Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế một số đồ dùng và sử dụng thiết bị dạy học trong môn tiếng việt lớp 2 3 ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 67 - 71)

3.2.2.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Bảng 3.1: Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm tại Tiểu học Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ – Tỉnh Phú Thọ

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Học sinh nắm vững nội dung, yêu

cầu bài học

29 82,9% 33 94,3%

Học sinh hình thành được các kĩ năng cần thiết cho môn học

23 65,7% 30 85,7%

Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn

19 54,3% 32 91,4%

Bảng 3.2: Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm tại Tiểu học Văn Lung – Thị xã Phú Thọ – Tỉnh Phú Thọ

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Học sinh nắm vững nội dung, yêu

cầu bài học

23 71,87% 30 93,75%

Học sinh hình thành được các kĩ năng cần thiết cho môn học

19 59,37% 27 83,37%

Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn

Bảng 3.3: Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm tại Tiểu học Thanh Minh– Thị xã Phú Thọ – Tỉnh Phú Thọ

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Học sinh nắm vững nội dung, yêu

cầu bài học

18 62,06% 26 89,66%

Học sinh hình thành được các kĩ năng cần thiết cho môn học

15 51,72% 22 75,86%

Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn

17 58,62% 25 86,2%

Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, tôi thấy: - Về phía học sinh

+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia giờ học, nắm chắc nội dung bài học

+ Học sinh hình thành được một số kĩ năng cần thiết để phục vụ cho việc học tập như kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp, v.v…

+ Tất cả các học sinh đều học tập sôi nổi, thêm yêu tích môn học, có thái độ tình cảm đúng đắn với mọi người xung quanh với cảnh vật thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên v.v…

Ngoài ra, tôi thấy nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức của đầu bài, giải quyết vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo. Như vậy, việc thiết kế một số đồ dùng dạy học chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng phát triển các năng lực của học sinh.

- Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc sử dụng các đồ dùng dạy học tự thiết kế vào giờ dạy Tiếng Việt. Các giáo viên đều khẳng định: “Việc sử dụng các đồ dùng dạy học này đã giúp học sinh hứng thú với giờ học hơn, đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức – kĩ năng – thái độ, nâng cao chất lượng giờ học”.

3.2.2.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các câu hỏi được thiết kế trong phiếu điều tra

Bảng 3.4: Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp Số phiếu điều tra

Mức độ

Hiểu và vận dụng

Biết Chưa biết

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

3A 32 11 34,4 18 56,2 3 9,4

3B 35 13 37,1 21 60 1 2,9

Từ bảng so sánh kết quả ta tiến hành vẽ biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ phù hợp của đồ dùng dạy học được thiết kế

0 10 20 30 40 50 60 Hiểu và vận dụng

Biết Chưa biết

Lớp 3A Lơp 3B

Dựa vào biều đồ đánh giá mức độ phù hợp của đồ dùng dạy học tự làm, chúng ta nhận thấy đồ dùng dạy học là rất cần thiết trong quá trình dạy và học. Học sinh ở lớp thực nghiệm cảm thấy hào hứng với đồ dùng dạy dạy học tự làm, hầu hết số học sinh ở lớp thực nghiệm đều đưa ra ý kiến là đồ dùng dạy học tự làm này là phù hợp và rất phù hợp với bài học, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy, đồ dùng dạy học tự làm đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình dạy và học hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Sau khi tiến hành nghiên cứu và thiết kế được một số đồ dùng dạy học, tôi đã chỉ ra cách sử dụng và ứng dụng chúng vào các giờ dạy cụ thể, đồng thời tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm lại hiệu quả và độ phù hợp của đồ dùng dạy học được thiết kế.

Ở phần cách thức sử dụng các đồ dùng được thiết kế, chúng tôi đã chỉ rõ thức sử dụng của từng đồ dùng dạy học tự thiết kế trong các hoạt động học cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể thấy được phần nào độ phù hợp và hiệu quả của đồ dùng dạy học được thiết kế đó trong dạy học môn Tiếng Việt.

Phần tiến hành thực nghiệm đã chỉ rõ được tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của đồ dùng dạy học được thiết kế thông qua các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra. Đồ dùng dạy học tự thiết kế đã góp phần giúp học sinh thêm nắm vững nội dung kiến thức bài học, hình thành các kĩ năng và bồi dưỡng ở các em các tình cảm thái độ đúng đắn, phù hợp.

Đồ dùng dạy học được thiết kế có tính ứng dụng cao, không chỉ phát huy được vai trò trong môn Tiếng Việt mà còn có thể sử dụng cho nhiều môn học khác bới tính linh hoạt của nó.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số đồ dùng và sử dụng thiết bị dạy học trong môn tiếng việt lớp 2 3 ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 67 - 71)