CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.5. Cơ chế chính sách huyđộng nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM 1 Cơ
1.1.5.1. Cơ chế, chính sách phát triển nông thôn
Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế.” Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện.” Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân. Một cách khái quát, cơ chế là một cấu trúc KT-XH hoặc cơ cấu tổ chức KT-XH như: Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng (lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý) thuộc Nhà nước đương quyền. Cơ chế chính là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện (Nguyễn Văn Hùng, 2015). Trong cuốn “Ba bàn tay: thị
Sơn nói đến cơ chế như là “một công cụ, phương pháp, giải pháp để đạt mục
tiêu điều chỉnh quan hệ xã hội của các tác nhân trong xã hội” (dẫn theo Chu
Tiến Quang, 2004). Ngày nay, từ “cơ chế” thường đi đôi với từ “chính sách”, thể hiện những biện pháp của nhà nước để tác động tới xã hội (thông qua pháp luật, thông qua các công cụ tiền tệ, các công cụ quản lý hành chính khác, các công cụ kinh tế). Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003). Chính sách chính là động lực được nhà nước hỗ trợ, cho phép hoặc cấm đoán. Như vậy, “cơ chế, chính sách” nhấn mạnh đến nguyên tắc, cách làm, luật chơi và các quan hệ ứng xử giữa các tác nhân. “Cơ chế, chính sách” được thiết lập bởi các quy định chính thức (quy tắc, luật pháp, hiến pháp) hoặc không chính thức (quy tắc ứng xử, các hành vi đạo đức tự áp đặt) với các đặc tính buộc phải tuân thủ theo. Đối với phát triển nông thôn, nói đến “cơ chế, chính sách” cần quan tâm đến vai trò của Chính phủ và các tổ chức liên quan trong phát triển nông thôn. Trong tài liệu
“Chương trình Phát triển nông thôn” của Chính phủ xuất bản năm 1996 có đề
cập: (i) Phát triển nông thôn là một công tác phức tạp, nó đòi hỏi sự đóng góp của toàn dân, của tất cả các tổ chức cũng như sự hỗ trợ của nhà nước; (ii) Phát triển nông thôn có sự hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân; (iii) Phát triển nông thôn là công việc của chính người dân nông thôn với sự giúp đỡ tích cực của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ trong phát triển nông thôn là vai trò lãnh đạo. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo và phối hợp hành động của hàng loạt các cơ quan, tổ chức và các lợi ích, những người đóng góp cho quá trình phát triển nông thôn to lớn này. Việc xây dựng cơ chế chính sách cho xây dựng NTM cũng chính là một vai trò của Chính phủ (Đặng Kim Sơn, Phan Sỹ Hiếu, 2001).
1.1.5.2. Một số cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam
Liên quan đến công tác huy động sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển nông thôn ở Việt Nam, có một số cơ chế chính sách đáng chú ý sau đây:
a. Về huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng
Ngày 16 tháng 04 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/1999/NĐ-CP về quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Nghị định xác định rõ một số vấn đề sau:
- Việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) phải do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số.
- Mức độ huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.
- Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đó để xây dựng CSHT của xã được thực hiện theo phương thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
- Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Các thành viên của Ban giám sát do nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã. Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.
Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với lực lượng thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất phức tạp mà lực lượng của xã không đảm nhận được.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Hồng (2008), Nghị định 24 đã nêu rõ vai trò của nhân dân khi được vận động tham gia đóng góp các khoản tự nguyện phục vụ xây dựng CSHT ở địa phương. Khi đóng góp tiền của, sức lao động, người dân được quyền thảo luận mức đóng góp, được quản lý các khoản đóng góp của mình và được ưu tiên trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng CSHT từ nguồn lực mà mình đóng góp (Chu Tiến Quang, 2004). Khi vận động tham gia đóng góp tiền của, sức lao động phục vụ xây dựng CSHT ở địa phương người dân được quyền thảo luận mức đóng góp, được quản lý các khoản đóng góp của mình và được ưu tiên trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng CSHT từ nguồn lực mà mình đóng góp, cụ thể như sau:
Việc huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư cơ sở tầng (CSHT) phải do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số.
