2 .1Định hƣớng phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Phân tích môi trƣờng vĩ mô củaTổng công tyChăn nuôi Việt Nam
3.2.1. Môi trường kinh tế
Trong 3 năm gần đây phát triển tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2014-2016
khoảng 6.29%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số đƣợc kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu ngƣời mỗi năm một tăng.
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội Việt Nam, 2017
Năm 2014 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung . Cơ cấu nền kinh tế năm 2014 của Việt Nam tiếp tục dịch chuyển theo hƣớng tích cực . Khu vực nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng 18,12% trong tổng nền kinh tế.
Năm 2015 , tiếp tục có sự dịch chuyển nhƣng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng 17%. Trong mức tăng trƣởng 6,68% của toàn nền kinh tế thì , khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,41% thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Năm 2016, mức tăng trƣởng là 6,21% thấp hơn năm 2015 là 6,68% và không đạt mục tiêu đề ra là 6,7%. Tuy nhiên , nếu xét trong bối cảnh nền kinh
5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Series 3
tế thế giới năm 2016 không thuận lợi, giá cả và thƣơng mại toàn cầu giả, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trƣờng biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo.. thì việc mức tăng trƣởng nhƣ trên cũng là một thành công . Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016, khu vực Nông-lâm-thủy sản tăng 1,36% thấp nhất kể từ năm 2011. Ngành Nông nghiệp với quy mô lớn nhất trong khu vực chiếm 75% vì thế chỉ tăng thấp ở mức 0,72% đóng góp, 0,09 điểm phần trăm. Nguyên nhân khiến cho khu vực này bị chững lại do diến biến bất lợi của thời tiết và sự cố môi trƣờng biển hồi cuối tháng tƣ tại các vùng biển Bắc Trung Bộ gây ảnh hƣởng lớn .
GDP bình quân đầu ngƣời gia tăng tƣơng đối đều qua các năm giai đoạn 2014-2016. Mặt khác, nếu so với các nƣớc trong khu vực thì mức thu nhập khả dụng của ngƣời dân vẫn còn thấp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời có ảnh hƣởng đến sản phẩm của công ty.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2011-2013
Năm 2014 2015 2016
GDP/ngƣời (USD/năm) 2.028 2.109 2.215
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nƣớc ngoài trong đó có ngành chăn nuôi . Việt Nam từ năm 1986 đến nay luôn đặt phát triển Nông nghiệp lên hàng đầu dựa vào lợi thế đất đai tự nhiên và đa dạng, trong đó có nghành chăn nuôi, tùy thuộc vào thời tiết khí hậu cũng nhƣ vùng nguyên liệu thức ăn để phân bổ vật nuôi phù hợp nhằm đạt năng suất tối đa, chi phí tối thiểu .
Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi đƣợc cơ giới hóa cao, tiến tới hình thức công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, sáng tạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi vì đây là ngành nghề truyền thống nhiều đời của ngƣời dân Việt Nam, cũng nhƣ đƣợc đào tạo bài bản tại các trƣờng chuyên nghành trong nƣớc và các nƣớc phát triển .
3.2.2. Môi trường chính trị và pháp luật
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam đƣợc đánh giá là ổn định, và có thể nói là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tƣ. Việc giữ vững tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội đã tạo ra môi trƣờng đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh hết sức thuận lợi cho các tổ chức.
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lƣợc của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có Tổng công ty.
Trong xu hƣớng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật nhƣ Luật thƣơng mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Luật thuế, Luật dƣợc,… để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 2012 Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lƣợc Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó có chiến lƣợc về an ninh lƣơng thực quốc gia và phát triển xuất khẩu lƣơng thực ra thế giới là ngành xuất khẩu bền vững và chủ lực của Việt Nam từ nay đến 2030.
3.2.3. Môi trường xã hội
Các năm qua, cùng với sự tăng trƣởng về kinh tế. Các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo; lao động và việc làm; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm thích đáng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng sử dụng các sản phẩm chăn nuôi an toàn, sạch cũng nhƣ các chƣơng trình dinh dƣỡng quốc gia dẫn tới ngƣời dân ngày càng sử dụng các sản phẩm sữa bò tƣơi cũng nhƣ các sản phẩm đƣợc chế biến từ sữa .
Dân số thế giới tính đến tháng 7/2013 đạt 7,1 tỷ ngƣời tăng 134 triệu dân so với năm 2012, tốc độ tăng trung bình là 1,89%/năm , dân số Việt Nam tính đến năm 2015 đạt mức vƣợt 90,7 triệu ngƣời (theo Tổng cục thống kê ), cho nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăn nuôi đặc biệt thịt lợn, gà, và sữa là ba nhóm sản phẩm chăn nuôi chính để phục vụ bữa ăn, cũng nhƣ dinh dƣỡng hàng ngày của ngƣời Việt Nam, trong đó thịt lợn, gà là các sản phẩm mang tính chất truyền thống, có tỉ lệ nuôi lớn đƣợc phân bổ tất cả các vùng miền nhƣng các sản phẩm từ sữa có mức tăng trƣởng lớn có tỉ lệ tăng trƣởng lớn bắt đầu từ những năm đầu năm 2000 cho đến nay do trƣớc đây tỉ lệ ngƣời dân có thói quen sử dụng sữa hàng ngày thấp, thƣờng chỉ dùng cho trẻ nhỏ và ngƣời già, ngƣời có bệnh .
3.2.4. Môi trường khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ là nền tảng của sự phát triển. Trong thời kỳ phát triển nhƣ hiện nay thì khoa học và công nghệ chiếm vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thống kê, khí tƣợng thủy văn, dịch vụ,… Ngành nông nghiệp đã và đang đƣợc ứng dụng nhiều thành quả của khoa học công nghệ về giống, phân, máy móc,… Máy móc để sản xuất trong nghành chăn nuôi rất đa dạng, giải phóng sức lao động cũng nhƣ tăng năng suất , ví dụ nhƣ hệ thống làm mát chuồng trại trong chăn
nuôi lợn, hệ thống biogas đƣợc sử dụng trong phát điện cũng nhƣ xử lý môi trƣờng, hệ thống phay thái ủ chua dành cho chăn nuôi bò, đặc biệt các nhà máy thức ăn chăn nuôi quy mô lớn với quy trình tự động khép kín, các hệ thống chế biến sản phẩm chăn nuôi hiện đại .
3.2.5. Môi trường quốc tế
Tuy không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhƣng chăn nuôi là lại là nghành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội. Nó chiếm khoảng 40% GDP nghành nông nghiệp và giải quyết việc làm cho khoản 1,3 tỉ dân nghèo. Ở Việt Nam chăn nuôi chiếm khoảng 32% tổng sản phẩm trong nghành nông nghiệp.
Từ sau các cuộc khủng hoảng lƣơng thực thế giới, hầu hết các quốc gia đều đƣa ra các chính sách đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia; hỗ trợ nông dân, các trang trại, các viện nghiên cứu , nghiên cứu phát triển vật nuôi có sức chống chọi với dịch bệnh tốt, bảo vệ các nguồn gen quý . Hỗ trợ các trang trại phát triển, tăng năng suất, và xuất khẩu . Ví dụ nhƣ Đan Mạch là một trong những nƣớc nuôi và xuất khẩu lợn lớn nhất thế giới, chính phủ luôn là cầu nối xúc tiến thƣơng mại trong việc xuất khẩu con giống và thịt lợn. Tại Pháp , chính phủ hỗ trợ đến từng trang trại chăn nuôi bò sữa , làm đƣờng nhựa đến tận các trang trại để thuận lợi cho việc vận chuyển sữa, cũng nhƣ hỗ trợ tối đa nhƣ xe buýt hàng ngày đƣa đón con em nông dân đi học, tại đây có thể nói các trang trại này quy mô lớn thƣờng ở trên núi, cách trung tâm rất xa nên ta có thể chi phí để hỗ trợ là rất lớn .