Chi phí trồng 1 vụ của 16 giàn rau muống thủy canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 61)

Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

1. Chi phí 8.116.000

Hạt giống gói 5 20.000 100.000

Giá thể xơ dừa viên 3.420 700 2.394.000

Điện KW 90 2.200 198.000 Nước m3 22,4 10.000 224.000 Dinh dưỡng cặp 65 80.000 5.200.000 2. Khấu hao - - - 4.219.053 Nhà kính 2.176.000 Giàn và ống 1.870.000 Bể chứa 157.500 Bút TDS 9.720 Bút PH 5.833 3. Công lao động 4.400.000

Công ươm giống Công 4,5 100.000 450.000

Công chuyển cây giống lên

giàn công 1,5 100.000 150.000

Công thu hoạch Công 1 (x 9 lần) 100.000 900.000

Công đóng gói 72kg/giờ/ công 1x 9 100.000 900.000

Công chăm sóc (kiểm tra cây, nhặt sâu bệnh, quét dọn, lau giàn, bổ sung dinh dưỡng, nhập số liệu...)

Công (1.5 giờ/ngày

x70 ngày) 13 100.000 1.300.000

Chi phí khác (sửa hệ thống nước, giàn sập, đệm, cân giàn,..)

Công 5 100.000 500.000

Công giao hàng Ngày 2 100.000 200.000

Tổng chi phí 16.735.053

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)

(Ghi chú: Giàn thuỷ canh được lắp đặt bằng chất liệu nhựa PVC (hay còn được gọi là máng thủy canh), bể chứa nước Sơn Hà nhựa PE-nhựa nguyên sinh 100%, thời gian sử dụng tối thiểu 10 năm, do nhà sản xuất đưa ra;bút đo TDS, PH thời gian sử dụng 5 năm)

Ngoài những trang thiết bị và dụng cụ trên thì trung tâm còn sử dụng thêm thiết bị Farm box, camera giám sát, thiết bị tự động hóa điều chỉnh dinh dưỡng, tự động đo PH, TDS. Giúp chúng ta có thể điều khiển từ xa mọi hoạt động trong nhà kính (Internet kết nối vạn vật). Khi đó cây rau sẽ được tự động kiểm soát độ ẩm, lượng nước, ánh sáng, phân bón….Tất cả các thông tin của cây được truyền về hệ thống máy chủ và từ đây các chuyên gia có thể đưa ra những giải pháp cần thiết, kịp thời để rau quả có chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đang theo đuổi giấc mơ về một nền nông nghiệp sạch, an toàn cho Người Việt.

Do thiết bị này được nhà cung cấp tặng dùng thử nghiệm nên tạm chưa đưa vào chi phí.

Qua bảng 4.8 ta thấy:

Nhìn chung chi phí cho 16 giàn rau muống thủy canh không quá cao. Cụ thể như sau:

Về chi phí: Là khoản đầu tư cho hạt giống, dinh dưỡng, giá thể xơ dừa,…Chi phí cho 16 giàn rau muống của nhà kính năm 2018 là 8.116.000đ. Trong đó đầu tư cho dinh dưỡng là cao nhất,với số tiền là 5.200.000đ , chiếm 64,07% trong tổng chi phí vật chất bỏ ra. Tiếp đó là đầu tư cho giá thể xơ dừa là 2.394.000 (chiếm 29,5%), đầu tư cho nước là 224.000đ (chiếm 2,8%), đầu tư cho điện là 198.000đ (chiếm 2,44%), còn lại là khoản chi phí cho hạt giống là 100.000đ (chiếm 1,22%).

Sử dụng 100% công lao động là thuê sinh viên trong trường để tạo thêm thu nhập cho sinh viên, tạo điều kiện cho các bạn có môi trường thực hành về chuyên môn ứng dụng trong thực tế sản xuất.

