Các chiến lược kinh doanh củaTổng công tyChăn nuôi Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty chăn nuôi việt nam – CTCP giai đoạn 2015 2020 (Trang 66 - 72)

2 .1Định hƣớng phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc cho Tổngcông tyChăn nuôi Việt Nam

4.1.3. Các chiến lược kinh doanh củaTổng công tyChăn nuôi Việt

CTCP (VILICO)

Sau khi đã phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty, chúng ta thấy đƣợc những cơ hội, những thách thức, những điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam .

a. Điểm mạnh cốt lõi:

-Kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi : Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam tiền thân là một công ty Nhà nƣớc thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất kinh doanh con giống, duy trì bảo tồn giống gốc, giữ các nguồn gen quý và lai tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt

-Kinh nghiệm xuất nhập khẩu thịt, điều hành kênh phân phối trong nƣớc và nƣớc ngoài: Đƣợc hình thành dựa trên nhiều công ty chăn nuôi, nông trƣờng chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Công ty xuất nhập khẩu xúc sản ( Animex ) thuộc bộ Ngoại thƣơng , Tổng công ty Chăn nuôi không những có lợi thế về chăn nuôi mà còn có lợi thế về xuất khẩu sản phẩm thịt ra nƣớc ngoài, những năm trƣớc đây Tổng công ty Chăn nuôi đã xuất nhiều triệu tấn thịt lợn sang thị trƣờng Nga theo nghị định thƣ giữa hai chính phủ, xuất khẩu lợn sữa, lợn choai sang thị trƣờng Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia v..v . Tổng công ty Chăn nuôi có hệ thống các công ty con nằm rải rác dọc theo chiều dài đất nƣớc đây cũng là lợi thế to lớn để phát triển hệ thống phân phối trong nƣớc .

-b. Lợi thế cạnh tranh:

-Lợi thế về vốn: Tổng công ty có lợi thế về vốn sau 20 năm hình thành phát triển, tích lũy với số vốn ban đầu 100 tỉ , đến nay thêm sự đầu tƣ của tập đoàn GTNs Food , số vốn của công ty đã tăng trên 2.000 tỉ , với con số này

VILICO đủ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ mới cũng nhƣ đầu tƣ để trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong nghành chăn nuôi nhƣ TAEL partner, Penm partner, Hanil Hàn quốc ..

-Lợi thế về cơ sở vật chất: Với cơ sở vật chất sẵn có từ các đơn vị chăn nuôi, các nông trƣờng thuộc Bộ Nông nghiệp& PTNT , hiện nay Tổng công ty Chăn nuôi là doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất nƣớc để dành phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung cũng nhƣ sản xuất chăn nuôi nói riêng. Thêm vào đó là các doanh nghiệp thuộc hệ thống Animex nằm tại các vị trí trung tâm, các khu đất vàng tại các thành phố lớn nhƣ Hà nội, Hồ chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang , Đã nẵng rất phù hợp cho việc mở rộng mạng lƣới phân phối rộng khắp Việt Nam .v v .

Trên cơ sở định hƣớng phát triển chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi và các mục tiêu cụ thể của Công ty giai đoạn 2015-2020, xây dựng ma trận SWOT để làm cơ sở lựa chọn chiến lƣợc chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi cho Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam

Bảng 4.1. Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1. Môi trƣờng chính trị trong nƣớc ổn định, nhà nƣớc khuyến khích phát triển chăn nuôi

O2. Kinh tế tăng trƣởng cao O3. Dân số ngày càng tăng lên và trình độ càng cao O4. Công nghệsản xuất và chăn nuôi ngày càng phát triển

O5. Nhu cầu về thịt, sữa ngày càng tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng

Những thách thức (T) T1. Các chính sách cụ thể của các nƣớc về chăn nuôi chƣa có, chƣa thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nếu so với các nƣớc phát triển coi nhƣ bằng không, chƣa kể các rào cản còn nhiều, việc quy hoạch chăn nuôi chƣa đồng bộ, tính tự phát rất cao.

T2. Kinh tế có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát cao

T3. Chất lƣợng và sản lƣợng không ổn định do tỉ lệ dịch bệnh cao T4. Áp lực từ sản phẩm thay thế T5. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm thịt sữa từ các nƣớc với giá thành rất thấp Những mặt mạnh (S) S1. Lợi thế về cơ sở vật chất, đất đai để phát triển chăn nuôi S2. Lợi thế về vốn

S3. Lợi thế về thƣơng hiệu mạnh

S4. Lợi thế về nguồn nhân lực

O1, O2, O3, O4, O5 - S1, S2, S3, S4, S5 =>

- Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng đầu tƣ

S1, S2, S3, S4, S5 - T1, T2, T3, T4, T5 =>

- Chiến lƣợc liên doanh, liên kết

- Chiến lƣợc xuất khẩu trực tiếp Những mặt yếu (W) W1.Cơ sở vật chất cũ, thiếu sự đầu tƣ W2. Hoạt động marketing chƣa mạnh

