Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 60 - 69)

9. Cấu trúc của đề tài

3.6. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM

3.6.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

3.6.3.1. Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm

Thông qua quá trình thực hiện mỗi nhiệm vụ, tình huống của trẻ chúng tôi ghi lại và phân loại theo tổng số điểm đạt được của mỗi trẻ.

Bảng 3.1. Mức độ thực hiện bài tập, giải quyết tình huống của trẻ trước thử nghiệm

Lớp Số trẻ

Mức độ thực hiện bài tập kiểm tra (%)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

4TB1 30 3 10 12 40 13 43.33 2 6.67 4TB2 30 3 10 11 36.67 14 46.66 2 6.67

Biểu đồ 3.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ THỰC HIỆN BÀI KIỂM TRA CỦA TRẺ TRƯỚC THỬ NGHIỆM

SỐ TRẺ

XẾP LOẠI Nhận xét:

- Khả năng thực hiện các bài tập kiểm tra trước thử nghiệm của lớp 4 tuổi B1 và lớp 4 tuổi B2 là tương đương nhau:

+ Tỷ lệ điểm % giỏi của lớp 4 tuổi B1 bằng với tỷ lệ điểm giỏi của lớp 4 tuổi B2 và bằng xấp xỉ 10%.

+ Tỷ lệ % điểm khá của lớp 4 tuổi B1 là 40% (nhiều hơn 3.33% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % điểm TB của lớp 4 tuổi B1 là 36.67% (ít hơn 3.33% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % điểm yếu của lớp 4 tuổi B1 bằng với tỷ lệ lớp 4 tuổi B2 và cùng bằng 6.67%.

3.6.3.2. Phân tích kết quả sau thử nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thử nghiệm chúng tôi xây dựng hệ thống các bài kiểm tra dựa vào hệ thống các bài kiểm tra trước thử nghiệm với nội dung mới là nội dung đã tiến hành thử nghiệm.

- Bài tập 1: Bé hãy đếm trong tranh xem có bao nhiêu quả xoài, quả dứa, quả na và quả cà chua và đặt thẻ số tương ứng. Nối các nhóm quả với các ô vuông có số lượng chấm tròn tương ứng.

Chuẩn bị: Mỗi trẻ có 1 bức tranh, in hình các loại quả xoài, quả na, dứa và cà chua (số lượng ít hơn hoặc bằng 10); tranh in hình các loại quả; bút màu.

Yêu cầu: Trẻ gọi tên, đếm đúng số lượng và đặt thẻ số tương ứng với các loại quả, nối đúng các nhóm quả với ô vuông có số lượng chấm tròn tương ứng.

- Bài tập 2: Bé hãy đếm và vẽ các chấm tròn vào ô tròn tương ứng với số hoa ở các nhóm hoa. Khoanh số hoa ở mỗi nhóm (nhỏ hơn hoặc bằng 10) thành hai nhóm nhỏ theo ý thích. Đếm số lượng mỗi nhóm đó và vẽ các chấm tròn tương ứng vào các ô vuông.

Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 tranh có vẽ các loại hoa (số lượng nhỏ hơn hoặc bằng 10) có hình để trẻ vẽ chấm tròn, bút màu.

Yêu cầu: trẻ đếm đúng và vẽ được các chấm tròn đúng, đủ số lượng. - Bài tập 3: Các bác kỹ sư tý hon hãy xây trang trại trồng cây và đếm xem đã dùng bao nhiêu viên gạch, bao nhiêu cây vải, bao nhiêu cây na, ... (số lượng

có bao nhiêu cây na, bên trong trang trại có bao nhiêu cây na, đếm số cây na cả trong và ngoài xem có bao nhiêu cây và đặt thẻ số tương ứng lên cây na bất kỳ (cây xoài hoặc cây vải,... làm tương tự).

Chuẩn bị: đồ dùng, đồ chơi ở góc xây dựng hàng rào, gạch, các loại cây, thẻ số từ 1 - 10...

Yêu cầu: Trẻ xây được mô hình trang trại, đếm được số lượng gạch, sỏi, số lượng cây cô đã chuẩn bị trước, đặt đúng thẻ số tương ứng.

- Bài tập 4: Ở cửa hàng tạp hóa, bé hãy xếp các loại hoa quả theo hàng để bán hoa quả; xếp cây giống ra để hàng bán cây; xếp gạch và sỏi để bán vật liệu xây dựng và đặt được số thẻ tương ứng.

Chuẩn bị: một số loại hoa quả bằng nhựa; một số loại cây giả; gạch nhựa và sỏi (ít hơn hoặc bằng 10), thẻ số 1 - 10.

Yêu cầu: trẻ xếp được các loại mặt hàng ngăn nắp theo hàng lối, đếm và đặt được thẻ số tương ứng.

- Bài tập 5: Hôm nay có 8 bác kỹ sư đi xây dưng trang trại. Các bác đầu bếp hãy nấu ăn và đặt đủ 8 cái bát, 8 đôi đũa lên bàn cho các bác kỹ sư. Sau đó thêm 2 bác kỹ sư đến muộn, hỏi trẻ xếp thêm mấy cái bát và mấy đôi đũa? Yêu cầu trẻ đếm lại xem tất cả có bao nhiêu cái bát, bao nhiêu đôi đũa?

Chuẩn bị: 10 cái bát nhựa, 10 đôi đũa, trang phục đầu bếp cho trẻ a) Phân tích kết quả của lớp 4 tuổi B1 và lớp 4 tuổi B2

Bảng 3.2. Mức độ thực hiện bài kiểm tra sau TN của lớp 4 tuổi B1 và lớp 4 tuổi B2

Lớp Số trẻ

Mức độ thực hiện bài tập kiểm tra (%)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

4TB1 30 8 26.64 18 59.94 3 10 1 3.33 4TB2 30 3 10 11 36.67 14 46.66 2 6.67

Biểu đồ 3.2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ THỰC HIỆN BÀI KIỂM TRA SAU THỬ NGHIỆM CỦA HAI LỚP 4 TUỔI B1 VÀ 4 TUỔI B2

SỐ TRẺ

MỨC ĐỘ Nhận xét:

- Khả năng thực hiện bài tập kiểm tra sau thử nghiệm của lớp 4 tuổi B1 đã có sự khác biệt so với lớp 4 tuổi B2, cụ thể:

+ Tỷ lệ % điểm giỏi của lớp 4 tuổi B1 là 26.64% (tăng 16.64% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % điểm khá của lớp 4 tuổi B1 là 59.94% (tăng 23.27% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % điểm trung bình của lớp 4 tuổi B1 là 10% (giảm 36.66% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % điểm yếu của lớp 4 tuổi B1 là 3.33% (giảm 3.33% so với lớp 4 tuổi B2).

- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số trẻ thực hiện bài tập kiểm tra chính xác và đầy đủ ở nhóm thử nghiệm chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn. Qua đó, ta thấy việc sử dụng một số biện pháp đề xuất trong hoạt động góc theo hướng tích hợp nhằm hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi có hiệu quả.

Ngoài ra để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm

theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc, chúng tôi còn tiến hành quan sát, ghi chép những biểu hiện về hứng thú của trẻ trong các tiết học thử nghiệm. Kết quả thu được được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của trẻ ở hai lớp 4 tuổi B1 và 4 tuổi B2

Lớp Số trẻ

Mức độ thực hiện bài tập kiểm tra (%)

Mức độ cao Mức độ TB Mức độ thấp

SL % SL % SL %

4 TB1 30 25 83.25 4 13.32 1 3.33 4 TB2 30 9 29.97 14 46.62 7 23.31

Biểu đồ 3.3. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA TRẺ Ở HAI LỚP 4TB1 VÀ 4TB2 SỐ TRẺ 0 5 10 15 20 25 MĐ cao MĐ TB MĐ thấp TN ĐC MỨC ĐỘ Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất tiến hành dạy trên hoạt động góc đã làm tăng hứng thú học tập cho trẻ, kết quả cụ thể:

+ Tỷ lệ % trẻ có hứng thú cao của lớp 4 tuổi B1 là 83.25% (tăng 53.28 % so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % trẻ có hứng thú trung bình của lớp 4 tuổi B1 là 13.32% (giảm 33.3% so với lớp 4 tuổi B2).

+ Tỷ lệ % trẻ có hứng thú thấp của lớp 4 tuổi B1 là 3.33% (giảm 19.98% so với lớp 4 tuổi B2).

Như vậy, việc sử dụng hợp lý các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc giúp trẻ có hứng thú học tập, từ đó mức độ nắm kiến thức và kĩ năng cũng được tăng lên.

b) Phân tích kết quả của nhóm TN trước và sau khi tiến hành TN

Bảng 3.4. Mức độ thực hiện bài kiểm tra của lớp 4TB1 trước và sau khi tiến hành thử nghiệm

Thời gian

Mức độ thực hiện bài tập kiểm tra (%)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Trước TN 4 13.32 9 29.97 16 52.8 1 3.33 Sau TN 9 29.7 13 43.29 6 20 2 6.67

Biểu đồ 3.4. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ BÀI TẬP KIỂM TRA CỦA LỚP 4TB1 TRƯỚC VÀ SAU KHI TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM

SỐ TRẺ

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy năng lực thực hiện bài tập kiểm tra của lớp 4 tuổi B1 tăng lên đáng kể sau khi thử nghiệm, cụ thể:

+ Tỷ lệ % điểm giỏi của thời gian sau khi tiến hành thử nghiệm là 29.97% (tăng 16.65% so với thời gian trước thử nghiệm).

+ Tỷ lệ % điểm khá của thời gian sau khi tiến hành thử nghiệm là 43.29% (tăng 13.32% so với thời gian trước thử nghiệm).

+ Tỷ lệ % điểm TB của thời gian sau khi tiến hành thử nghiệm là 20% (giảm 32.8% so với thời gian trước thử nghiệm).

+ Tỷ lệ % điểm yếu của thời gian sau khi tiến hành thử nghiệm là 3.33% (giảm 3.33% so với thời gian trước thử nghiệm).

Như vậy, qua đây ta thấy được khả năng nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời qua đó thấy được tính khả thi của đề tài mà chúng tôi đề xuất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành trong 2 tháng với việc vận dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc vào các tiết dạy cụ thể ở trường mầm non Lê Đồng, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Các biện pháp đề xuất không gây tổn hại cho sự phát triển tâm lý của trẻ. - Hệ thống các biện pháp nhằm hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc thật sự có hiệu quả cao hơn so với tổ hợp các biện pháp không được soạn thảo phù hợp với các quy luật phát triển tâm - sinh lý nội tại của lứa tuổi mẫu giáo.

- Việc dùng các biện pháp đã đề xuất đem lại sự biến đổi về chất trong sự hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng toán học cho trẻ mẫu giáo là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng, nó là nền tảng để trẻ có thể học tốt môn toán ở trường phổ thông và phát triển tư duy logic toán học sau này. Hoạt động học tập của trẻ bị chi phối bởi hoạt động vui chơi (hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo).

1.2. Sử dụng các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc rất được trẻ ưa thích. Nó giúp trẻ kích hoạt các năng lực nhận thức, trí tuệ, giúp trẻ hình thành và tích lũy biểu tượng một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời mang lại niềm vui, sự hứng thú cho trẻ. Trong thực tế, quá trình hình thành các biểu tượng toán học nói chung cũng như hình thành các biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ nói riêng theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc rất được GV chú trọng tuy nhiên hiệu quả của quá trình này còn chưa cao. 1.3. Việc xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc góp phần nâng cao hiệu quả dạy trẻ mầm non.

1.4. Thử nghiệm sư phạm sử dụng biện pháp theo hướng tích hợp theo căn cứ và nguyên tắc trên có kết quả tốt trong qua trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Trẻ tham gia vào các tiết học hứng thú hơn, nắm vững kiến thức hơn.

1.5. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)