Về công lao động: Chi phí công lao động cho 16 giàn rau cũng không quá cao, 16 giàn rau cần số công lao động bao gồm: Công ươm giống với chi phí cho 4,5 công lao động là 100.000đ/công thì chi phí đó là 450.000đ. Công chăm sóc với số chi phí cho công (1,5 giờ/ngày x70 ngày) 13 công lao động là 100.000đ thì chi phí đó là 1.300.000đ, công thu hoạch với chi phí là 1 công/9 lần thu hoạch được 9 công lao động là 100.000đ thì số chi phí đó là 900.000đ,công đóng gói 75kg/giờ/công là 1 công x 9 lần thì số công lao động là 100.000đ thì chi phí đó là 900.000đ, công giao hàng với chi phí cho 2 ngày lao động là 100.000đ/công thì chi

phí đó là 200.000đ. Chi phí khác với chi phí cho 5 công lao động là 100.000đ/công thì chi phí đó là 500.000đ. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì nhà đầu tư chủ yếu sử dụng là thuê công lao động.

4.3.1.2. Doanh thu sản xuất 16 giàn rau muống thủy canh tại nhà kính trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2018

Tại nhà kính của Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên với tổng diện tích là 160 m2, có 16 giàn rau muống thủy canh. Tại thời điểm mô hình thu hoạc rau thủy canh tại nhà kính được 6 lần/ 70 ngày thi đạt 478.1kg với giá bán là 35.000đ tại cửa hàng Fuji.

Thì doanh thu đạt được là 16.735.053đ.

Trong đó, mô hình thu hoạch được 9 lứa/70 ngày với sản lượng là 580.5 kg với giá bán là 35.000đ/kg (giá bán tại cửa hàng Fuji).

=> Vậy doanh thu đạt được là 20.317.500đ. Mặt khác, phụ phẩm từ trồng rau như thân, lá úa,…còn dùng làm thức ăn cho gia súc.

Theo cô Lý Thị Thùy Dương các bộ trung tâm ươm tạo cho biết: chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm. Do đó, để người dân có thể an tâm trong quá trình sử dụng rau thủy canh là vô cùng quan trọng. Thị trường đầu ra cho rau thủy canh đang được phát triển quảng bá và phát triển ở 1 số chuỗi của hàng rau hoa quả sạch Fuji, siêu thị lan chi mart và 1 số các siêu thị khác để cung ứng nguồn rau an toàn cho người tiêu dùng trong tỉnh.”

Trong 1 vụ rau muống thủy canh có thể sử dụng kéo dài thời gian rau khoảng 5-6 tháng lãi suất sẽ tăng gấp 2-3 lần. Do đang trong quá trình thử nghiệm nên chỉ để 70 ngày.

Trồng rau bằng phương pháp trồng đất với phương pháp trồng rau thủy canh thì thời gian trồng bằng phương pháp thủy canh 1 vụ kéo dài gấp 2 lần so với phương pháp trồng đất, năng suất tăng gấp nhiều lần so với trồng đất.

4.3.1.3. Hiệu quả về mặt kinh tế của rau muống thủy canh

Qua bảng 4.8 và doanh thu sản xuất 16 giàn rau muống thủy canh cho thấy việc trồng rau thủy canh không tốn nhiều chi phí mà mang lại hiệu quả khá cao.

Bảng 4.9: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rau muống thủy canh trên 16 giàn của nhà kính trường đại học nông lâm Thái Nguyên tại thời điểm hòa vốn

Tiêu chí Đơn vị tính Giá trị

Giá trị sản xuất (GO) Đồng 16.735.053

Chi phí trung gian (IC) Đồng 8.116.000

Giá trị tăng thêm (VA) Đồng 8.619.053

Thu nhập hỗn hợp (MI) Đồng 4.400.000

Tổng chi phí (TC) Đồng 16.735.053

Lợi nhuận (Pr) Đồng 0

Qua bảng 4.9 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất (GO) là 16.735.035đ. chi phí trung gian (IC) là 8.116.000đ. Gía trị tăng thêm (VA) là 8.619.053đ. Thu nhập hỗn hợp (MI) là 4.400.000đ. Tổng chi phí (TC) là 16.735.053đ.

Lợi nhuận thu được là 0đ. Tại thời điểm hiện tại đang hòa vốn.

