9. Cấu trúc của đề tài
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH
2.2.6. Tổ chức đánh giá kết quả chơi tại các góc của trẻ
2.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa:
Đánh giá kết quả chơi tại các góc có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức chơi bởi nó vừa là khâu cuối cùng nhưng được coi như bước khởi đầu cho các quá trình sư phạm tiếp theo. Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể xác định được chất lượng và hiệu quả của các biện pháp sử dụng, phát hiện ra những thiếu sót, tồn tại của chúng từ đó điều chỉnh và khắc phục, đồng thời đưa ra những dự kiến cho tương lai, hướng tới một kết quả khả quan hơn trong công tác tổ chức hoạt động góc cho trẻ ở trường mầm non.
2.2.6.2. Yêu cầu:
- Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra (chính là đánh giá kết quả chơi của trẻ) cần phải xây dựng những tiêu chí nhất định và những tiêu chí này phải
được xây dựng dựa vào cơ sở lý luận về hoạt động góc, về sự phát triển biểu tượng số lượng con số và phép đếm của trẻ 4 - 5 tuổi.
- Đánh giá kết quả chơi tại các góc của trẻ cần công bằng, khách quan tạo cho trẻ tự tin và cố gắng hơn trong các trò chơi sau.
- Đánh giá cả về mặt định lượng và định tính của kết quả chơi tại các góc.
2.2.6.3. Nội dung:
- Đánh giá việc thực hiện các hành động chơi, luật chơi khi trẻ tham gia hoạt động tại các góc chơi.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chơi của trẻ - tức là kết quả thực hiện các nhiệm vụ mà GV đã đưa ra.
- Đánh giá thái độ của trẻ trong quá trình chơi (hứng thú, mức độ tích cực, độc lập).
2.2.6.4.Cách tiến hành:
Để đánh giá việc chơi của trẻ tại các góc chơi, đầu tiên GV phải xác định rõ yêu cầu với từng trẻ (sự tiến bộ của trẻ phải được hiểu như là sự nâng cao từ mức độ hiểu biết, kỹ năng). Vì thế khi đánh giá kết quả chơi của trẻ cần phải thực hiện một số bước như sau:
- Thu thập thông tin xác định những hiểu biết, kỹ năng chơi của trẻ. - So sánh kiến thức và kỹ năng hiện tại của trẻ với mức độ trước đó.
- So sánh kiến thức và kỹ năng hiện tại của trẻ với mục tiêu, yêu cầu cần đạt ở trẻ.
Có hai cách thu thập thông tin về khả năng hiểu biết và làm của trẻ trong hoạt động góc, đó là:
- Cách thứ nhất: quan sát thường xuyên hành vi và hoạt động của trẻ trong khi chơi hoặc là xem xét sản phẩm, kết quả chơi của trẻ xem trẻ hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào.
Tất cả những gì quan sát và ghi chép, nhận xét đều được lưu giữ trong túi hồ sơ từng cá nhân.
Cách thứ hai: GV có thể đưa ra những tình huống, bài tập trắc nghiệm dưới hình thức chơi trong đó trẻ phải giải quyết một vấn đề nhận thức nào đó.
Cả hai cách làm trên đều có điểm mạnh và những hạn chế nhất định, vì thế trong kiểm tra đánh giá kết quả chơi tại các góc của trẻ cần kết hợp cả hai cách thu thập thông tin trên để có được những thông tin chính xác và khách quan hơn về kết quả chơi của trẻ tại các góc chơi, từ đó thu thập được các kết quả chính xác trong việc hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
* Điều kiện vận dụng:
- GV phải có kỹ năng đánh giá (biết quan sát, chọn cách khách quan phù hợp với đối tượng và biết ghi chép thông tin cần thiết, biết cách thu thập và xử lý thông tin thu được).
- Số lượng trẻ từng lớp, nhóm không quá đông để cô giáo có thể tiến hành quan sát từng cá nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Từ việc định hướng của chương 1, chúng tôi xác định các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc. Cụ thể là:
- Việc xây dựng các biện pháp phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
- Các biện pháp được xây dựng phải phù hợp với mục đích giáo dục nói chung. - Các biện pháp đưa ra phải mang tính khả thi.
- Các biện pháp đưa ra phải góp phần tích cực tác động đến sự phát triển mọi mặt nhân cách của trẻ.
- Biện pháp đề ra phải mang tính hệ thống.
- Các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính độc lập, tích cực học tập của trẻ trong quá trình lĩnh hội tri thức.
2. Trên cơ sở xác định các nguyên tắc đã xây dựng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.
- Thiết kế môi trường hoạt động góc cho trẻ theo hướng phát triển - Phân trẻ về các góc chơi một cách linh hoạt
- Tạo tình huống có nội dung phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm trong quá trình hoạt động góc của trẻ 4 - 5 tuổi
- Tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động góc - Phối hợp các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc
- Tổ chức đánh giá kết quả chơi tại các góc của trẻ
3. Các biện pháp được đề xuất sẽ có hiệu quả cao nếu giáo viên có kiến thức, có năng lực chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ, sáng tạo, cập nhật kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non, đồng thời biết vận dụng các giải pháp đúng lúc, đúng mức
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ
LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 TUỔI) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC.