Tình hình sử dụng đất đai của Thành Phố Thái Nguyên năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 47 - 53)

STT Chỉ tiêu Tổng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 353.318,91 100,0 1 Đất Nông Nghiệp NNP 294.011,32 83,21

1.1 Đất sản xuất Nông Nghiệp SXN 108.074,64 30,59 1.2 Đất trồng cây hàng năm CHN 63.794,05 18,06

1.3 Đất trồng lúa LUC 47.008,61 13,30

1.4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 168,65 0,05

1.5 Đất trồng cây lâu năm CLN 44.280,63 12,53

1.6 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 16.616,79 4,70 1.7 Đất lâm nghiệp (có rừng) LNP 181.436,79 51,35

1.8 Rừng sản xuất RSX 110.633,30 31,31

1.9 Rừng phòng hộ RPH 35.237,54 9,97

1.10 Rừng đặc rụng RDD 35.565,68 10,07

1.11 Đất nuôi trông thủy sản NTS 4.373,16 1,24

1.12 Đất làm muối LM - -

1.13 Đất Nông nghiệp khác NK 126,96 0,04

2 Đất Phi Nông nghiệp PNN 45.637,80 12,92

2.1 Đất ở OTC 13.682,29 3,87

2.2 Đất ở đô thị ODT 1.838,91 0,52

2.3 Đất ở nông thôn ONT 11.843,38 3,35

2.4 Đất chuyên dung CDG 21.345,00 6,04

2.5 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp CTS 228,38 0,06 2.6 Đất quốc phòng, an ninh CQP 3.054,47 0,86 2.7 Đất sản xuất, kinh doanh Nông Nghiệp CSK 4.360,18 1,23 2.8 Đất có mục đích công cộng CCC 13.701,97 3,88

2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 107,17 0,03

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 818,92 0,23 2.11 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung SMN 9.637,20 2,73

2.12 Đất phi nông nghiệp khác PNK 47,22 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 13.669,79 3,87

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1.592,54 0,45

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 4.423,67 1,25 3.3 Núi đá không có rừng cây NKR 7.653,58 2,17

4.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Điều kiện kinh tế

Năm 2017, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2017 đạt 15,5%.

Trong đó: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%; Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%; Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch; Thu ngân sách: năm 2017 đạt 2.500 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm 2017, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 15,1%. GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.900 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 30 nghìn tỷ đồng [22].

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn ước đạt 9,85%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,17%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,4%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2015, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tổng nguồn lực đầu tư tiếp tục tăng trưởng, trong hai năm 2016, 2017 đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng (Nghị quyết Đại hội đặt ra cho cả nhiệm kỳ là 108 nghìn tỷ đồng). Thu ngân sách: năm 2015 thu đạt hơn 7.300 tỷ đồng; năm 2016 thu đạt hơn 9.600 tỷ đồng; năm 2017 thu đạt 12.643 tỷ đồng (vượt 40,3% so với kế hoạch; vượt hơn 3.600 tỷ đồng so với năm 2016; vượt hơn 5.300 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ); sáu tháng đầu năm 2018 ước đạt 7.050 tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán năm, tăng 5,5% so với cùng kỳ; phấn đấu tỉnh Thái Nguyên có thể tự cân đối thu - chi ngân sách trước năm 2020. Môi trường đầu tư của tỉnh bảo đảm công khai, minh bạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có sự đảo chiều ngoạn mục.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với Hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử, cách mạng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học,

chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đã đạt được của Thành phố Thái Nguyên 2016 - 2017 Năm Chỉ tiêu Tốc độ tăng (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng số 6,21 12,6

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,36 3,32

Công nghiệp và xây dựng 7,57 17,3

Dịch vụ 6,98 7,23

Thuế sản phẩm 6,38 7,23

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 2016,2017) 4.1.3.2. Điều kiện xã hội

+ Giao thông: Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và

cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

+ Đường bộ: Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 4

đường Quốc lộ và 1 tuyến cao tốc, 1 tuyến tiền cao tốc đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 17 (đi Hà Nội, qua Bắc Giang, Bắc Ninh), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn), cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (nối vào tuyến tránh đi vòng qua thành phố, không vào trung tâm, đấu nối với các tuyến đường vào trung tâm tại 3 nút giao là Tân Lập, Đán và Tân Long), tiền cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn).

Thành phố hiện đã xây dựng và đưa vào sử dụng Bến xe khách trung tâm thành phố thay cho bến xe cũ đã quá tải. Đây cũng được xem như là bến xe lớn và hiện đại nhất khu vực phía Bắc, với hệ thống quản lý giám sát xe ra vào hoàn toàn tự động bằng thẻ từ. Bến xe cũ nằm trong trung tâm thành phố hiện được giao cho tập đoàn Vingroup để triển khai dự án trung tâm thương mại. Thành phố đang triển khai xây dựng thêm Bến xe phía Bắc đặt tại phường Tân Long, và Bến xe phía Nam tại phường Tích Lương.

+ Đường sắt: Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hiện nay, một ngày có 2 chuyến tàu xuất phát từ Thái Nguyên đi Hà Nội.

+ Đường sông: Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng

do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Trong tương lai tuyến sông Cầu qua thành phố sẽ được khai thác phục vụ du lịch.

+ Đường không: Trong lịch sử, thành phố có Sân bay Đồng Bẩm, là sân bay

quân sự. Tuy nhiên sân bay này hiện đang bị bỏ hoang và không được sử dụng.

+ Hệ thống điện: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay

là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

+ Hệ thống nước sinh hoạt: Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy

nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày, đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay có tới 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

+ Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông: Thành phố có 1 tổng đài điện

tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone.

+ Trường học: Thành phố Thái Nguyên là đơn vị hành chính đông dân nhất

của tỉnh Thái Nguyên, cho nên số lượng các trường trung học phổ thông cũng đặc biệt nhiều hơn so với các thành phố, thị xã, các huyện khác với 11 trường THPT công lập, 3 trường THPT dân lập và tư thục, cùng 2 trường phổ thông thuộc khối công an, quân đội. Từ ngày 18/8/2017, theo nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương), thị trấn Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ), cùng 3 xã khác được sáp nhập về thành phố. Theo đó, 2 trường THPT Khánh Hòa (nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm) và THPT Đồng Hỷ (nằm trên địa bàn thị trấn Chùa Hang) cũng thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Thuận lợi:

Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu phát triển, có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy khá hoàn chỉnh, gần thủ đô Hà Nội, thuận tiện giao lưu, buôn bán, có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, giáo dục đào tạo, y tế và đô thị hóa.

Đất đai tương đối màu mỡ cùng với chế độ khí hậu, thời tiết ôn hòa là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích.

Tình hình kinh tế có bước tiến mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng từ các thành phần kinh tế bước đầu được huy động.

Thành phố tập trung nhiều xí nghiệp, công ty, các trường đại học, cao đẳng với số lượng sinh viên rất đông nên là một thị trường tiêu thụ RAT lớn.

Trình độ dân trí của người dân được nâng cao, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh nông nghiệp, có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Có truyền thống trồng RAT như mô hình tại tổ 23 phường Túc Duyên, HTX gồm 30 hộ tham gia với tổng diện tích là 2ha. Các hộ tham gia được hỗ trợ kỹ thuật thông qua tập huấn, hỗ trợ một phần phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học, bẫy bả côn trùng và 100% chi phí phân tích mẫu và chứng nhận chất lượng. Sau khi nghiệm thu dự án, đã có 30 hộ được cấp giấy chứng nhận là hộ sản xuất RAT cho 05 loại rau chính. Với truyền thống này nghề trồng rau đã trở thành nghề truyền thống tại địa phương, góp phần đem lại sự no ấm, đầy đủ cho người dân trong vùng nhiều năm qua. Hiện trên địa bàn phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên, người dân ở đây trồng rau có thể đáp ứng cho nhu cầu quanh năm của thị trường thành phố. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, người dân ở đây đang đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã định hướng và tạo mọi điều kiện để người dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật, các dự án phát triển rau của Trung ương và địa phương, nguồn vốn chính sách để ổn định sản xuất.

Tại Túc Duyên đã hình thành và phát triển một vùng chuyên canh trồng rau hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đa số vẫn còn mang tính tự phát, người dân vẫn tự chủ trong tất cả các khâu từ lựa chọn loại cây đến tiêu thụ. Và đặc biệt, khâu bảo quản để các sản phẩm giữ được chất lượng vẫn là khâu yếu nhất mà bản thân người nông dân khó có thể chủ động làm được.

Tình hình kinh tế có bước tiến mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng từ các thành phần kinh tế bước đầu được huy động Thành phố tập trung nhiều xí nghiệp, công ty, các trường đại học, cao đẳng với số lượng sinh viên rất đông nên là một thị trường tiêu thụ RAT lớn Trình độ dân trí của người dân được nâng cao, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh nông nghiệp, có khả năng ứng dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất.

- Khó khăn:

Địa hình đồi núi nhiều nên việc giải phóng mặt bằng trở nên khó khăn. Tình hình đô thị hóa diễn ra mạnh dẫn đến ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tỷ lệ gia tăng dân số tương đối cao đã gây sức ép không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Hệ thống thủy lợi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình đô thị hóa nên khả năng tưới tiêu còn gặp khó khăn.

Để khắc phục những khó khăn trên thì việc xây dựng mô hình trồng rau quả an toàn với công nghệ hiện đại là hết sức cần thiết đối với tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất RTC tại tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Tình hình sản xuất rau và rau thủy canh trên địa bàn

Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng phát triển các loại rau, thêm vào đó, thị trường tiêu thụ rộng mở vì ngoài nhu cầu tiêu thụ của người dân, trên địa bàn còn có nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng được trên 12.000ha rau các loại, sản lượng đạt khoảng 300 tấn, tập trung ở các địa phương: Xã Đông Cao (T.X Phổ Yên); xã Nhã Lộng (Phú Bình); thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); các phường Túc Duyên, Đồng Bẩm (T.P Thái Nguyên)... Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau xanh với số lượng rất lớn trên địa bàn, tỉnh ta vẫn đang phải nhập các loại rau từ nơi khác, điều muốn nói ở đây là rau nhập

phần lớn từ trung quốc, không kiểm soát được nguồn gốc, cũng như chất lượng rau. Thành phố Thái Nguyên là Thành phố công nghiệp có tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, với dân số khoảng 33 vạn người. Bên cạnh đó là các cơ quan xí nghiệp của trung ương, với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề. Đây là thị trường lớn để tiêu thụ nông sản đặc biệt là rau xanh. Thành phố đã tiến hành quy hoạch và từng bước xây dựng các mô hình sản xuất rau thủy canh ở một số xã, phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau muống thuỷ canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 47 - 53)