Bảng 4.10: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rau muống thủy canh trên 16 giàn của nhà kính trường đại học nông lâm Thái Nguyên

Tiêu chí Đơn vị tính Giá trị

Giá trị sản xuất (GO) Đồng 20.317.500

Chi phí trung gian (IC) Đồng 8.116.000

Giá trị tăng thêm (VA) Đồng 12.201.500

Thu nhập hỗn hợp (MI) Đồng 7.982.447

Tổng chi phí (TC) Đồng 16.735.053

Lợi nhuận (Pr) Đồng 3.582.447

Giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (VA/IC) Lần 1,5 Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) Lần 2,5 Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) Lần 0,98

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018)

Qua bảng 4.9 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng bán rau thủy canh là 16.735.035đ. chi phí trung gian (IC) gồm các khoản chi phí về giống, sơ dừa, dinh dưỡng, thì giá chi phí khá cao là 8.116.000đ.Giá trị tăng thêm (VA) là 8.619.053đ.

Thu nhập hỗn hợp (MI) là 4.400.000đ. Tổng chi phí (TC) là 16.735.053đ. Do chi phí ban đầu khá cao nên lợi nhuận sẽ được ít.

Về Lợi nhuận thu được từ sản xuất rau thủy canh là 3.582.447đ giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí.

Chỉ tiêu giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm khi trồng rau thủy canh là 1,5 nghìn đồng. Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí đầu tư cho rau thủy canh thu về được 2,5 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian là 0,98 nghìn đồng.

Kết quả cho thấy việc trồng RTC thực sự không tốn quá nhiều chi phí, mà mang lại hiệu quả khá cao về mặt kinh tế cũng như xã hội và môi trường như vừa an toàn cho rau củ quả (có thể ăn tại chỗ vì rất sạch do nhà màng đã bao phủ) vừa đảm bảo vệ sinh môi trường do đó trung tâm đang thiết kế xây dựng mở rộng thêm nhà kính để phát triển mô hình này trong những năm tới.

Điều này minh chứng rõ hơn Qua việc điều tra 20 hộ đang triển khai mô hình RTC tại nhà hoặc trang trại, HTX, hầu hết họ đều nói rằng chi phí trồng RTC một phần cao là do chi phí về dinh dưỡng, nhưng hiệu quả cây rau mang lại cao hơn nhiều so với trồng rau ngoài đất, vì trồng ngoài đất sâu bệnh nhiều nên chi phí cho phun thuốc trừ sâu bệnh nhiều và tổn hại tới sức khoẻ cũng như môi trường sống. Do vậy một giải pháp phù hợp cho lý do này đó là khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm cần vào cuộc để chế tạo ra dinh dưỡng tại chỗ vừa cung ứng cho trung tâm vừa cung cấp ra thị trường. Phần khác là do chi phí cho xây dựng nhà lưới cao, đối với mô hình đang triển khai và rất nhiều mô hình khác tại trường thì nhà lưới vẫn phải đi nhập của đơn vị cung cấp bên ngoài, cho nên giải pháp đưa ra ở đây là nhà trường cần chủ động trong xây dựng hệ thống nhà lưới để giảm thiểu chi phí và tạo nên cơ sở cung ứng dịch vụ ra bên ngoài nhằm tăng thu nhập cho nhà trường.

Hiện tại chi phí chi trả cho tiền nhân công đang là rất thấp, đây là 1 lợi thế lớn trong hạch toán chi phí, lao động là các em sinh viên thực tập, sinh viên thực hành hoặc các học viên đang làm nghiên cứu.

4.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, mô hình rau muống thủy canh tại trường Đại học Nông lâm còn tạo ra hiệu quả tích cực về mặt xã hội như:

- Giúp chuyển giao mô hình trồng RTC tới các hộ gia đình, các trang trại và các HTX để họ tự chủ về rau sạch.

- Tạo môi trường tốt cho sinh viên trong và ngoài nước thực hành, rèn nghề, thực tập, và nghiên cứu khoa học.

- Tạo việc làm giải quyết khó khăn trước mắt về tài chính cho sinh viên của trường. - Là địa chỉ cung cấp thường xuyên về rau, quả an toàn cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường và các siêu thị, nhà hàng bên ngoài.

- Giảm thiểu độc hại, bệnh tật và tăng tuổi thọ cho những người ứng dụng mô hình này.

4.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Trồng rau thủy canh giúp giảm ô nhiễm môi trường và đặc biệt mang tính nhân văn cao khi ngày nay các thực phẩm không an toàn ngày càng tràn lan do tính vụ lợi không màng tới sức khỏe người tiêu dùng cũng như của người trồng rau.

