Những nhân tố ảnh hưởng tới huyđộng nguồn lực cộng đồng trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới huyđộng nguồn lực cộng đồng trong xây dựng

xây dựng NTM

1.2.1. Năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường huy động, đa dạng hoá các nguồn lực, bố trí nguồn lực hợp lý, bảo đảm hiệu quả đầu tư để thực hiện Chương trình; Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình, kế hoạch, dự án của từng ngành và mỗi địa phương để ưu tiên hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nhằm đạt được mục tiêu của Tỉnh, của ngành, của địa phương; Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Bên cạnh đó bố trí, sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả.

1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong xây dựng Nông thôn mới

Ở trong bất cứ một điều kiện, hoàn cảnh nào thì nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của chương trình. Chất lượng nguồn nhân lực ở đây được hiểu là năng lực, thái độ của cán bộ và người dân tham gia xây dựng NTM. Nắm được điều này để phát huy vai trò chủ đạo của cộng đồng trong xây dựng NTM, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, ban hành cơ chế chính sách để thực hiện theo đúng pháp luật và hỗ trợ trong quá trình kiểm tra, giám sát. Quá trình xây dựng NTM dựa trên tình thần“ Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ“ thì nó mới phản ảnh đúng bản chất của NTM. Với cán bộ, phải là người có năng lực để hỗ trợ người dân thực hiện quá tình xây dựng NTM. Cán bộ cũng là người đa

dạng hóa các nguồn lực trong xây dựng NTM thông qua kêu gọi các nhà đầu tư, các cá nhân, tổ chức chung tay cùng chương trình. Mặt khác cán bộ cũng là người nêu gương sáng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM để người dân noi theo

1.2.3. Yếu tố kinh tế địa phương.

Đây là nguồn lực cực kỳ quan trọng giúp các địa phương trong thực hiện tốt các tiêu chí để về đích đúng hẹn. Trong quá trình thực hiện, các địa phương cũng đang gặp phải khó khăn nhất định trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực như: Nguồn huy động từ doanh nghiệp còn hạn chế và có khoảng cách lớn nhất so với mục tiêu đề ra. Nguồn ngân sách trực tiếp cho Chương trình cũng đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Trung ương ( NSTW) bố trí cho Chương trình trong những năm qua còn chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện

1.2.4. Yếu tố kinh tế hộ.

Hộ gia đình là hạt nhân của xã hội, kinh tế hộ gia đình là hạt nhân, là đơn vị cơ sở góp phần chung vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Kinh tế hộ gia đình phát triển đồng nghĩa với đói nghèo được đẩy lùi tạo sự đổi thay diện mạo của nông thôn. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ thành công của chương trình. Xác định được điều này trong thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, như: xóa đói giảm nghèo theo địa chỉ, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông dân, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể, triển khai các mô hình kinh tế điểm, từ đó nâng cao khả năng kinh tế của người dân nông thôn nhằm tăng mức đóng góp trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

1.2.5. Cơ chế và chính sách trong huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. dựng nông thôn mới.

Các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ có mục tiêu các dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở.

Cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân và doanh nghiệp. nhất là phải có cơ chế chính sách ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để mời gọi được nhiều doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục tiêu đề ra,

Cuối cùng và quan trong nhất là xây dựng các chính sách trong xây dựng nông thôn mới cần tính đến chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, tập quán, tài nguyên của từng vùng, miên để có mô hình nông thôn mới phù hợp mà cốt lõi là đời sống vật chất tinh thân của người dân không ngững tăng lên, không nên khuôn mẫu áp đặt chung cho tất cả các nơi.Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới cho sát với thực tế. Đây là nhân tố quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)