CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP NHẮM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 35 - 37)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP NHẮM NÂNG CAO

HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC.

Mục đích của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu là làm thế nào để hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động góc. Để xây dựng được các biện pháp tác động nhằm hình thành và biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc sau:

2.1.1. Đảm bảo thống nhất giữa lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

Các biện pháp đưa ra cần có sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn về việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

2.1.2. Phù hợp với mục đích giáo dục nói chung

Điều này đã được khẳng định trong văn kiện ĐH lần thứ IV - BCH TW khóa VII, Đảng cộng sản Việt Nam là phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đào tạo nên những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước; là mục tiêu cụ thể của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng (giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp 1) để đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, tính vững chắc cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.

2.1.3. Các biện pháp đưa ra phải mang tính khả thi

Các biện pháp phải phù hợp với khả năng của trẻ, của giáo viên, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Đây là điều kiện tiên

tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

2.1.4. Tác động tích cực đến sự phát triển mọi mặt nhân cách của trẻ

Các biện pháp này nhằm mục đích giải quyết nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Trong phạm vi tổng thể các biện pháp có tác dụng thúc đẩy toàn bộ các hoạt động giáo dục khác trong trường mầm non đạt kết quả theo mục đích giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách con người.

2.1.5. Biện pháp đề ra phải mang tính hệ thống

Khi sử dụng các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc, các nhiệm vụ nhận thức đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo một trình tự logic hợp lí nhất định: việc cung cấp những kiến thức mới phải dựa trên những kiến thức trẻ đã học đồng thời làm cơ sở để trẻ tiếp thu những kiến thức tiếp theo. Hơn thế nữa, việc sắp xếp các kiến thức trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm được nâng dần độ khó đối với trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu lĩnh hội biểu tượng theo hướng tích hợp qua hoạt động góc.

Trong quá trình dạy trẻ, giáo viên phải xác định chính xác nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ trong từng giai đoạn học tập. Bên cạnh đó để đảm bảo tính hệ thống trong dạy trẻ những kiến thức toán học sơ đẳng, cần thiết phải sử dụng tất cả các giác quan vào dạy học như: thị giác, thính giác, xúc giác,... Giáo viên cũng cần thường xuyên ôn tập và củng cố kiến thức, trên mỗi giờ hoạt động góc nên có sự kết hợp các góc chơi với các chủ đề khác nhau, phong phú đa dạng để thông qua hoạt động chơi trẻ phát triển được các biểu tượng toán sơ đẳng nói chung và biểu tượng số lượng, con số phép đếm nói riêng.

2.1.6. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính độc lập, tích cực học tập của trẻ trong quá trình lĩnh hội tri thức trẻ trong quá trình lĩnh hội tri thức

Trong quá trình dạy học, để đảm bảo tính ý thức và tính tích cực của trẻ, GV cần sử dụng hợp lí và có hiệu quả các phương pháp dạy học có vấn đề để buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm ra cách để giải quyết chúng.

Chẳng hạn: đến góc chơi xây dựng, cô giáo hỏi trẻ: gia đình nhà bạn Thỏ có mấy người? Ai cao hơn? Ai thấp hơn?... Những câu hỏi như vậy hướng trẻ vào chủ đề đồng thời giúp trẻ phát triển những biểu tượng sơ đẳng về toán.

Hơn bất cứ một hoạt động nào, khi tham gia hoạt động góc, trẻ thể hiện rõ nhất tính độc lập, chủ động của mình, nó là điều kiện cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hoạt động góc trẻ được chơi, được học, trò chơi được coi là phương tiện dạy học riêng biệt không thể thiếu trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ trong hoạt động góc nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)