1.2. Cơ sở lý luận về Chính sách bảo hộ thƣơng mại
1.2.3.2. Biện pháp phi thuế quan
WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp sản xuất trong nước. Ngoài thuế quan ra, các hàng rào cản trở thương mại khác phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, các thành viên khác có thể sử dụng các biện pháp phi thuế để hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, văn hóa truyền thống, môi trường, sức khỏe con người...
- Hạn chế định lượng nhập khẩu: Các thành viên không được duy trì các biện pháp hạn chế định lượng như cấm, hạn ngạch mà không có lý do chính đáng theo đúng các quy định của WTO
- Doanh nghiệp có đặc quyền thương mại: Trong WTO, các doanh nghiệp được ban hành các đặc quyền thương mại gọi là các doanh nghiệp thương mại nhà nước dù cho chúng thuộc sở hữu nhà nước hay sơ hữu tư nhân. Ví dụ về các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp thuộc loại "đầu mối" nhập khẩu, hay là những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tới các nguồn tài chính hay ngoại tệ.
nước với điều kiện các doanh nghiệp này sẽ hoạt động hoàn toàn trên tiêu chí thương mại.
- Các vấn đề về trị giá tính thuế hải quan và các phụ thu tại cửa khẩu. WTO quy định giá trị tính thuế hải quan là trị giá giao dịch (Trong giao dịch đơn giản thông thường là giá trị hợp đồng). Trong trường hợp không áp dụng được giá trị giao dịch thì phải sử dụng các cách tính khác, nhưng không được xác định giá trị tính thuế một cách tùy tiện, chẳng hạn sử dụng giá nhập khẩu tối thiểu để tính thuế.
Ngoài ra hải quan chỉ được thu các khoản phí và lệ phí tương ứng với các chi phí cần thiết cho thủ tục thông quan. WTO không cho phép thu các khoản phí và phụ thu vì các mục đích bảo hộ hay thu ngân sách.
- Thủ tục cấp phép nhập khẩu: WTO quy định cấp phép nhập khẩu phải đơn giản, rõ ràng và dễ dự đoán. Các chính phủ phải công bố thông tin đầy đủ cho các nhà kinh doanh biết giấy phép được cấp như thế nào và căn cứ để cấp. Khi đặt ra các thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hay thay đổi các thủ tục hiện tại, các thành viên phải thông báo theo những quy định cụ thể cho WTO. Việc xét đơn nhập khẩu cũng phải tuân thủ các quy định chặt chẽ.
- Các biện pháp bảo vệ tạm thời: thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng và hành động tự vệ khẩn cấp.
Việc ràng buộc thuế quan không được tăng và áp dụng chúng một cách bình đẳng với mọi đối tác thương mại (MFN) là công cụ chủ yếu để đảm bảo thương mại toàn cầu được tiến hành thuận lợi. Tuy nhiên, trong một số bối cảnh nhất định, WTO cho phép một nước thành viên có thể không tuân thủ các nguyên tắc này.
Phá giá xảy ra khi một công ty xuất khẩu một sản phẩm với giá thấp hơn giá thông thường tại nước sản xuất. Không phải khi nào phá giá cũng tạo ra cạnh tranh không công bằng. Khi hành động phá giá gây thiệt hại nghiêm
trọng cho một ngành sản xuất của một thành viên. WTO cho phép thành viên đó dặt ra thuế chống bán phá giá để khắc phục những thiệt hại do phá giá gây nên. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải tuân thủ theo những thủ tục chặt chẽ và phức tạp.
Trợ cấp có thể được sử dụng để hỗ trợ cho một ngành sản xuất non trẻ vươn lên chiếm lĩnh thị trường hoặc vì các mục đích khác. Hầu như ngành nào cũng sử dụng trợ cấp. Tuy nhiên một số hình thức trợ cấp bị cấm trong WTO, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu nông sản. Khi hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành công nghiệp của một thành viên, thành viên có thể đặt ra thuế đối kháng để hại chế thiệt hại do hành động trợ cấp gây ra.
Khi nhập khẩu một mặt hàng nào đó tăng lên đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất, WTO cho phép các thành viên bị thiệt hại có thể sử dụng biện pháp tự vệ tạm thời kể cả hạn chế định lượng khác đẻ khắc phục thiệt hại do nhập khẩu gây ra. Nước áp dụng tự vệ khẩn cấp phải có nghĩa vụ thông báo về biện pháp mà mình đang áp dụng và tiến hành tham vấn với các nước bị ảnh hưởng.