Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 55 - 58)

2.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của BIDV Hà Tĩnh

2.2.3. Cơ hội và thách thức

2.2.3.1. Những cơ hội

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, lạm phát đƣợc kiểm soát, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Mặt bằng lãi suất đến nay giảm 2% so với cuối năm 2013, tỷ giá, thị trƣờng ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Năm 2014, thu ngân sách nhà nƣớc dự kiến vƣợt 10,6% dự toán. Dự báo trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng khá, điều đó sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động ngân hàng.

Các chính sách mở cửa thông thoáng hơn, những chuẩn mực quốc tế sẽ phải sớm đƣợc áp dụng tại Việt Nam trong lộ trình cải cách, khung pháp lý hoạt động ngân hàng ngày càng đƣợc hoàn thiện, điều này giúp cho hoạt động quản trị của ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn và phát triển vững chắc hơn.

Cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại: Với việc tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại nói chung và BIDV nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng về chủng loại và nhiều tiện ích cho khách hàng.

Kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục phát triển nhanh với nhiều dự án trọng điểm đang đƣợc đầu tƣ, đặc biệt Khu kinh tế Vũng Áng là một trong năm Khu kinh tế trọng điểm của cả nƣớc với nhiều tiềm năng và cơ hội. Tính đến nay, Khu kinh tế Vũng Áng đã có trên 220 doanh nghiệp và nhà đầu tƣ đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và Giấy đăng ký kinh doanh với tổng số vốn hơn 16 tỷ USD. Các công trình, dự án lớn đang đƣợc các Nhà đầu tƣ huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ nhƣ dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dƣơng Formosa vốn đầu tƣ gần 10 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I công suất 1.200 MW, vốn đầu tƣ 1,5 tỷ USD….Với tốc độ thu hút vốn đầu tƣ cao và nhiều dự án lớn đang đƣợc triển khai đúng tiến độ, Khu kinh tế Vũng Áng tiếp tục là điểm đến của các dự án thuộc công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hậu cảng, công nghiệp hậu thép, các ngành hỗ trợ nhƣ thƣơng mại, văn phòng cho thuê, tài chính, ngân hàng, trƣờng dạy nghề. Trong tƣơng lai không xa, KKT Vũng Áng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc.

Kinh tế địa bàn phát triển kéo theo thu nhập và đời sống của ngƣời dân Hà Tĩnh ngày càng đƣợc nâng cao và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng gia tăng. Mặt khác, sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, của ban lãnh đạo BIDV,

của NHNN trên địa bàn đối với chi nhánh đã tạo ra cơ hội để chi nhánh tăng trƣởng và phát triển trong thời gian tới.

2.2.3.2. Những thách thức

Nợ xấu và xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề nóng đối với ngành ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới. Cùng với việc thực hiện Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, bức tranh nợ xấu sẽ đƣợc làm rõ. Áp lực nợ xấu với các ngân hàng sẽ tăng mạnh. Những lo lắng của các ngân hàng và sự kiên quyết áp dụng Thông tƣ 02 cho thấy quyết tâm xử lý nợ xấu của NHNN, song cũng cho thấy, thách thức của hệ thống ngân hàng còn rất lớn. Việc chính thức công khai tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể có những ảnh hƣởng nhất định đến niềm tin của ngƣời dân vào tính an toàn của hệ thống ngân hàng. Hiện tại, ngoài các khoản trích lập dự phòng có sẵn tại các ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là bài toán khó và sẽ là nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đối với BIDV Hà Tĩnh, thách thức đặt ra đó là nợ xấu phát sinh từ nợ nhóm II và phát sinh từ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do suy giảm kinh tế.

Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2015 và những năm tiếp theo đƣợc dự báo còn nhiều khó khăn khiến ngƣời dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm gián tiếp ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng giảm cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Nhƣ vậy, cầu tín dụng sản xuất và cầu tín dụng tiêu dùng dự kiến bị thu hẹp, tín dụng phát sinh mới khá hạn chế trong khi ngân hàng đang triệt để thu hồi nợ xấu, lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng dự kiến sẽ không tăng trƣởng mạnh. Đối với BIDV Hà Tĩnh, thách thức tăng trƣởng tín

dụng thấp đã thể hiện rõ trong năm 2014 khi mức tăng trƣởng tín dụng cuối năm mới chỉ đạt mức 5%, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trƣớc đây.

Hệ thống pháp luật trong nƣớc, thể chế thị trƣờng chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ phía các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, đặc biệt là khối các ngân hàng cổ phần vì vậy thách thức đặt ra đó là giữ vững và phát triển thị phần huy động vốn, tín dụng và dịch vụ.

Nền kinh tế phát triển nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó đòi hỏi trình độ cán bộ không ngừng đƣợc nâng cao. Mặt khác, cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao ngày càng gay gắt.

Thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng còn hạn chế tại địa bàn, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Yêu cầu về chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 55 - 58)