Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 53 - 55)

Chỉ tiêu ĐVT Rau thường Rau thủy canh Tổng

Diện tích canh tác Ha 1.698 50 1.748

Năng suất TB Tấn/ha 21 25 46

Sản lượng Tấn 35.658 1.250 36.908

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên, 2017)

Đối với thị trường rau Túc Duyên ở TP Thái Nguyên qua các năm gần đây cho thấy sản lượng RAT giảm, nguyên nhân:

- Do thời tiết khí hậu không thuận lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh.

- Do kỹ thuật canh tác chưa đúng theo quy định vẫn sử dụng thuốc BVTV làm cho chất lượng rau không đảm bảo về chất lượng.

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có chi phí lớn hơn so với sản xuất theo phương thức thông thường, năng suất lại giảm, khiến giá thành sản phẩm tăng lên. Trong khi đó, sự khác biệt giữa rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với rau làm theo lối truyền thống rất khó nhận biết bằng mắt thường.

“Theo thầy Nguyễn Thế Hùng Phó hiệu trưởng trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết: Sản xuất rau thủy canh có chi phí lớn hơn so với cách trồng rau an toàn ở ngoài đất, nhưng đổi lại đảm bảo an toàn về chất lượng và dinh dưỡng của rau.”

Do vậy trồng rau thủy canh là sự lựa chọn đang được đặt lên hàng đầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, Trồng được nhiều vụ, thời gian mỗi vụ dài hơn, có thể trồng trái vụ, không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới, không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác, năng suất cao vì có thể trồng liên tục, sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và

tươi ngon, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường, không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều có thể tham gia hiệu quả.

Trong thực tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là đơn vị tiên phong triển khai mô hình trồng 16 giàn ban đầu là rau muống thủy canh trong nhà kính, và hiện nay đã thử nghiệm thành công thêm nhiều loại rau khác nhau ngoài rau muống ra như rau cải các loại, rau húng, tía tô, rau, xà lách, mùi, cần tây, hành, hẹ…..

“Theo Th.s Hà Việt Long cán bộ phụ trách kỹ thuật rau thủy canh (giảng viên phụ trách giảng dạy môn học Công nghệ cao) cho biết: Trồng rau thủy canh vừa tiết kiệm không gian, thời gian và thích hợp với nhà phố, chung cư. Cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố, thuốc trừ sâu.

Mô hình thủy canh thiết kế có thể trồng được nhiều loại rau ăn lá, ăn quả cùng một lúc trên một giàn và đặc biệt không bị ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu.

Đảm bảo nguồn Rau sạch – Dinh dưỡng – Tươi ngon cho từng bữa ăn của gia đình bạn.

Nhất là gia đình có con nhỏ, Đảm bảo Tuyệt đối Không Thuốc trừ sâu – Không hóa chất.

Hoàn toàn tự động không phải tốn công chăm sóc.

Bảo vệ con người và môi trường vì không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích. Thiết kế nơi trồng rau linh hoạt, phù hợp với diện tích, không gian chật hẹp của chung cư, nhà phố ở các thành phố lớn.”

Và hiện nay mô hình đã được trung tâm chuyển giao tới rất nhiều hộ gia đình, HTX, trang trại và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, phần lớn trong số họ đang có nhu cầu nhân rộng, mở rộng mô hình và kinh doanh theo nhu cầu của người tiêu dùng mong muốn có cuộc sống chất lượng hơn nên họ chấp nhận trả giá cao hơn để có sản phẩm sạch phục vụ gia đình. Đây là dấu hiệu ban đầu thấy được nhu cầu của người dân về rau sạch ngày một cao và trách nhiệm của các chuyên gia nông nghiệp trường Đại học Nông lâm trong phát triển nông nghiệp CNC.

Dưới đây là kết quả lấy ý kiến khảo sát của nhóm sinh viên thực tập và cán bộ chuyển giao kỹ thuật về lý do trồng RTC của 20 hộ trồng rau theo mô hình RTC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 53 - 55)