Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 56 - 62)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM, ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tính đến 2018, toàn huyện Nho Quan có tổng diện tích tự nhiên là 45.052,5ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp chiếm hơn 35,5 nghìn ha tương đương 78,9% diện tích đất đai của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm hơn 7,1 nghìn ha, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,3 nghìn ha.

Huyện Nho Quan với tổng số 27 xã, thị trấn, tổng dân số toàn huyện theo số liệu của chi cục thống kê huyện Nho Quan tính đến tháng 12/2018 là 150.136 người, mật độ dân số là 332 người/ km2 trong đó độ tuổi lao động chiếm 66,57% điều này cho thấy huyện Nho Quan có nguồn lao động dồi dào và cần phải có chương trình đào tạo việc làm cho lực lượng lao động này.

Dân số nông thôn năm 2018 là 140.746 người, chiếm 93,7% trên tổng dân sô toàn huyện; Dân số trung bình thành thị năm 2018 là 9.390 người, chiếm 6,3% trên tổng dân số toàn huyện.

Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên toàn huyện phát triển khá mạnh. Phát triển đồng bộ cùng với ngành du lịch. Hiện tại, 27/27 xã thị trấn có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã và tỷ lệ cứng hóa đường giao thông theo chủ trương nông thôn mới đạt

80,30%. Hệ thống giao thông đường bộ của huyện gồm: Quốc lộ 12, quốc lộ 45, tỉnh lộ 477, tỉnh lộ 491 và tỉnh lộ 479 . Năm 2018 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình giao thông là huyết mạch của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

Nhìn chung mặc dù là một huyện miền núi, nhưng mạng lưới giao thông của toàn huyện đã hình thành cơ bản các tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đến các xã. Nhưng vẫn còn một số tuyến mặt đường còn hẹp, chất lượng kém. Đặc biệt hệ thống cầu cống chưa đáp ứng được nhu cầu về giao thông trong thời đại nền nông nghiệp mà tương lại hướng tới.

Hệ thống giao thông đường thủy: Nho Quan có hệ thống sông Bôi nối với sông Hoàng Long chảy ra sông Đáy. Hệ thống sông đảm bảo lưu thông tàu thuyền có trọng tải khá vận hành. Tuy nhiên, chiều rộng sông hẹp, mực nước không sâu do vậy còn hạn chế về việc giao thông đường thuỷ trong tiểu vùng. Các hoạt động giao thông trên sông chỉ diễn ra vào mùa nước lớn với các tàu thuyền có trọng tải nhỏ, chủ yếu là vận chuyển cát, đá sỏi… phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương là chính.

Thuỷ lợi: Với hệ thống sông ngòi và các kênh lớn như hiện nay, Nho Quan đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước. Xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với các trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủ động và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm. Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 958,38 ha, chiếm 2,1% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, sông ngòi và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt. Hiện tại, hệ thống thủy nông và hệ thống công trình hiện có phục vụ tưới cho 10.326,88 ha đất lúa đạt 100% diện tích lúa được tưới và loại cây khác được tưới gần 96% diện tích; tiêu cho diện tích lưu vực đã được xác định đạt 100%. Tuy nhiên vào mua mưa bão

lớn, địa hình thì phức tạp vẫn còn gây ra nhiều úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã có sự tăng trưởng khá từ năm 2016 - 2018 tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%. Cụ thể như sau: Về nông nghiệp, nếu như năm 2016 tỷ trọng nông nghiệp là 23,5%, năm 2017 là 16% thì đến năm 2018 chỉ còn là 11%. Theo đó ty trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 34,5% năm 2016, 39% năm 2017 và 38% năm 2018. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 42,6% năm 2016, 45% năm 2017 và 51% năm 2018. Rõ ràng rằng kinh tế huyện Nho Quan tiếp tục phát triển tương đối toàn diện qua các năm, tốc độ tăng trưởng khá cao, ngành sản xuất nông nghiệp giảm tương đối mạnh trong các năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại phát triển theo hướng tăng dần, đặc biệt là dịch vụ - thương mại cùng với sự phát triển của các làng hoa, cây cảnh, cây ăn quả.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Nho Quan

ĐVT: %

TT NỘI DUNG 2016 2017 2018

1 Ngành nông, lâm, thủy sản 23,5 16,0 11,0 2 Ngành công nghiệp - xây dựng 34,5 39,0 38,0

3 Ngành dịch vụ 42,6 45,0 51,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2018, báo cáo thống kê huyện Nho Quan 2018

 Ngành trồng trọt

Có thể nói, thành công lớn nhất trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Nho Quan đến thời điểm này phải kể đến phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị, gắn với việc phát triển các nhóm cây trồng chủ lực theo lợi thế của từng địa phương, từng bước hình

thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để hình thành được các vùng sản xuất tập trung, huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu giống, kỹ thuật thâm canh, cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch sản phẩm. Nhiều mô hình đã được triển khai áp dụng đem lại hiệu quả cao như: Mô hình áp dụng kỹ thuật gieo thẳng; áp dụng giống lúa kháng bệnh bạc lá (TH 3-7, Nếp 97); mô hình tưới tiết kiệm trên cây ăn quả, cây dược liệu; áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, bón phân, thu hoạch… Đến nay cơ bản diện tích đất cấy lúa đã được làm đất bằng máy; diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn tăng từ 40% năm 2016 đến 60% năm 2017 và đạt 90% năm 2018, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, giảm áp lực lao động. Bên cạnh đó, các xã đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, rau củ quả, cây làm thức ăn chăn nuôi. Đến hết năm 2018 trên địa bàn huyện đã chuyển đổi gần 300 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau củ quả, cây làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. Điển hình như mô hình trồng ổi tại xã Đồng Phong, giá trị thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha. Bảng 2.3 đưa ra một số dữ liệu cụ thể về diện tích các loại cây trồng thay đổi qua các năm.

Bảng 2.3: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Nho Quan

ĐVT: Ha 2015 2016 2017 Tổng số 23,521 23,043 22,660 a. Cây hàng năm 22,401 21,910 21,491 1. Cây lương thực có hạt 15,826 15,281 14,927 Cây lúa 12,187 12,488 12,384 Cây ngô 2,931 2,793 2,543

2. Cây công nghiệp HN 2.928 2,762 2,812

3. Cây hàng năm khác 4,355 3,867 3,752

b. Cây lâu năm 1,111 1,133 1.169

1. Cây công nghiệp 62 59 40

2. Cây ăn quả 1,040 1,064 1,118

3. Cây lâu năm khác 9 10 11

Qua bảng số liệu cho thấy diện tích cây hàng năm và cây lâu năm của huyện không có sự thay đổi nhiều qua 3 năm (2015 - 2017). Tuy nhiên thì diện tích cây hàng năm lớn hơn nhiều so với diện tích cây lâu năm. Trong tổng diện tích trồng cây hàng năm năm 2017 thì diện tích trồng cây lương thực có hạt (lúa, ngô) chiếm đến 69,5%, còn lại 30,5% là diện tích cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía,..) và các loại cây trồng khác.

Bảng 2.4: Sản lượng và diện tích cây lương thực có hạt chia theo xã

Năm 2015 2016 2017 Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Đồng Phong 1,435 314 1,429 279 1,220 253 Lạng Phong 2,269 401 2,339 399 2,261 400 Văn Phong 2,921 548 3,028 677 3,277 609  Ngành chăn nuôi

Cùng với lĩnh vực trồng trọt, ngành nông nghiệp Nho Quan đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực chăn nuôi. Những năm gần đây, các hộ đã chú trọng chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị, chú trọng công tác cải tạo đàn giống, cải tiến quy trình nuôi, giám sát và phòng trừ dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm thịt từng bước hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh phát triển con nuôi đặc sản gắn với lợi thế của vùng. Đáng chú ý là từ chăn nuôi truyền thống đã chuyển dần sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, với các con nuôi chủ lực như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt. Đến năm 2017 toàn huyện có 55 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và 693 gia trại chăn nuôi, trong đó có 26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại. Tổng đàn trâu, bò đạt gần 25 nghìn con, lợn hơn 110 nghìn con và hơn 1 triệu con gia cầm (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Nho Quan

Trâu Lợn Gia cầm

2015 8.409 13502 76.774 7.849 795.726 2016 7.758 17.040 123.611 10.058 1.180.054 2017 7.403 17.787 110.448 10.251 1.226.889 Chỉ số phát triển (%) 2015 105,1 106,2 96,6 109,7 101,8 2016 92,3 126,2 161 128,1 148,3 2017 95,4 104,4 89,4 101,9 104

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nho Quan năm 2018

 Ngành thủy sản

Lĩnh vực chăn nuôi thủy sản được huyện khuyến khích phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước; duy trì ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 3.000ha/năm theo hướng chuyên canh, bán chuyên canh tập trung vào giống thủy sản nước ngọt truyền thống như cá trắm, chép, trôi…; chú trọng chất lượng giống đầu vào, cải tiến quy trình nuôi, phòng trừ dịch bệnh; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 3.224 ha, tăng 316 ha so với năm 2014, tăng 280 ha so với năm 2016 (do chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang lúa - cá); sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.324 tấn, tăng 62 tấn so cùng kỳ năm 2014, giảm 716 tấn so với cùng kỳ năm 2016 (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nho Quan, 2019)

Bảng 2.6: Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 ha

ĐVT: Triệu đồng

TT 2015 2016 2017

Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 ha

Trong đó:

83.6 84 85.5

1 Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha 80.8 83.4 85.6

2 Giá trị sản phẩm cây hàng năm trên 1 ha 78.4 80.7 82.1

3 Giá trị sản phẩm cây lâu năm trên 1 ha 120.4 124.7 104.5

4 Giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 1 ha 133.7 92.5 83.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)