1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc vƣợt qua các chính sách bảo
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan luôn tìm cách đáp ứng các yêu cầu và biện pháp kỹ thuật có tính rào cản của các nước nhập khẩu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn phải đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình tham gia vào thương mại quốc tế như rào cản về chống trợ cấp, chống bán phá giá. Thái Lan đã dành phần thắng trong một số vụ kiện chống bán phá giá từ phía Mỹ nhờ áp dụng các biện pháp đối phó hiệu quả. Ví dụ: Năm 2002, khi xuất khẩu tôm vào Mỹ bị đe dọa kiện bán phá giá, Thái Lan đã chủ động thuê Công ty luật Willkie Gallagher (WG) để sẵn sàng đối phó với vụ kiện này. Công ty WG đã tranh thủ người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và phân phối Mỹ mở chiến dịch tuyên truyền rằng nếu áp đặt thuế chống bán phá
giá với tôm Thái Lan thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải mua tôm với giá đắt hơn và mặt khác, khả năng sản xuất, cung cấp tôm trong nước Mỹ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Khi bị áp đặt mức thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ, Bộ trưởng thương mại Thái Lan đã gặp gỡ, vận động các Nghị sỹ thượng viện, hạ viện Mỹ và khu vực tư nhân về việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với tôm Thái Lan... Năm 1997, Thái Lan đã giành phần thắng trong vụ kiện chống bán phá giá dứa đóng hộp xuất khẩu vào thị trường Mỹ, với kết quả là mức thuế chống bán phá giá phải giảm 50% so với mức công bố của Bộ Thương mại Mỹ. Năm 2000, nhờ vào sự chủ động và những tài liệu minh chứng có sức thuyết phục nên Thái Lan đã thắng trong vụ kiện chống bán phá giá thép vào thị trường Mỹ. [11]
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan cũng đang phải đối phó với những rào cản thương mại hết sức ngặt nghèo, ví dụ như: Úc áp dụng luật an toàn sinh học cho hàng nhập khẩu Thái Lan; Hội đồng Chứng nhận Thủy sản của Mỹ đã áp dụng chương trình Thực hành nuôi thủy sản tốt nhất (BAP) đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Thái Lan. Bộ Thương mại Thái Lan cho biết: trong năm 2006, xuất khẩu tôm sang Úc đã giảm 26,8% về lượng, tương đương 22,4 triệu USD về giá trị. Năm 2006, xuất khẩu tôm của Thái Lan sang Mỹ tăng 10,6%, đạt 551,3 triệu USD mặc dù các nhà xuất khẩu Thái Lan phải chịu cả thuế chống phá giá và tiền ký quỹ. Thái Lan đã đệ đơn lên Tổ chúc Thương mại Thế giới về việc đánh thuế kép này. Thái Lan cũng tham gia nghiên cứu chi tiết về hệ thống thông tin và cảnh báo sớm toàn cầu về lương thực và nông nghiệp. Hệ thống này sẽ cung cấp những thông tin cập nhật về mọi khía cạnh cung, cầu lương thực và cảnh báo những rủi ro sắp xảy ra. Nghiên cứu sẽ giúp Thái Lan chuẩn bị tốt hơn để có thể đáp ứng được mọi tiêu chuẩn đề ra đối với hàng xuất khẩu.
bán phá giá, Thái Lan cũng duy trì luật chống bán phá giá và một số rào cản thương mại như duy trì mức thuế cao từ 30-40% đối với hầu hết các mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng nhập khẩu. Thái Lan còn áp dụng các rào cản phi thuế quan như: cấm nhập khẩu xe đạp và linh kiện, tủ lạnh gia dụng có sử dụng chất CFCs... Giấy phép nhập khẩu cũng đặt ra đối với một số danh mục hàng hóa, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định đăng ký và dán nhãn thực phẩm đã qua chế biến rất phức tạp khiến cho các nhà xuất khẩu nước ngoài phải tốn nhiều thời gian và chi phí.