Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 26 - 35)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.5. Phân tích kết quả điều tra

1.3.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

a) Quan niệm của GV về sự cần thiết phải hình thành biểu tượng số lượng, con số

và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡtheo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

Qua phiếu điều tra bằng Anket, 100% số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo; đã hiểu được sự cần thiết của nó đối với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung cũng như trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng. Tuy nhiên việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc còn làm nhiều GV lúng túng.

b) Quan niệm của GV về những biểu hiện của sự phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trẻ mẫu giáo nhỡ

- Trong số 21 GV trả lời phiếu điều tra có 16 GV (76, 19%) cho rằng biểu tượng số lượng, con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện ở khả năng trẻ đếm được số lượng đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- 14,28% số GV cho rằng trẻ có thể nhận biết được số lượng các nhóm trong phạm vi 10.

- Một số GV khác (9,53%) thì cho rằng sự phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm của trẻ còn được thể hiện qua việc trẻ biết biến đổi số lượng và mối quan hệ số lượng trong phạm vi số đã học.

- 21/21 (100%) GV đều cho rằng sự phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm của trẻ còn được thể hiện qua khả năng trẻ phản ánh được số lượng nhóm đối tượng bằng từ số.

Thông qua các số liệu trên ta thấy: hầu hết GV mầm non quan niệm biểu hiện của sự phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi được thể hiện ở những điểm sau:

- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10. - Gộp các nhóm đối tượng và đếm.

- Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách. - Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy rằng số GV mầm non được điều tra đều đã xác định được một số biểu hiện của sự phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi. Đã có sự đầu tư, tích hợp các chủ đề, các hoạt động với nhau. Tuy nhiên phần lớn GV mầm non vẫn còn lúng túng trong việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc như thế nào.

1.3.5.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi của giáo viên mầm non

a) Về mức độ sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

Bảng 1.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua

Các biện pháp sử dụng

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ

SL % SL % SL %

Lập kế hoạch cho nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc

19 90,47 2 9,53 0 0

Thiết kế môi trường hoạt động góc

cho trẻ theo hướng phát triển 7 33,33 13 61,79 1 4,76 Tăng cường cho trẻ hoạt động góc với

các góc chơi có nội dung toán học tích hợp

7 33,33 14 66,67 0 0

Phân trẻ về các góc một cách linh hoạt 8 38,09 12 57,14 1 4,76 Tạo tình huống có nội dung phát triển

biểu tượng số lượng, con số và phép đếm trong quá trình hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi

6 28,57 9 42,85 6 28,57

Phối hợp các phương pháp dạy học trực quan, dùng lời,... để tổ chức các hoạt động góc cho trẻ làm quen với toán

4 19,04 17 80,96 0 0

Tạo mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa

các góc chơi, giữa các trẻ với nhau 17 80,96 4 19,04 0 0

Sử dụng yếu tố thi đua 12 57,14 5 23,8 7 33,33

Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời 16 76,19 5 23,81 0 0

Theo kết quả điều tra của bảng 1.1 (từ 21 phiếu điều tra trên) chúng tôi thấy nhìn chung giáo viên đã sử dụng hầu hết các biện pháp đưa ra, trong đó có các biện pháp 1, 7, 8, 9 thường xuyên được sử dụng hơn.

Qua quá trình khảo sát thực trạng việc sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo của một số giáo viên trường Mầm non Phong Châu, Thị xã Phú Thọ chúng tôi nhận thấy: GV đã nhận

thức được tầm quan trọng của hoạt động hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc. Tuy nhiên, một số GV chưa khai thác và sử dụng biện pháp dạy học một cách triệt để. Do đó, việc thực hiện mục tiêu hoạt động và đánh giá kết quả giáo dục còn hạn chế. Từ thực tế đó chúng tôi thấy cần nghiên cứu áp dụng những biện pháp thích hợp hơn nữa với mục đích hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

b) Những khó khăn GV thường gặp khi hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp trong hoạt động góc

Những khó khăn được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2. Những khó khăn GV thường gặp khi hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp trong hoạt động góc

STT Các khó khăn SL Tỉ lệ %

1 Thiếu đồ dùng đồ chơi cho các góc 21 100 2 Diện tích lớp học không đảm bảo, thiếu chỗ cho trẻ hoạt

động

5 23,8

3

GV chưa linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ nhằm hình thành biểu tượng toán số lượng con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp

2 9,52

4

Giữa các góc chơi chưa có hoặc có ít mối liên hệ để phát triển biểu tượng toán nói chung và biểu tượng số lượng, con số và phép đếm nói riêng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

11 52,38

5 Ảnh hưởng bởi sự đánh giá, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cấp trên

9 42,85

Tổng số phiếu điều tra là 21 Qua thống kê trên ta dễ dàng thấy được: Khó khăn lớn nhất mà GV thường gặp phải khi hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ

quan. Trên thực tế, hoạt động góc cần đến đồ chơi hơn các hoạt động khác. Đa số GV cho rằng để có 1 tiết hoạt động góc thành công thì việc đầu tư và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là điều rất cần thiết. Nhưng trên thực tế GV chỉ thực sự đầu tư cho hoạt động góc khi cần có sự nhận xét, đánh giá (Dự giờ, kiểm tra, thi GV giỏi,...) từ bên ngoài đối với các hoạt động đó chứ không hoàn toàn vì nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, còn tồn tại những khó khăn khách quan khác như: lớp học chật hẹp, thiếu đồ dùng đồ chơi,... hoặc giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động góc nhằm cho trẻ LQVT nói chung và việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm nói riêng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và do sự đánh giá, chỉ đạo của cấp trên đôi khi còn chưa thống nhất.

