Diễn giải Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhu cầu trồng RTC tại nhà 5 25
Thử nghiệm phương pháp trồng rau CNC mới 4 20
Sở thích trồng cây, tạo khuôn viên đẹp và thư giãn 3 15
Theo bạn bè, hàng xóm 2 10
Nhu cầu kinh doanh 2 10
Sản xuất theo đơn đặt hàng của DN (Fujji fruit) 3 15
Lý do khác:….. 1 5
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018)
Nhìn chung, các hộ trồng RTC chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu thật sự cần thiết về rau sạch được trồng tại nhà do thực trạng rau hiện nay đang sử dụng rất nhiều chất kích thích, gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, các hộ được phổ biến kiến thức về trồng RTC an toàn, thấy được các ưu điểm của phương pháp này nên đã trồng rau để thử nghiệm và khi nghe bạn bè giới thiệu thì một số hộ cũng đã trồng theo. Bên cạnh đó cũng có một số hộ có sở thích trồng cây, muốn tạo cho khuôn viên quanh nhà đẹp đẽ và có thể thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi nên cũng trồng RTC. Còn một số lý do khác: Nhu cầu kinh doanh, sản xuất theo đơn đặt hàng của Doanh nghiệp,… họ cũng trồng RTC nhưng tỷ lệ không nhiều.
Theo TS. Nguyễn Văn Tảo - hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin & truyền thông Thái Nguyên cho biết: “Thái Nguyên có truyền thống trồng rau từ lâu đời, song phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ. Tìm hiểu, được biết nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã thành công nhờ trồng rau thủy canh trong nhà lưới, nhà kính theo công nghệ Israel, mỗi năm có thể trồng 12 -15 lứa, năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Canh tác theo phương thức này mặc dù đòi hỏi chi phí lớn hơn, nhưng tôi muốn ở đây là yếu tố chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và quan trọng hơn là đảm bảo nhu cầu rau sạch hàng ngày vì gia đình tôi có người già và trẻ em …. Chúng tôi đã áp dụng công nghệ này được gần 1 năm nay, do diện tích đất nhà tôi hẹp nên chúng tôi đã được tư vấn áp dụng trồng trên sân thượng và đến nay tôi thực sự rất hài lòng về phương pháp trồng RTC và rất cảm ơn các chuyên gia nông nghiệp trường ĐHNL Thái Nguyên đã chuyển giao, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật rất nhanh, nhiệt tình, chu đáo và hiệu quả trong thời gian qua.”
Diện tích RTC của các hộ điều tra năm 2018 được thể hiện dưới bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: Diện tích RTC của các hộ điều tra (n=20)
Loại rau Số hộ trồng (hộ) Cơ cấu (%) Diện tích BQ/hộ (𝐦𝟐) Cải mơ 20 100,0 12 Cải xanh 14 66,67 7,5 Cải mèo 10 50 9 Cải ngồng 12 60 7 Mướp hương 15 75 8 Mướp đắng 15 75 8 Cà chua 18 90 10 Dưa leo 10 50 9 Dưa lưới 6 30 9 Cải cúc 10 50 10 Rau muống 20 100,0 12 Mồng tơi 11 55 6 Rau đay 5 25 6 Rau dền 8 40 7 Húng quế 11 55 6 Cần tây 10 50 3 Tỏi tây 10 50 3 Hành lá 12 60 3 Xà lách 14 70 7 Mùi tàu 7 35 3
Rau mùi tía 11 55 4
Hẹ 4 20 3
Rau, quả khác: Diếp cá, Răm, lá lốt, dưa
lưới, dâu tây, ớt…. 4 20 6
Qua bảng 4.5, ta thấy chủng loại RTC được trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng, nhưng phần lớn là các loại rau cải, rau muống với tỷ lệ lên đến 100%. Trung bình mỗi loại RTC có khoảng 11,2 hộ trồng với diện tích BQ/hộ là 6,9 m2. Ngoài các loại rau trên, dâu tây, dưa lưới, ớt đã được các hộ thử nghiệm trồng theo phương pháp thủy canh, kết quả cho thấy cũng khá phù hợp tuy nhiên năng suất chưa cao như phương pháp trồng ngoài đồng ruộng, do vậy các chuyên gia nông nghiệp Đại học Nông lâm vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để sản xuất ra dinh dưỡng phù hợp với các loại cây này, hy vọng sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2019. Đây là các loại cây mà đang được giá hơn cả, hơn nữa nếu trồng ngoài thì phải sử dụng rất nhiều công chăm sóc và hoá chất để cây phát triển tối đa.
