua quá trình nghiên co thấy các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng khá lớn đến biến động của TTCK Việt Nam. Trong đó các yếu tố lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), tỷ giá hối đoái (USD), giá dầu (OIL) và chỉ số thị trường mới nổi MSCI EM (MSCI) có tác động thuận chiều đến chỉ số VNINDEX, ngược lại các nhân tố lãi suất (INT) và giá vàng (GOLD) có tác động ngược chiều.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian bao gồm dữ liệu về kinh tế vĩ mô lãi suất TPCP Việt Nam kỳ hạn 10 năm, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, giá vàng thế giới XAU/USD, giá dầu Brent, chỉ số thị trường chứng khoán mới nổi MSCI EM để phân tích tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán

Việt Nam (VNINDEX) được thu thập trong giai đoạn 2012-2020. Để lựa chọn mô hình phù hợp với bài nghiên, sử dụng kiểm định Augmented Dickey - Pullet test (ADF) để kiểm định tính dừng vì dữ liệu được sử dụng trong bài là theo chuỗi thời gian, kiểm định

đối với một đơn vị gốc khi tiêu thức xáo động là tương quan theo chuỗi sau khi đã xem xét sự khác nhau trong quá trình tĩnh khác (DSP). Sau đó sử dụng kiểm định đồng liên kết Jonhansen để kiểm tra hiện tượng đồng liên kết để lựa chọn mô hình phù hợp giữa VAR và VECM, kết quả kiểm định cho thấy mô hình VECM phù hợp với bài khóa luận.

Khóa luận sử dụng các kiểm định khuyết tật phân phối chuẩn phần dư Jarque-Bera, kiểm

định white và kiểm định Breusch - Godfrey. Kết quả nghiên cứu cho thấy

Các biến vĩ mô đều có tác động đều có tác động đến chỉ số VNINDEX trong dài hạn. Trong đó, lãi suất và giá vàng có quan hệ ngược chiều đến thị trường chứng khoán, còn lạm phát, sản xuất công nghiệp, giá dầu và chỉ số thị trường mới nổi có tác động thuận chiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đa số các biến có kết quả đúng với cơ sở các lý thuyết kinh tế duy chỉ có lạm phát cho ra kết quả ngược lại.

Ước lượng mô hình trong ngắn hạn cho thấy các biến lãi suất và lạm phát là các biến vĩ mô có tác động đến chỉ số thị trường chứng khoản trong ngắn hạn. bên cạnh đó chỉ số VNI trong quá khứ cũng có tác động ngắn hạn đến chính nó. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.

Số lượng quan sát của nghiên cứ chỉ có 108 quán sát trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2020. Số lượng quán sát còn chưa đủ lớn để đánh giá đầy đủ vì các tác động từ yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến TTCK mà chưa được đưa vào bài nghiên cứu như cung

tiền, chính trị, tỷ lệ thất nghiệp, GDP bình quân đầu người. Vì nghiên cứu bị giới hạn thời gian và khả năng của tác giả nên chỉ đưa vào một số nhân tố vào mô hình. Những vấn đề này gây ít nhiều đến ảnh hưởng kết quả nghiên cứu

3.2 Khuyến nghị

Vài trò của các yếu tố vĩ mô khá quan trọng đến các thị trường chứng khoán trên thế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. TTCK muốn phát triển ổn định, bền vững và lâu dài thì cần có những chính sách quản lý chặt chẽ, phù hợp với nền

kinh tế Việt Nam và với TTCK Việt Nam.

3.2.1 Khuyến nghị đối với chính phủ

Các cơ quan nhà nước nên tiếp tục thực hiện các công việc như: ổn định lạm phát,

thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa, ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực giám sát, phát triển hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh giúp quản lý chặt chẽ, ổn định thị trường thì còn thu hút thêm được nguồn vốn từ các NĐT. Vì TTCK còn có thể được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của quốc gia, dựa vào đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp hơn.

Các dữ liệu thống kê kinh tế vĩ mô được công bố ở các cổng thông tin của nhà nước (Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...) vẫn còn chậm như đến năm 2021 mới chỉ có dữ liệu sơ bộ của năm 2019, và các số liệu thông

tin được đăng ở các cổng thông tin khác nhau đôi khi có sự sai lệch. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, thiếu cơ sở dữ liệu để nhận định, đánh giá thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý. Bên cạnh đó việc giữ liệu chưa được

cập nhật nhanh chóng còn gây ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu kinh tế, sinh viên thực

hiện các nghiên cứu về thị trường chứng khoán và kinh tế vĩ mô.

Chỉnh phủ có những chính sách quản lý chặt chẽ, điều tiết hợp lý nhưng đôi khi có những can thiệp sâu vào một vài yếu tố như giá vàng, giá xăng dầu,...có thể có tác động sai lệch đến các đánh giá nghiên cứu về kinh tế.

3.2.2 Khuyên nghị đối với UBCK Nhà Nước

Trong năm 2020, chứng kiến sự bùng nổ trên TTCK khi có lượng lớn dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân liên tục đổ vào thị trường. Điều tích cực mang lại là chỉ số VNINDEX trở lại mốc 1100 và có khả năng vượt đỉnh cũ 1200, khả năng thanh khoản cũng cao hơn khi trung bình giá trị khớp lệnh hằng ngày trên 10,000 tỷ đồng. Vì vậy vai trò của UBCK dựa trên các yếu tố vĩ mô để đánh giá, nhận xét các sự thay đổi biến động

của TTCK từ đó để đánh giá mức độ rủi ro, mức độ an toàn của TTCK. Liên tục cập nhật

thống kê dữ liệu đầy đủ về thị trường để giúp cho các nhà đầu tư có thể đưa ra cá quyết định hợp lý.

3.2.3 Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp

Các nhà đầu tư nên tự trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết cho bản thân để giảm

rủi ro khi đầu tư cũng như có thể định giá các cổ phiếu để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý cho bản thân.

Các nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư phù hợp không nên dồn quá nhiều tỉ trọng vốn vào kênh đầu tư nhiều rủi ro. Nên có các chiến lược phân bổ hợp lý tránh theo

tâm lý đám đông. Chọn lọc các cổ phiếu tốt để nắm giữ và đầu tư, không nên chọn các công ty có cổ phiếu nhiều rủi ro ăn them tâm lý đám đông, chiến lược này tuy có thể không đem lại lợi nhuận lớn như các cổ phiếu nhiều rủi ro nhưng có mức ổn định và bền

vững qua thời gian.

Đối với các doanh nghiệp nên có biện pháp phòng ngừa rủi ro từ các yếu tố vĩ mô

thể ảnh hướng đến thị giá và chất lượng kinh doanh của công ty. Quản lý rủi ro, cập nhật các thông tin chính sách từ nhà nước để giúp cho tâm lý các nhà đầu tư yên tâm hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo nước ngoài:

1. Andreas Humpe & Peter Macmillan (2009) Can macroeconomic variables explain long-term stock market movements? A comparison of the US and Japan, Applied Financial Economics, 19:2, 111-119

2. Chakrabarti, R., Huang, W., Jayaraman, N., & Lee, J. (2005). Price and volume effects of changes in MSCI indices-nature and causes. Journal OfBanking &

Finance, 29(5), 1237-1264.

3. Fisher, I. (2010). MonetaryTrends.

4. Garefalakis, A., Dimitras, A., Koemtzopoulos, D., & Spinthiropoulos, K. (2011). Determinant factors of Hong Kong stock market. Available at SSRN 1762162.

5. Hassan Al and Tamimi, H. A., & Mohammed Al and Mazrooei, F,"Banks, risk management: A comparison study of UAE national and foreign banks",The Journal of Risk Finance, 8(4), 394-409, 2007.

6. Johansen, S., & Juselius, K. (1990). Some structural hypotheses in a

multivariate cointegration analysis of the purchasing power parity and the uncovered

interest parity for UK (No. 90-05).

