9. Cấu trúc của đề tài
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH
2.2.4. Tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động góc
2.2.4.1. Mục tiêu - ý nghĩa:
Việc tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động ở các góc chơi như tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và tạo hứng thú cho trẻ khi chơi bằng phân nhóm trẻ linh hoạt đã dành cho GV có cơ hội cá thể hóa chương trình hoạt động cho từng trẻ và thỏa mãn nhu cầu chơi cảu trẻ; cho phép GV thực hiện chương trình trong phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn (nhóm ôn luyện, nhóm thì chơi, học cái mới, có nhóm thì tự chơi - chơi theo ý thích...); GV có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân; hơn nữa thông qua hoạt động góc GV có nhiều thời gian để quan sát và đánh giá trẻ chơi; từ đó có thể tìm ra các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động góc phù hợp cho trẻ, đó chính là tiền đề - điều kiện cần cho việc hình thành và phát triển có hiệu quả các biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo.
2.2.4.2. Yêu cầu:
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Cần dựa vào những đặc điểm tâm lý nói chung và đặc điểm nhận thức nói riêng của trẻ để phân nhóm trẻ cho hợp với trình độ, khả năng nhận thức tương đối đồng đều giữa những trẻ trong từng nhóm trẻ chơi hay giữa các nhóm trẻ với nhau.
- Chú ý đến diện tích phòng học để phân chia không gian giữa các góc trẻ chơi cho hợp lý.
2.2.4.3. Nội dung:
Việc tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình hoạt động góc bao gồm việc tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và tạo hứng thú cho trẻ; từ đó giúp trẻ nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hình thành và phát triển các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm.
2.2.4.4.Cách tiến hành:
Thứ nhất, tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Để tạo được mối quan hệ thân thiện, mang tính phát triển, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xác định rõ vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động góc. Cụ thể: xác định mức độ, thời điểm cần thiết phải có sự hợp tác của cô với trẻ trên cơ sở xác định mức độ phát triển các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm.
Ví dụ: Khi quan sát trẻ ở góc xây dựng: xây ngã tư đường phố đã hết gạch nhưng trẻ chưa biết tìm nguyên liệu ở đâu để tiếp tục xây, cô nên gợi ý trẻ đến góc bán hàng, khi nói với trẻ đến góc bán hàng cô nên nói cụ thể số lượng gạch cần mua là bao nhiêu viên (nhỏ hơn 10), số tiền (nhỏ hơn 10),... sau đó cho trẻ đếm cùng. Như vậy giữa các nhóm trẻ sẽ có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ biết tự lấy nguyên vật liệu thay thế hoặc tự đi mua hàng thì cô chỉ dừng lại ở mức độ quan sát và gợi ý cho trẻ tiếp tục chơi.
Như vậy, chúng ta thấy rằng giáo viên không nên can thiệp vào tất cả các trò chơi của trẻ, nên để trẻ được chủ động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tại các góc chơi của mình.
- Tạo mối quan hệ cởi mở, hợp tác, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ nhằm đáp ứng được nhu cầu giáo tiếp của trẻ. Bằng thái độ thân thiện, giọng nói nhẹ nhàng giáo viên tạo bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ mỗi khi thành công cũng như thất bại, giúp trẻ mạnh dạn,
trẻ gần gũi với các bạn đồng thời giúp đỡ bạn trong quá trình hoạt động, không chỉ biết quan tâm đến kết quả chơi của mình mà còn biết quan tâm đến kết quả chơi của bạn, biết chia sẻ với bạn. Mối quan hệ như vậy giúp trẻ có điều kiện bộc lộ hết khả năng của mình.
Thứ hai, tạo hứng thú của trẻ khi chơi bằng phân nhóm trẻ linh hoạt
Hoạt động góc thực hiện các nhiệm vụ dạy học khác nhau, như: hình thành các biểu tượng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tượng đã học về số lượng, số, phép đếm, kích thước, hình dạng, không gian,... Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các ưu điểm và hạn chế của từng hình thức tổ chức hoạt động góc (cá nhân, nhóm) mà có sự vận dụng chúng trong quá trình hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm thông qua hoạt động góc nhằm tạo ra sự mới mẻ đối với trẻ, từ đó làm tăng hứng thú của trẻ với góc chơi. Trong hình thức chơi cá nhân, trẻ nắm kiến thức và thực hiện các nhiệm vụ chơi khác nhau dưới sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của người lớn. Trong hoạt động góc, hình thức chơi cá nhân thường được sử dụng khi cần dạy trẻ những hành động mẫu, hay thao tác lại một cách chính xác các kiến thức, biểu tượng trẻ vừa lĩnh hội. Việc hướng dẫn từng trẻ tham gia vào trò chơi nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhận thức nào đó sẽ đảm bảo tích lũy những kinh nghiệm cho trẻ, phát triển tính độc lập, tích cực của trẻ. Trong hình thức này, sự giao lưu giữa cô và trẻ đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực. Hơn nữa, khi tổ chức hướng dẫn từng trẻ chơi, GV sẽ dễ dàng nhận ra “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, từ đó cô có sự lựa chọn nội dung, phương pháp để hướng dẫn một cách phù hợp nhất (giáo dục cá biệt). Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hình thức này là không thực sự phù hợp với điều kiện giáo dục hiện nay. Do số lượng trẻ trong lớp đông nên chơi cá nhân mất nhiều công sức, thời gian của giáo viên, mặt khác, hình thức chơi này còn làm hạn chế khả năng hợp tác giữa trẻ với nhau nên tính tích cực thi đua trong quá trình chơi - học bị hạn chế.
Hình thức tổ chức trò chơi theo nhóm, tập thể hiện nay được sử dụng phổ biến nhất. Với hình thức này, giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp cùng tham gia vào một trò chơi và cùng thực hiện một nhiệm vụ nhận thức nào đó.
Ưu điểm của hình thức này là giữa các trẻ trong nhóm, lớp có sự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, làm tăng tính thi đua, đoàn kết, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Ở một góc độ khác, hình thức này còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hạn chế: Hạn chế lớn nhất của hình thức này là giáo viên khó có thể thực hiện được nguyên tắc giáo dục cá biệt, khó nắm được đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt của từng trẻ... cho nên việc phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho từng trẻ là khó.
Để phân nhóm trẻ linh hoạt, trước hết GV cần xác định đặc thù của góc chơi cho phù hợp: góc chơi động hay tĩnh, trẻ chơi theo hình thức như thế nào (cá nhân, theo nhóm hay tập thể,...). Như vậy, việc thay đổi cách phân nhóm trẻ chơi linh hoạt theo các tiêu chí khác nhau, thay đổi một cách linh hoạt hình thức tổ chức hoạt động góc sẽ tạo ra sự hấp dẫn, tăng hứng thú, phát triển khả năng hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng.
Tiếp theo GV phải xác định nhiệm vụ dạy học của trò chơi, mặt khác, khi phân công trẻ về các góc cô cần chú ý đến độ khó, dễ của nhiệm vụ nhận thức để phân nhóm trẻ. Nếu nhiệm vụ ở các góc chơi có mức độ khó, dễ như nhau thì có thể phân đều trẻ giỏi và kém, nhanh và chậm... trong các nhóm chơi để tạo sự thi đua đồng đều giữa các nhóm.
Trong quá trình trẻ chơi, cô phải luôn khuyến khích, nâng đỡ, hỗ trợ trẻ một cách hợp lý. Tuy nhiên, cô không nên lạm dụng điều này để tránh sự ỷ lại, phụ thuộc vào người khác của trẻ. Cô chỉ nên gợi ý khi trẻ gặp vướng mắc với nhiệm vụ nhận thức. Mà điều này chỉ có thể thực hiện được khi hình thức chơi là cá nhân hoặc một nhóm trẻ, nếu là cả một nhóm lớn thì cô không thể áp dụng