Kinh nghiệm của Ecuador

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hộ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho việt nam (Trang 52 - 53)

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc vƣợt qua các chính sách bảo

1.3.2. Kinh nghiệm của Ecuador

Tháng 1 năm 2004, DOC khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador. Trước tình hình đó, chính phủ Ecuador quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt pháp lý, chính phủ Ecuador còn trợ giúp một phần án phí cho vụ kiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Ecuador tin tưởng sẽ giành phần thắng trong vụ kiện vì giá tôm của Ecuador lúc đó hiện khá cao trên thị trường, lượng tôm xuất khẩu liên tục giảm trong 4 năm gần đây và tôm xuất khẩu của nước này là tôm nuôi chứ không phải tôm đánh bắt như ở Mỹ. Tuy nhiên, sau khi tiến hành điều tra, ngày 29/7/2004, DOC đã công bố quyết định sơ bộ đánh thuế chống bán phá giá từ 6.08% đến 9.35% đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador.

Ngày 17/11/2005, Ecuador đề nghị WTO tổ chức tham vấn về các vấn đề: (i) phán quyết cuối cùng của DOC ngày 23/11/2004 khẳng định Ecuador đã bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh vào thị trường Mỹ; (ii) sửa đổi phán quyết cuối cùng đưa ra ngày 01/02/2005 cũng khẳng định Ecuador bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ; (iii) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Ecuador. Trong đó, Ecuador đặc biệt nhấn mạnh việc DOC đã sử dụng phương pháp zeroing trong việc tính toán biên độ phá giá của tôm nhập khẩu. Ecuador kiện Mỹ vi phạm Điều VI của GATT 1994 và các điều 1, 2.1, 2.2, 2.4, 5.8, 6.10, 9.2, và 18.1của Hiệp định chống bán phá giá.

xử vụ việc sau khi nhận được yêu cầu của Ecuador. Ngày 30/01/2007, ban trọng tài ra phán quyết cuối cùng đã kết luận DOC vi phạm một số điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá khi kết luận Ecuador bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh sang Mỹ bằng việc cắt bỏ hoặc làm giảm lợi ích mà lẽ ra các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ấm của Ecuador có thể được hưởng theo Hiệp định này. DSB yêu cầu Mỹ sửa lại các phán quyết của mình đối với Ecuador theo đúng quy định của Hiệp định chống bán phá giá.

Kết quả đợt rà soát hành chính lần thứ hai của DOC đối với tôm xuất khẩu của Ecuador, mức thuế chống bán phá giá giảm xuống còn 0.64%. Mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với tôm của Ecuador là thấp nhất trong sáu nước bị kiện.

Bài học kinh nghiệm từ vụ việc trên là việc sử dụng hiệu quả các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm giảm thiệt hại khi bị Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Ecuador đã tìm đúng những điểm vi phạm khi áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ để khiếu kiện thành công. [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hộ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)