Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên Thế giới và trong nước

1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Kết quả từ một số công trình nghiên cứu về nông thôn mới ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh ở miền núi và trung du phía Bắc cho thấy vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, người dân là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, khi phát huy được sức mạnh của chủ thể thì nông thôn mới sẽ phát triển mạnh.

Sái Minh Đạo( 2017): Công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây dược liệu nhằm khai thác lợi thế và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân

tộc miền núi tại 3 xã Quyết Tiến, Thanh Vân huyện Quảng Bạ ( Hà Giang) và xã Y Tý huyện Bát Xát (Lào Cai) trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã nhấn mạnh sức mạnh của cộng đồng, sự hợp sức của người dân và sự liên kết của người dân với các bên liên quan sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tô Ngọc Hưng (2017): Nghiên cứu ảnh hưởng của phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực MNPB. Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn đổi mới: Đề tài được thực hiện dưới sự chủ trì của Học viện Ngân hàng. Trong đề tài, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về chính sách tín dụng hộ gia đình nông thôn cũng như vai trò của tín dụng hộ gia đình và khả năng hấp thụ trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng chính cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, chính sách thúc đẩy huy động vốn, vai trò của các tổ chức xã hội đóng vai trò trung gian, và có nhiều tác động khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng nhằm tăng cường quy mô tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.

Phạm Văn Toán (2017): Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả bền vững: Đề tài đã đánh giá được hiện trạng sản xuất cam sành tại tỉnh Hà Giang, từ đó xác định được nguyên nhân gây suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành là: sâu, bệnh hại gây ảnh hưởng tới 18,4% - 20,3%, yếu tố phân bón và biện pháp kỹ thuật chiếm 2,5% -2,7%. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đề xuất được bộ giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm phục hồi và phát triển sản xuất cam sành.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lạng Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Giang, giáp huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, huyện có diện tích 245 km2, với dân số trên

200.000 người, huyện có 21 xã, 2 thị trấn, kinh tế của huyện chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2016 huyện đã hoàn thành 05 xã xây dựng nông thôn mới. Hàng năm huyện đều tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm việc với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã để xác định các hạng mục cần xây dựng trong năm từng thời điểm đảm bảo các dự án kịp tiến độ theo yêu cầu. Hàng tháng tổ chức giao ban với tất cả các xã để kịp thời nắm bắt tình hình tiến độ triển khai ở cơ sở và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Thường xuyên chỉ đạo cập nhật thông tin tăng thời lượng phát các tin bài về tình hình, tiến độ, kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, kịp thời phản ánh đưa tin những nơi làm tốt những cách làm hay sáng tạo, những cá nhân đơn vị có nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới, phát đông phong trào thi đua “Lạng Giang cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và triển khai thực hiện sâu rộng đến từng thôn, xóm.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và tiến độ chung của huyện, hàng năm huyện đều tổ chức cho các xã đăng ký tiêu chí phấn đấu cụ thể để tập trung chỉ đạo và phân bổ các nguồn lực nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, kết quả đến hết năm 2016 các xã trên địa bàn huyện (trừ xã Tân Thịnh đã thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí năm 2013) hoàn thành thêm 29 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt thêm 1,45 tiêu chí, đạt 145 % so với kế hoạch, trong đó có xã Tân Hưng năm 2014 hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới trước kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2015).

Công tác huy động các nguồn lực và giải ngân các nguồn vốn trên địa bàn huyện được thực hiện tốt, riêng trong năm 2016 tổng nguồn vốn đầu tư

trên toàn huyện là: 80,5 tỷ đồng (trong đó: Vốn ngân sách Trung ương, tỉnh: 22 4 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện: 11,8 tỷ đồng; vốn ngân sách xã: 19,4 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác: 26,9 tỷ đồng). Riêng 4 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đầu tư: 55,08 tỷ đồng, gồm: Trung ương, tỉnh: 19,8 tỷ đồng; ngân sách huyện: 2,23 tỷ đồng; ngân sách xã: 15,23 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp và các nguồn vổn khác: 17,82 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác huy động nhân dân tham gia hiến đất để xây dựng nông thôn mới cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, riêng trong năm 2014 toàn huyện vận động hiển đất để xây dựng các công trình trong xây dựng nông thôn mới là: 35.702 m2 đất, đất do nhân dân hiến chủ yếu dùng cho việc mở rộng đường giao thông nông thôn, một phần để xây dựng kênh mương và nhà văn hóa.

Kết quả xây dựng “Khu dân cư kiểu mẫu” và “Vườn mẫu” tỉnh Hà Tĩnh:

Triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới, quan điểm chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh là “Thực chất, bền vững, không chạy theo thành tích”, qua thực tế việc đánh giá các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013 theo bộ tiêu chí Quốc gia, mặc dù Hà Tĩnh đánh giá bài bản, chặt chẽ, song các xã được công nhận đạt chuẩn bộ mặt nông thôn chưa có sự thay đổi rõ nét, thực trạng khu dân cư, vườn hộ có nhiều hạn chế, tiềm năng phát triển kinh tế vườn lớn nhưng chưa được khai thác. Thời điểm trước khi triển khai xây dựng Vườn mẫu, Vườn ở Hà Tĩnh chủ yếu là vườn tạp; phát triển thiếu quy hoạch; hiệu quả kinh tế thấp; môi trường, cảnh quan chưa sạch, đẹp; sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế… Chính vì vậy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến ngay từ hộ gia đình cho đến cấp thôn, cấp xã và đã chủ trương xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu, Vườn mẫu, ban đầu triển khai thí điểm tại 05 thôn đại diện cho 03 vùng miền sinh thái. Sau 01 năm thực hiện, Ban Chỉ đạo NTM tỉnh đã tổ chức sơ kết, đánh giá, kết quả bước đầu thấy rằng hiệu quả mang lại

khá thuyết phục, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, được người dân đồng tình, hưởng ứng rất cao.

Tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Vườn mẫu” là nét sáng tạo của Hà Tĩnh, đây là tiêu chí thứ 20 trong Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 1.250 Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, có 5.556 vườn triển khai (trong đó 2.300 vườn đạt trên 50% so với chuẩn, 1.300 vườn đạt chuẩn), với nhiều kết quả rõ nét

Kết quả xây dựng Chương trình mỗi làng một sản phẩm của tỉnh

Quảng Ninh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong quá trình tìm hiểu, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OVOP (mỗi làng một sản phẩm) của Nhật Bản và OTOP (mỗi cộng đồng một sản phẩm) của Thái Lan có thể áp dụng vào địa phương, nên ngay từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP), đến cuối năm 2016 tỉnh tiến hành sơ kết đánh giá hiệu quả của Đề án OCOP giai đoạn I (2013-2016) và tiếp tục phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn II (2017-2020) với những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nâng tầm cao mới phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua quá trình triển khai thực hiện, Quảng Ninh rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, coi Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cộng đồng.

Hai là, thường xuyên tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.

Ba là, tổ chức quản lý Chương trình khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình. Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; thương hiệu của từng sản phẩm

Bốn là, tập trung chỉ đạo điểm tạo bước đột phá ngay từ nhóm sản phẩm OCOP đầu tiên, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm

Năm là, coi trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Sáu là, xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chu trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)