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới sự

phát triển rau thủy canh tại tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Đối với mô hình nhà kính Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

4.4.1.1. Thuận lợi

- Có đội ngũ giảng viên chuyên gia về công nghệ cao, được đào tạo từ các nước phát triển.

- Có nguồn lao động sẵn có là sinh viên thực tập. - Hệ thống phù hợp với nhiều loại rau, quả khác nhau.

- Mô hình đặt tại vị trí thuận lợi cho việc đón tiếp các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm, phân phối rau cho các siêu thị, cửa hàng và cá nhân người tiêu dùng.

- Nhà nước hỗ trợ các đề tài, dự án liên quan đến sản xuất nông nghiệp CNC.

4.4.1.2. Khó khăn

- Chưa có đội ngũ chuyên lắp đặt hệ thống nhà kính.

- Chưa có đội ngũ lắp đặt giàn thuỷ canh (đang thuê ngoài).

- Nhà kính hiện tại đã qua sử dụng lâu năm và thiết kế chưa phù hợp tiêu chuẩn.

4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau thủy canh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau

* Quy mô sản xuất

- Tiếp tục phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ tới các hộ gia đình, trang trại, HTX và các doanh nghiệp.

- Việc mở rộng sản xuất cần có quy hoạch hợp lý để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu cây trồng với thiết kế nhà kính.

- Củng cố mạng lưới bán RTC qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh rau quả. Đây là mạng lưới bán RTC an toàn bấy lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.

- Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ RTC là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng kí thương hiệu RTC an toàn.

* Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

-Nhà trường cần tăng cường mở tập huấn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RTC cho các cán bộ xã, chủ các HTX, Trang trại, hộ gia đình quan tâm, chuyển giao, ứng dụng các giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

-Xây dựng bộ tài liệu về sản xuất nông nghiệp CNC và nhân rộng mô hình sản xuất RTC hướng dẫn nông dân thực hiện.

-Tổ chức tập huấn quy trình sản xuất RTC, hướng dẫn ứng dụng các phần mềm hỗ trợ, giám sát nhằm tiết kiệm thời gian tối đa cho đơn vị sản xuất.

-Hướng dẫn đơn vị sản xuất cách phòng trừ sâu bệnh bằng sử dụng dung dịch hữu cơ tự chế từ thiên nhiên: tỏi, ớt, gừng, rượu, và nguyên tắc sử dụng dinh dưỡng, cách ghi chép sổ sách.

* Vốn

Nhà trường cần phối hợp các đề tài, dự án để hỗ trợ đặc biệt cho các HTX, Trang Trại trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo đầu ra cho họ để họ yên tâm tham gia sản xuất.

Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp sạch thông qua các chính sách hỗ trợ cho nông dân trong việc tham gia, nhân rộng và chăm sóc rau, như là: Chính sách cho vay ngắn hạn với chính sách ưu đãi.

* Sản xuất và tiêu thụ

- Đẩy mạnh việc liên kết, gắn kết chặt chẽ 4 nhà để xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó khuyến cáo và hướng dẫn hộ nông dân triển khai gieo trồng ngay tại nhà, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ và ổn định thu nhập cho hộ nông dân.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh các giàn, hoạt động tưới tiêu, vệ sinh nơi gieo trồng đảm bảo phục vụ sản xuất.

- Quản lý chặt chẽ, thường xuyên việc thực hiện sản xuất rau theo mô hình thủy canh, ghi chép sổ sách, sử dụng bao bì, nhãn biệu sản phẩm để phát triển thương hiệu, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm rau an toàn Thái Nguyên.

- Lấy mẫu và phân tích sản phẩm làm cơ sở quản lý chất lượng sản phẩm rau thủy canh an toàn.

- Tranh thủ các đợt xúc tiến thương mại theo chương trình của tỉnh để quảng bá sản phẩm rau thủy canh an toàn.

- Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ khu vực vùng mở sản xuất rau thủy canh an toàn, đáp ứng cho sản xuất và ứng dụng tiến bộ trên các giàn rau thủy canh.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình rau muống thủy canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại Trung Tâm Ươm Tạo

Công Nghệ và Hỗ trợ Khởi Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”, tôi

rút ra một số kết luận sau:

Về hiệu quả kinh tế của mô hình: Hiệu quả kinh tế từ trồng rau thủy canh tương đối cao, cao hơn hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau theo phương pháp truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 61)