W3. Kinh nghiệm của cán bộ trong kinh doanh, phát triển thị trƣờng chƣa tốt dẫn đến không định hƣớng đƣợc đầu ra, ảnh hƣởng tới mục tiêu đầu tƣ

W4. Chƣa thiết lập đƣợc quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu W5. Chƣa thiết lập đƣợc chuỗi khách hàng thân thiết

W1,W2,W3,W4,W5- O1,O2,O3,O4, O5=>

- Chiến lƣợc liên doanh, liên kết

W1,W2,W3,W4,W5 - T1,T2,T3, T4,T5 => - Chiến lƣợc xuất khẩu gián tiếp.

- Chiến lƣợc khai thác thị trƣờng hiện có

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Dựa vào ma trận SWOT đã phân tích ở trên các chiến lƣợc đƣợc đƣa ra:

 Nhóm chiến lƣợc SO:

 Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng tăng cƣờng đầu tƣ

 Chiến lƣợc liên doanh, liên kết

 Chiến lƣợc xuất khẩu trực tiếp

 Nhóm chiến lƣợc WT:

 Chiến lƣợc liên doanh, liên kết

 Nhóm chiến lƣợc WO:

o Chiến lƣợc xuất khẩu gián tiếp

Dựa vào các chiến lƣợc đƣợc đƣa ra ở ma trận chiến lƣợc chính và ma trận SWOT thì các chiến lƣợc đƣợc đề xuất là:

Chiến lược 1(CL1): Chiến lược mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư:

Hiện nay các sản phẩm chăn nuôi của Tổng công ty chủ yếu phân phối tại thị trƣờng nội địa, bao gồm các sản phẩm :

- Về lợn nhƣ con giống : thị trƣờng chủ yếu bán các tỉnh phía bắc và miền Trung , một số sản phẩm đã đƣợc đƣa vào các tỉnh phía Nam thông qua các đại lý khi thị trƣờng phía Nam khan hiếm hàng cũng nhƣ có mức giá cao hơn

- Về sữa bao gồm các dòng sữa tƣơi : tiệt trùng, thanh trùng, sữa chua, một phần nhỏ là bơ và phomai, thị trƣờng chủ yếu các tỉnh, thành từ khu vực phía Bắc cho đến Đã Nẵng.

Việt Nam hiện nay nằm trong top 10 nƣớc sản xuất và tiêu thụ thịt lợn nhất thế giới. Chiếm 65% tổng sản lƣợng tiêu thụ, thịt lợn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bữa ăn của ngƣời Việt. Nghành chăn nuôi trong nƣớc đang đạt mức tăng trƣởng bình quân từ 4%-5%/năm và có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa lƣợng thịt tiêu thụ trong cả nƣớc . Năng suất chăn nuôi trong nƣớc ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi đó thịt lợn nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trƣờng nên sản lƣợng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Sản lƣợng tiêu

thụ thịt lợn bình quân hiện nay là 33,5kg/ngƣời/năm nhƣng đến năm 2020, dự kiến con số này là 39kg . Vì thế, thị trƣờng còn tiềm năng rất lớn để khai thác.

Theo USDA tháng 12 năm 2016, Sản lƣợng thịt lợn của Việt Nam năm 2017 dự kiến đạt 2,58 triệu tấn, tăng 50 nghìn so với năm 2016, tƣơng đƣơng với 1,98%. Việt Nam vẫn tiếp tục là quốc gia sản xuất đứng thứ 5 trên thế giới, chiếm tỉ trọng 2,3% tổng sản phẩm thịt trên toàn cầu, sau Trung Quốc (53,8 triệu tấn);Mỹ(11,7 triệu tấn); Brazil( 3,8triệu tấn) và Nga(2,9triệu tấn).

Tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam năm 2016 dự báo sẽ tăng trƣởng tƣơng ứng với mức tăng của sản lƣợng. Cụ thể, lƣợng thịt tiêu thụ sẽ đạt 2,56 triệu tấn, tăng 50 nghìn tấn so với năm 2015, tƣơng đƣơng với 2%. Nguồn cung thịt lợn về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu . Việt Nam cũng sẽ xuất khẩu khoảng 21 nghìn tấn thịt lợn trong năm 2017, tƣơng đƣơng so với năm 2016 .

Vậy định hƣớng năm 2017 của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam là đẩy mạnh tái cơ cấu chăn nuôi trên cơ sở phát huy thế mạnh, tăng cƣờng nhập khẩu các loại giống vật nuôi tốt, lai tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững để đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm chủ yếu ( trứng, thịt, sữa) cho tiêu dùng xã hội, xây dựng các điều kiện tiêp cận thị trƣờng, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng nhƣ thịt lợn, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa .

Chiến lược 2 (CL2): Chiến lược khai thác thị trường hiện có

Thị trƣờng hiện có đƣợc hiểu là thị trƣờng trong nƣớc, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang chƣa khai thác hết thị trƣờng trong nƣớc, từ Đà Nẵng vào đến khu vực phía Nam, đặc biệt vùng Đông Nam Bộ nhƣ Đồng Nai, là vùng chăn nuôi lợn quy mô lớn . Mặc dù tại tp Hồ Chí Minh, Tổng công ty có công ty lợn giống Đông Á, nhƣng nằm trong vùng quy hoạch không phát triển chăn nuôi phải di dời nhằm tránh ô nhiễm cho khu vực thành thị . Do vậy, việc khai thác thị trƣờng trong nƣớc cần phải đƣợc chú trọng

nhằm phát huy tối ta tiềm năng hiện có về con giống, về chi phí vận chuyển vì giá xăng dầu trong mấy năm gần đây liên tục sụt giảm.

Các sản phẩm về sữa nhu cầu ngày càng cao do đó việc chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm, đẩy mạnh marketing để tạo sự khác biệt hóa sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh, khai thác tối đa thị trƣờng bằng các chƣơng trình quảng bá sản phẩm .

Chiến lược 3 (CL3): Chiến lược liên doanh, liên kết và khác biệt hóa sản phẩm

Liên doanh liên kết xây dựng vùng nguyên liệu và sản xuất trong nƣớc: Tổng công ty tham gia thị trƣờng thịt và sữa đã tự đầu tƣ một khoản vốn lớn cho việc xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu riêng sẽ là một rủi ro nếu Tổng công ty không áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong chăn nuôi, cũng nhƣ chế biến các sản phẩm chăn nuôi , chia sẻ rủi ro bằng các biện pháp liên doanh liên kết các bên cùng có lợi sẽ là một hƣớng đi đúng. Ví dụ cụ thể : Công ty sữa Mộc Châu ký hợp đồng với các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu họ mua con giống , thuốc thú y, thức ăn từ công ty, công ty hỗ trợ về kĩ thuật chăn nuôi, bác sĩ thú y từ đó công ty kiểm soát đƣợc quá trình chăn nuôi của hộ gia đình, và các hộ gia đình cũng chia sẻ rủi ro nếu trong trƣờng hợp dịch bệnh xảy ra.

Liên doanh liên kết để mở rộng thị trƣờng: liên kết, hợp tác kinh doanh với các tập đoàn kinh doanh về chăn nuôi nhƣ Hanil Hàn Quốc ,... để sản xuất thịt lợn và bán vào các kênh phân phối của họ. Thành lập hoặc liên doanh với các công ty tại nƣớc bản địa dự kiến xuất khẩu để phát triển thị trƣờng.

Sau khi đã có vùng nguyên liệu của mình và nghiên cứu rõ nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng cần nghiên cứu tạo ra những sản phẩm khác biệt, ví dụ nhƣ thịt, sữa sạch hữu cơ, v…v

Chiến lược 4 (CL4): Chiến lược xuất khẩu trực tiếp

Công ty xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trực tiếp cho ngƣời mua hay ngƣời nhập khẩu ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong nhiều hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty đã có phòng xuất khẩu chịu trách nhiệm bán hàng ở nƣớc ngoài và trong tƣơng lai gần, công ty sẽ hình thành chi nhánh thƣơng mại đặt ở nƣớc ngoài.

Chiến lược 5 (CL5): Chiến lược xuất khẩu gián tiếp

Công ty xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua các tổ chức độc lập trong nƣớc đã có kinh nghiệm xuất khẩu chăn nuôi nhƣ thịt sữa trên các thị trƣờng nƣớc ngoài.

Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc lựa chọn cho Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 nhằm phù hợp với mục tiêu mới, sau khi thay đổi chủ sở hữu đó là : Chi phí thấp, hiệu quả cao nhằm tận dụng nguồn lực về đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lao động trình độ cao, kinh nghiệm sản xuất trong chăn nuôi đƣợc thừa hƣởng sau khi tiếp nhận lại từ Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn . Trong năm 2017, sau khi tiếp nhận Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP , tập đoàn GTN Foods đã thực hiện một loạt các chính sách cần thiết để cắt giảm chi phí , nhƣ giải quyết chế độ cho các lao động dôi dƣ, không hiệu quả . Đầu tƣ về công nghệ thông tin, đầu tƣ về chuồng trại, áp dụng công nghệ trong quản lý chăn nuôi , đầu tƣ các hệ thống tự động , khép kín nhằm đảm bảo vệ sinh dịch bệnh , giảm tỉ lệ chết sau sinh , nâng cao tốc độ tăng trƣởng cho vật nuôi .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty chăn nuôi việt nam – CTCP giai đoạn 2015 2020 (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)