Mức độ huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.
Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đó để xây dựng CSHT của xã được thực hiện theo phương thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Các thành viên của Ban giám sát do nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã.
Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.
Trong sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010 đã nêu rõ rằng việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với
lực lượng thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất phức tạp mà lực lượng của xã không đảm nhận
b. Về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
Nhằm đảm bảo quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, ngày 20 tháng 4 năm 2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tại các địa phương phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân được biết công khai tất cả các chương trình, kế hoạch phát triển ở địa phương mình sinh sống, được tham gia bàn và quyết định, được tham gia góp ý kiến và được giám sát mọi hoạt động mà mình có quyền tham gia. Pháp lệnh cũng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, thôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, cụ thể như:
- Theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP về Quy chế dân chủ cơ sở của Chính phủ, những nội dung phải công khai cho dân biết gồm: kế hoạch phát triển KTXH, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách xã hàng năm; dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất… Hình thức công khai có thể bằng cách niêm yết tại trụ sở. Hội đồng nhân dân, UBND xã, công khai lên hệ thống truyền thanh, công khai thông qua trưởng thôn để báo đến nhân dân.
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp là: chủ trương và mức đóng góp xây dựng CSHT, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
- Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định gồm hương ước, quy ước của thôn bản; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định gồm các dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã; quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch triển khai các chương trình, dự án; dự thảo đề án thành lập mới, chia đơn vị hành chính…
- Những nội dung nhân dân giám sát gồm tất cả các hoạt động mà chính nhân dân được biết qua công khai, những hoạt động dân bàn và quyết định, biểu quyết hoặc tham gia ý kiến.
c. Về giám sát đầu tư của cộng đồng
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng được ban kèm Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một hoạt động tự nguyện của dân ư sinh sống trên địa bàn xã nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư… Một số nét chính là:
- Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng là quyền mà người dân sinh sống trên địa bàn xã được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban giám sát của cộng đồng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõ những vấn đề mà cộng đồng có ý kiến.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai hoá thông tin về quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, trả lời, giải trình, cung cấp các thông tin khi cộng đồng yêu cầu. trong Chương trình MTQG xây dựng NTM cộng đồng dân cư vẫn thực hiện chức năng giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng NTM.
Các quy định được nêu trong quy chế này hiện nay vẫn đang được áp dụng trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Ở các xã điểm cũng đã hình thành Ban giám sát của cộng đồng để giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng NTM. Quy chế này nêu rõ vai trò giám sát của cộng đồng và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, quy chế chưa đề cập đến năng lực giám sát của cộng đồng, đặc biệt đối với các công trình kỹ thuật phức tạp, hoặc thù lao cho cộng đồng khi tham gia giám sát. Vấn đề đặt ra là liệu cộng đồng có đủ khả năng giám sát không, có được hướng dẫn, đào tạo để giám sát các hoạt động đầu tư tại địa phương không, và có sẵn sàng tham gia giám sát mà không có hỗ trợ kinh phí không… (Chu Tiến Quang, 2004).
1.1.5.3. Nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM
Trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã” do Bộ NN&PTNT xuất bản tháng 8 năm 2010, “nguồn lực cộng đồng” trong xây dựng NTM gồm:
Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn NTM; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang,…
Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như: đường giao thông thôn, xóm; kiên cố hoá kênh mương; vệ sinh công cộng…
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để ra quyết định và tổ chức thực hiện:
- Cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã;
- Cộng đồng thôn trực tiếp bầu Ban phát triển thôn. Khi xây dựng NTM, ban phát triển thôn tổ chức lấy ý kiến của người dân tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng NTM của xã; tổ chức vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua; tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn.
- Về vốn đầu tư cho chương trình, ngoài vốn ngân sách và các nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp, còn có các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã, các khoản huy động từ cộng đồng. Cơ chế huy động vốn xác định huy động tối đa nguồn lực của địa phương.
- Vận động người dân, cộng đồng tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH trên địa bàn xã. Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng CSHT, chương trình khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình, nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực thực hiện xây dựng.