4.2.2. Thị trường tiêu thụ RTC khi trồng rau của các hộ
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Tuy nhiên đối với riêng RTC tại thị trường Thái Nguyên thì do còn rất mới mẻ (RTC mới được cung cấp tại thị trường Thái Nguyên từ khi Vinmart mở cửa - sản phẩm rau của họ phần lớn là RTC), cho nên phần lớn các hộ, DN, HTX hiện đang sản xuất chỉ đủ để phục vụ tại gia và 1 phần rất nhỏ bán ra thị trường. Mặc dù 1 số hộ lúc đầu sản xuất theo nhu cầu của họ về rau sạch xong khi sản xuất thì họ thấy năng suất cao, chất lượng tốt nên khách hàng tự tìm đến họ, lúc đầu chỉ là cho, tặng, biếu sau đó khách hàng đặt hàng tiêu thụ với số lượng không nhiều mỗi tuần. Tuy nhiên các hộ trong tỉnh đã kết nối với nhau thông qua giới thiệu của các chuyên gia chuyển giao công nghệ trường Đại học Nông lâm để cùng nhau cung ứng RTC theo nhu cầu của khách hàng lẻ, và 1 số siêu thị sản phẩm sạch.
Theo Cô Nguyễn Thị Thu - chủ đại lý Bánh kẹo - đường Hùng Vương - Tp Thái Nguyên cho biết: “Lúc đầu chỉ là chồng tôi muốn làm 2 giàn để vừa làm thú vui cho tuổi nghỉ hưu. Mỗi sáng sớm lên tầng ngắm rau, ngắm quả, xong 1 thời gian sản xuất thì thấy rất tiện, cần ăn rau sạch bất cứ lúc nào là có ngay, cần rau gì cũng có, đặc biệt là các loại rau trái vụ, năng suất thì vượt trội so với ngày trước chúng tôi trồng bằng đất thông qua thùng xốp. Hơn nữa, ai đến chơi cũng khen khuôn viên vườn rau tại tầng 3 ngày nào như 1 khu bỏ đi mà nay tràn đầy màu xanh
nhìn thật bắt mắt. Thế nên tôi lại mở rộng thêm 2 giàn rau và 2 giàn quả cho khu vườn nhà mình. Cho đến nay nhà tôi gồm 4 người ăn thừa thãi và hàng tuần tôi đã có khách hàng hẹn lịch mua rau mỗi tuần, họ trả giá cao hơn gấp nhiều lần so với rau mua bên ngoài. Tôi rất vui vì vừa có rau sạch để ăn lại vừa có thêm 1 chút thu nhập cho gia đình”.
Anh Hải - chủ cửa hàng bán đồ điện tử - TP Thái Nguyên- chia sẻ: “Gia đình tôi có ý tưởng trồng RTC từ năm 2016 nhưng đến năm 2018 mới thực hiện được. Sau khi tôi quyết định nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước và mở cửa hàng tại nhà, tôi đã đi học hỏi, tham quan 1 số mô hình ở Hà Nội và quanh TP Thái Nguyên, tôi thực sự thấy mô hình này rất phù hợp vì nhà tôi chỉ có 1 ít diện tích đất, bố mẹ tôi thích trồng hoa và cây cảnh nên không còn diện tích để trồng rau. Trong khi đó bố mẹ tôi thì đang bệnh tuổi già nên tôi đã quyết định áp dụng mô hình trồng RTC trên tầng thượng (tầng 4). Từ ngày làm hệ thống này nhà tôi gần như không phải mua rau bên ngoài, thi thoảng vợ tôi còn cho hoặc bán cho hàng xóm nữa. Ưu điểm vượt trội của phương pháp trồng RTC so với trồng rau thổ canh truyền đó là trồng được rất nhiều các giống rau, cả rau trái vụ, rau gia vị, ...không có kim loại nặng, kiểm soát được nồng độ dinh dưỡng và rất ít tốn công chăm sóc cũng như tạo nên một không gian thật xanh sạch”.
Cụ thể số liệu điều tra các hộ trên địa bàn tỉnh như sau: