CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam
3.2.2.1. Tình hình nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt
khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được ký kết có hiệu lực; Hệ thống kiểm soát vệ sinh và môi trường nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản nhập khẩu rất phức tạp, các cấp cần tổ chức theo dõi để tìm cách đáp ứng nhằm tăng nhanh giá trị thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
3.2.2. Các chính sách bảo hộ thƣơng mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam
3.2.2.1. Tình hình nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam Nam
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 22% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,518 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 155,631 triệu USD, tăng 87,8% so với cùng kỳ năm 2013. [3]
Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ là:
- Tôm: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất và chiếm khoảng 27% thị phần trong năm 2013. Năm 2013, kim ngạch đạt 830,997 triệu USD, tăng 82,5% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 86,889 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ
tăng mạnh trong năm 2013 và lần đầu tiên Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam. Nguyên nhân của việc xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014 do: (i) nguồn cung tôm của Việt Nam vẫn ổn định do kiểm soát được dịch bệnh ngay từ năm 2013; (ii) một số nước đã khắc phục được dịch bệnh tôm chết sớm nhưng khả năng phục hồi nguồn cung cũng sẽ mất khoảng 1-2 năm (Thái Lan, Malaysia); (iii) Ấn Độ tuy không gặp dịch bệnh nhưng vụ nuôi chậm hơn Việt Nam 1,5-2 tháng; (iv) Từ tháng 9 năm 2013, Việt Nam thăng lợi trong cả 2 vụ kiện tôm tại thị trường Hoa Kỳ là kiện chông bán phá giá và kiện chống trợ cấp, đây là thuận lợi đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
- Cá tra: Cùng với EU, thị trường Hoa Kỳ là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 380,757 triệu USD, tăng 6,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 38,561 triệu USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2013.
- Cá ngừ: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường cá ngừ lớn nhất của Việt Nam và chiếm khoảng 35-36% % thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 187,416 triệu USD, giảm 23,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 17,588 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2013.
- Cua, ghẹ: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của mặt hàng này và chiếm khoảng 48% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 53,923 triệu USD, tăng 4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 4,697 triệu USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2013.
- Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 3 sau EU, Nhật Bản và chiếm khoảng 7%. Kim ngạch năm 2013 đạt 5,317 triệu USD, giảm 23,3% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 0,485
triệu USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng là tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ. Kim ngạch của xuất khẩu của 4 mặt hàng này chiếm trên 95,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong năm 2013, trong đó tôm chiếm 54,7%, cá tra chiếm 25%, cá ngừ chiếm 12,3% và cua ghẹ chiếm khoảng 3,5%. Thị trường Hoa Kỳ năm 2014 đang có những dấu hiệu tích cực, trong khi xét trên toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong đầu năm 2014 đêu giảm (trừ mặt hàng tôm) thì ở thị trường Hoa Kỳ, các mặt hàng chính xuất khẩu đều tăng trong đó có tôm và cá tra (hai mặt hàng chiếm 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có mức tăng trưởng mạnh (tôm tăng 163%, cá tra tăng 44,6%).
Trong 3 thị trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 (tăng 27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1 năm 2014) và góp phần quan trọng trong thành tích của xuất khẩu thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% và trong tháng 1 năm 2014 tăng 19,9%). Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm và sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 và năm 2014. [3]
3.2.2.2. Các công cụ của chính sách bảo hộ thƣơng mại của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam
a. Chính sách thuế quan
Dù là một nước chủ trương tự do hóa thương mại, song Hoa Kỳ cũng có những chính sách về thuế quan nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất
trong nước.
Hoa Kỳ là khách hàng lớn nhất của Việt Nam đối với tôm và cá ngừ, là khách hàng nhập khẩu cá tra lớn thứ hai. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2013, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với rào cản thuế quan của Hoa Kỳ, các sản phẩm tôm đã bị áp thuế chống trợ cấp (CVD – countervailing duty) theo quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC – department of commerce) trong đợt xem xét lại (administrative review) thuế chống bán giá phá lần thứ 8 đối với cá phi lê, mức áp thuế cao hơn nhiều so với đợt xem xét lần thứ 7 (POR 7 – Period of review).
Tháng 3 năm 2015, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố kết quả sơ bộ xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ giai đoạn từ ngày 1-2-2013 tới 31-1-2014.
Mức thuế chống bán phá giá (POR9) đối với tôm Việt Nam giảm xuống trung bình là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% của kỳ xem xét lần trước (POR8). Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam giảm xuống mức trung bình là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% của kỳ xem xét lần trước (POR8).
Theo VASEP, nếu kết quả sơ bộ được giữ nguyên trong kết quả cuối cùng sẽ tạo thuận lợi lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, mức thuế cụ thể sẽ được áp dụng chính thức sau khi công bố kết quả cuối cùng.
Hiện nay, Mỹ là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn một tỷ USD vào năm 2014.
Bảng 3.3. Biểu thuế đối với một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ
Mã thuế Mặt hàng Nằm trong diện hƣởng quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng (NTR) Không nằm trong diện hƣởng quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng (Non-NTR) '0301 Cá tươi sống 0% 0% '0302 Các bộ phận còn lại
sau khi cắt philê tươi hoặc đông lạnh
0% 2,2 – 4,4 cent/kg
'0304 Philê cá, thịt cá đã lóc xương tươi hoặc đông lạnh
0% Một số 0%, một số 5,5 cent/kg
'0305 Cá khô, ướp muối, xông khói
4-7% 25-30%
'0305.13 Tôm các loại đông lạnh 0% 0% '0305 (14-24) Thịt cua đông lạnh 7,5% 15% '0307 Các loại nghêu sò 0% 0% '0307 60 Ốc 5% 20% 1601 - 1604 Các loại thực phẩm chế biến từ cá 0,9 – 6 cent/kg 6,6 – 22 cent/kg 1605 – 10.05 Cua chế biến chín 10% 20% 1605 – 10.20 Thịt cua 0% 22,5% 1605 – 30.05 Tôm hùm chế biến 10% 20%
Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ [24]
(Biểu thuế này có thể thay đổi và được công bố hàng năm)
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), một tín hiệu vui cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ là kết quả sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá giai đoạn mới nhất (POR9) với mức thuế
giảm bớt áp lực tâm lý cho không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước mà các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ.
Đó là đồng USD mạnh lên nhanh chóng và có dự báo đồng USD sẽ tiếp tục tăng thêm nữa. Mỹ là thị trường quan trọng nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam, đây lại là một cơ hội tốt để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này. Vì đồng USD tăng 20% giá trị so với đồng Euro và đồng Yen Nhật trong vòng 1 năm qua sẽ khuyến khích tiêu dùng và gia tăng nhập khẩu vào Mỹ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong việc tiếp tục mở rộng thị trường này.
Mới đây, đầu tháng 3, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,93% đã giảm mạnh so với mức thuế của kỳ xem xét lần trước POR8 với 6,37%.
Năm 2014, xét về giá trị, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Mỹ sau Ấn Độ và Indonesia tuy nhiên, xét về khối lượng, Việt Nam đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.
b. Chính sách phi thuế quan
Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những nước phát triển mà thị trường trong nước được bảo hộ rất chặt chẽ bằng hàng rào phi thuế quan ngày càng tinh vi. - Hạn ngạch nhập khẩu là một trong những biện pháp đầu tiên mà Hoa Kỳ áp dụng và duy trì hạn ngạch đối với 844/932 mặt hàng.
- Biện pháp thứ hai trong số các hàng rào phi thuế quan mà Hoa Kỳ áp dụng với hàng thủy sản Việt Nam là hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện
pháp kiểm dịch thực vật (SPS) như một hàng rào hạn chế nhập khẩu. Ví dụ như năm 2000, Hoa Kỳ định ngăn chặn việc nhập khẩu cá ba sa của Việt Nam vì cho rằng Chính phủ Việt Nam đã trợ giá cho người nuôi hoặc trợ giá cho nhà xuất khẩu. Cùng năm đó, đoàn chuyên gia Mỹ tới Việt Nam kiểm tra môi trường và chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Đồng thời cũng cử thanh tra đến Việt Nam kiểm tra chương trình HACCP của 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản vào Hoa Kỳ. Năm 2001, một số nghị sỹ Mỹ trình Quốc hội không cho cá tra, cá ba sa Việt Nam mang tên catsfish dù catsfish là tên tiếng Anh dùng chung cho các loài cá da trơn. Chỉ trong tháng 12 năm 2003, 56 lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) giữ lại sau khi kiểm tra “có vấn đề” vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lô hàng này sẽ bị tiêu hủy, trả lại hay bị phạt, như vậy uy tín của doanh nghiệp sẽ bị tổn thất rất lớn. [25]
- Biện pháp thứ ba là chống bán phá giá, đây là công cụ được Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên, ở góc độ thương mại các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa chỉ là một phương tiện để bảo hộ hàng hóa trong nước. Bán phá giá là một hành vi không lành mạnh nhằm thâu tóm thị phần, thanh toán các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng điều đáng nói là những vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam nói riêng, hàng hóa của Việt Nam nói chung tại nước ngoài là không có căn cứ. Về thực tế không thể phủ nhận rằng: Việt Nam có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giá đầu vào thấp nên giá thành thấp là điều tất yếu.
Những biện pháp gắn với môi trường, chống khủng bố sinh học và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu là một loại rào cản mới mà Hoa Kỳ đã áp dụng rất triệt để. Về môi trường, Hoa Kỳ đơn phương áp dụng các tiêu
nước mà Hoa Kỳ cho rằng phương pháp đánh bắt của họ làm ảnh hưởng xấu tới cá heo và cấm nhập tôm từ những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển.
Thực tế cho thấy, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, để đối phó với những nước đang phát triển, nhiều khi những người khổng lồ cũng phải tìm đến chính sách bảo hộ đã quá lỗi thời, dẫu họ thường là những người lớn tiếng ủng hộ cho tự do cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã chủ trương tự do thương mại và chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh. Những người chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam hiểu rất rõ rằng khi nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và được hoàn thiện dần trên quy mô toàn cầu, nó sẽ làm đảo lộn những thị trường thủy sản truyền thống, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa người nuôi với ngư dân, giữa người nuôi với người nuôi, giữa người mua với người bán, giữa nước này với nước khác. Sự vận động đó sẽ chẳng bao giờ được chấm dứt, bởi nó chính là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là có thể chấp nhận những kiểu cạnh tranh không bình đẳng, những hoạt động bất chấp luật lệ và các công ước quốc tế của một số nước, bất chấp quyền lợi của người tiêu dùng ngay tại nước mình. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc dựng nên các hàng rào kỹ thuật đang được nhiều nước, nhất là các nước phát triển áp dụng như một thứ “bảo bối” nhằm ngăn hàng nhập khẩu từ bên ngoài, bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Trong số các hàng rào trên thì chống bán phá giá là vũ khí mà Hoa Kỳ hay áp dụng nhất để ngăn cản hàng hóa của nước khác vào nước này. Các vụ kiện chống bán phá giá vừa qua là bài học thức tỉnh các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ quan tâm sản xuất và tìm kiếm thị trường mà còn phải giữ vững thị trường và làm cho nó ngày một lớn mạnh.
Tranh chấp thương mại là chuyện bình thường trong đời sống kinh tế hiện nay. Tuy vậy, chúng ta cần có yêu cầu khi có tranh chấp thì hai bên phải ngồi lại với nhau trên cơ sở tôn trọng các thỏa thuận, cam kết đã ký kết, hợp tác từng bước tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm tiếng nói chung đưa quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp.
3.2.2.3. Một số trƣờng hợp điển hình thủy sản Việt Nam gặp phải các chính sách bảo hộ thƣơng mại khi xuất khẩu sang Mỹ
Theo thống kê không đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền, thuỷ sản Việt Nam bị Mỹ từ chối năm 2002 là 33,932 pounds trị giá 109,650 USD. Con số tương ứng năm 2003 là 65,124 pounds và 532,748 USD. Năm 2004, khối lượng thuỷ sản bị từ chối là 224,014 pounds trị giá 1,720,502 USD. Cùng nguồn tin cho biết, trong các nhà xuất khẩu của Việt Nam, năm 2002 có 5 công ty có hàng bị trả về, 7 công ty năm 2003 và 9 công ty năm 2004. Phần lớn các nhà xuất khẩu khi được phỏng vấn khẳng định rằng thuỷ sản của họ đã được chế biến theo đúng các quy trình của HACCP và đã được kiểm tra bởi cơ quan giám định an toàn thuỷ sản khu vực (Nafiquaveq) trước khi xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, họ chỉ được phía đối tác Mỹ (người nhập khẩu) thông báo rằng sản phẩm của họ bị từ chối theo kết luận của FDA. Công bố trực tiếp của FDA lẽ tất nhiên sẽ buộc các nhà xuất khẩu phải đảm bảo sự phù hợp của các sản phẩm x6-u của họ với các quy định hiện hành của Mỹ.
Ở Mỹ, trách nhiệm của người vi phạm là phải chứng minh họ không có lỗi. Đối với bên bán là các nhà xuất khẩu Việt Nam, việc sang Mỹ để khiếu kiện và bào chữa và là một việc làm tốn kém. Kết quả là các thuỷ sản bị từ