Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hộ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho việt nam (Trang 68 - 70)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Tổng quan về ngành Thủy sản Việt Nam

3.1.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch XK thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 6,7 tỷ USD năm 2013.

Trong 3 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, gia dầy và dầu thô.

Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2013. Đến năm 2013, giá trị XK đạt trên 6,7 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được XK sang 165 nước và vùng lãnh thổ. Ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2013. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…

Hình 3.2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm 1993-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo hộ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)