1.3.5.3. Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 -5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc

Bảng 1.3. Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 -5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

STT Các tiêu chí MĐ 1: Giỏi MĐ 2: Khá MĐ 3: TB MĐ 4: Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Trẻ biết đếm trên phạm vi 10 và

đếm theo khả năng 13 21,67 17 28,3 `23 38,33 7 11,67 2 Nhận biết các chữ số, số lượng và

số thứ tự trong phạm vi 5 11 18,33 12 20 24 40 11 18,33 3 Gộp hai nhóm đối tượng và đếm 5 8,33 11 18,33 27 45 17 28,33 4 Tách một nhóm đối tượng thành

các nhóm nhỏ 5 8,33 9 15 28 46,7 18 30

5 Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,...)

14 23,33 19 31,67 21 35 6 10

Tổng số trẻ điều tra: 60 Qua những số liệu bảng trên đây cho thấy kết quả thể hiện ở các tiêu chí là không đồng đều. Chứng tỏ rằng khi dạy trẻ hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động

góc, GV mới chỉ chú ý đến dạy trẻ đếm để xác định số lượng và nhận biết số lượng các nhóm đối tượng; phản ánh số lượng nhóm đối tượng bằng từ số, còn khả năng trẻ biết so sánh số lượng các nhóm đối tượng và thêm bớt trong phạm vi 10 nhằm biến đổi số lượng chưa được GV chú trọng để hướng dẫn trẻ. Điều này chứng minh kết quả thể hiện trên trẻ rất thấp và không đồng đều.

1.3.5.4. Những thuận lợi và khó khăn của việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc

Qua điều tra thực trạng giúp chúng tôi nhận thấy: Việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc có những khó khăn và thuận lợi nhất định.

a) Thuận lợi: Đa số GV dạy trẻ mầm non (khoảng 80%) đã được tập huấn nội

dung chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề, tích hợp trong từng hoạt động có chủ đích. Do vậy, họ đã biết sử dụng tốt một số biện pháp, hình thức tổ chức nội dung trong hoạt động học tập cho trẻ LQVT theo hướng tích hợp nói chung và hoạt động góc theo hướng tích hợp nói riêng.

b) Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, thì việc hình thành biểu tượng số lượng,

con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này do nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại:

- Nguyên nhân chủ quan: Chương trình cải cách cũ vẫn chưa được hoàn toàn thay thế, quan điểm dạy học mới theo hướng tích hợp trong các hoạt động nói chung và hoạt động góc nói riêng còn khó khăn đối với nhiều giáo viên.

- Nguyên nhân khách quan: Số lượng trẻ trong lớp 35 - 40 trẻ, thường vượt quá quy định chuẩn là 15 - 20 trẻ (đối với trẻ 4 - 5 tuổi), trẻ lại có biểu hiện tính cách đa dạng làm cho GV khó linh hoạt trong tổ chức các hoạt động nói chung cũng như tổ chức nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và

riêng. Ngoài ra, đồ dùng, đồ chơi là những yếu tố quan trọng trong giờ hoạt động góc thì lại thiếu và chưa phong phú, không gian lớp học thì chật hẹp không đủ diện tích để trẻ hoạt động.

Thông qua quá trình tìm hiểu thực trạng hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc, chúng tôi nhận thấy: Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ về kiến thức chuyên môn, tổ chức các hoạt động và tổ chức dạy nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc cho GV là điều hết sức cần thiết. Cần tránh cách làm truyền thống đó là làm theo kinh nghiệm mà không xuất phát từ cơ sở lý luận. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ, đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi; hướng dẫn GV sử dụng linh hoạt đồng bộ các biện pháp để hoạt động hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc đạt hiệu quả cao; tiến hành chia các nhóm lớp nhằm giảm số trẻ trong từng lớp, điều này đồng nghĩa với việc tăng cường về đội ngũ giáo viên tay nghề và cơ sở vật chất cần tăng cường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Dạy học theo hướng tích hợp ở bậc học Mầm non là sự đan cài, lồng ghép các nội dung hoạt động của trẻ với nhau dưới sự tổ chức linh hoạt và sự hướng dẫn có kế hoạch, có mục đích của nhà giáo dục nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức có trong thực tiễn. 2.Tích hợp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động góc.

- Hoạt động không phải là thừa năng lượng (như các nhà tư sản phương Tây quan niệm) mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Trong giờ học, những sự việc, hiện tượng xảy ra trong môi trường sống gần gũi với trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được phát triển. Trẻ chơi chủ yếu do mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng sáng tạo của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn nhưng khả năng và năng lực của trẻ chưa đủ để trẻ làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn dưới dạng hoạt động Góc.

3. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy:

- Hầu hết GV mầm non đã nhận thức một cách đúng đắn về sự cần thiết phải hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc. Tuy nhiên, do cách tiếp cận tích hợp trong hoạt động góc của bậc học mầm non còn mới mẻ vì vậy một số GV còn chưa thực sự linh hoạt trong quá trình sử dụng các biện pháp làm cho sự hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc nên hiệu quả dạy trẻ LQVT chưa cao.

- Mức độ hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc qua điều tra còn chưa đồng đều và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

4. Từ việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và khai thác các nguồn tài liệu có liên quan đến nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ

kết luận trên đây. Đồng thời những kết luận trên chính là cơ sở để xây dựng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)