7. Misra, Pooja, An Investigation of the Macroeconomic Factors Affecting the Indian Stock Market, Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 12(2), 2018, 71-86

8. Rahman, A. A., Sidek, N. Z. M., & Tafri, F. H. (2009). Macroeconomic determinants of Malaysian stock market. African Journal of Business Management, 3(3), 095-106.

9. Srivastava, A. (2010). Relevance of macro economic factors for the Indian stock market. Decision, 37(3), 69.

10. Thorbecke, W. (1997). On stock market returns and monetary policy. The Journal of Finance, 52(2), 635-654.

Tài liệu tham khảo trong nước

11. Bùi Hùng Mạnh (2019). Ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Ho Chí Minh 12. Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014). Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Tạp chí Phát triển

và Hội nhập, 16(26), 3-10.

13. Đặng Thị Quỳnh Anh (2018), Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường Chứng khoán Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Ho Chí Minh

14. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chi Cường (2016). Các nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam. 228. 43-51.

15. Đỗ Thu Huyền (2020), Tác động các nhân tố kinh tế Vĩ mô đến thị trường Chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014-2019, Khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Ngân Hàng

16. Hà Phú Anh (2019). Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN30 trong giai đoạn 2006-2017, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Ho Chí Minh

17. Lê Mạnh Dương (2017), Tác động kinh tế vĩ mô đến thị trường Chứng khoán Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Ngân hàng

18. Nguyễn Minh Nhật Linh (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Khóa luận tốt nghiệp, Học Viên Ngân Hàng.

19. Phan Ngọc Trung (2016), các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán tp.hồ chí minh (hose), tạp chí khoa học công nghệ & thực phẩm số, 10, 114-122.

20. Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013). Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN. Tạp chí phát

Nội dung yêu càu chinh sữa cũa Hội đòng

Nội dung dã chình sửa cùa sinh viên

Ghichii

Ỷ kiến 1: Vai trò CUa úy ban chứng khoán nhà nước trong phán khuyên nghi cần chinh sứa Ihco hướng đàm bào có sự Iiin quan giữa két luận vỉ khuyên nghị,_____________________

ủy ban chững khoán nhá nước vận dụng các yêu tố vĩ mõ dê đưa ra đánh giá, dự đoán VC thi trường dé giúp các nhà đầu tư có the nhin nhãn vi ra quyẻt định hợp lý trong đàu tư.

Mục 3.2.2, trang 70

Ỷ kiín 2

- ■, ■ ■ , ; r

21. Trang Hồng Đoan và Nguyễn Thu Hiền (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Mỹ lên thị trường chứng khoán Việt Nam. HCMCOUJS- KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 6(4).

22. Trần Huy Hoàng và Trịnh Hữu Hạnh (2019), Tác động của giá vàng đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội Nhập 46(56), 39-43.

23. Luật Chứng khoán 2019 Các trang web 1. http://www.gso.gov.vn 2. http://www.investing.com 3. http://www.sbv.gov.vn 4. http://www.bloomberg.com 5. http://nghiencuudinhluong.com/tinh-dung-cua-du-lieu-chuoi-thoi-gian- va-cac- kiem-dinh-tinh-dung/ 6. http://finance.vietstock.vn

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOA XA HỘI CHŨ NGHLX VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độclập - Tự do - Hạnhphúc

BẢN GIẢI TRÌNH CHĨNH SỬA KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP 1. Họ vá tẻn sinh viên: Dưong Tuan Hiệp

2. Mã sinh viên: 20A4010889

3 Lớp: K20 CLCE Ngành:Tàichính

4. Tên đè tải: ÁNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TÓ vỉ MÔ TÓI Tl η TRƯỜNG Cl IirNG

KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2021

5. Các nội dung dã hoàn thiện theo kết luận cùa Hội đồng:

6

T Kicn nghị khác (netted):

Giảng viên hướng dán (Ký ghi rổ họ tên)

Một phần của tài liệu 007 ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w