Thiết kế môi trường hoạt động góc cho trẻ theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 37 - 44)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH

2.2.1. Thiết kế môi trường hoạt động góc cho trẻ theo hướng phát triển

2.2.1.1. Mục đích - ý nghĩa

Tổ chức tốt môi trường hoạt động mang tính phát triển cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng: nó giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống; các kiến tức và kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung; trẻ được lựa chọn góc chơi khi tham gia hoạt động góc, khi tham gia hoạt động góc trẻ phải hoạt động tập thể, hòa mình vào tập thể, tạo điều kiện để trẻ bộc lộ khả năng của bản thân. Hơn thế nữa, môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng thú cho cả cô và trẻ, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Từ đó nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số

2.2.1.2. Yêu cầu

Việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - An toàn và vệ sinh cho trẻ, không gây nguy hiểm cho trẻ (không dễ vỡ, không làm xước da, không sử dụng vật liệu độc hại,... ở các góc chơi).

- Đồ chơi tại các góc phải mang tính thẩm mĩ cao tạo điều kiện cho trẻ phát triển thẩm mĩ, được tự do thoải mái, độc lập và sáng tạo khi chơi.

- Đồ chơi tại các góc phải đảm bảo phong phú về số lượng, thiết kế và thay đổi đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, tạo sự mới mẻ để tạo tâm thế muốn chơi tiếp của trẻ, giúp trẻ phát triển được ý đồ chơi của mình.

2.2.1.3. Nội dung

Môi trường hoạt động của trẻ bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường xã hội.

a) Môi trường vật chất:

- Chia diện tích phòng thành các góc chơi khác nhau, có diện tích hợp lý - Bố trí các góc chơi yên tĩnh (góc thư viện, tạo hình,...) xa các góc động (góc phân vai, góc bán hàng,...)

- Có góc cố định (tạo hình, gia đình,...), có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề của lớp học trong thời gian đó

- Có ranh giới giữa các góc (sử dụng các mảng tường, giá sách,...) - Có lối đi lại giữa các góc, có lối đi cho trẻ di chuyển

- Đồ chơi, học liệu đặt ở vị trí vừa tầm với của trẻ - Đặt tên các góc dễ hiểu và gây hứng thú đối với trẻ

- Sau mỗi chủ đề cần có sự thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ

- Cho trẻ tham gia tổ chức góc chơi với cô b) Môi trường xã hội:

Trong phạm vi của đề tài, môi trường xã hội được xác định là mối quan hệ giữa GV và trẻ, giữa trẻ với trẻ trong hoạt động góc nhằm hình thành biểu

tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ theo hướng tích hợp, cần lưu ý những điểm sau:

- Vai trò của GV trong hoạt động của trẻ. GV chỉ giữ vai trò hợp tác, là người gợi ý, hướng dẫn trẻ khi cần thiết. Điều này đảm bảo cho trẻ hoạt động tích cực, độc lập và chủ động trong quá trình trẻ chơi.

- Mối quan hệ tốt giữa GV và trẻ: Mối quan hệ tốt nhất là mối quan hệ hợp tác lẫn nhau, là mối quan hệ bình đẳng, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Điều này sẽ tạo bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ đồng thời GV có thể quan tâm đến khả năng của từng trẻ để từ đó xây dựng những biện pháp giáo dục phù hợp. Muốn làm được việc này GV cần phải xây dựng được môi trường học tập mang tính phát triển, GV phải tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện cho mọi trẻ được hoạt động.

- Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ: Mối quan hệ thường xuyên của trẻ với nhau là mối quan hệ bạn bè còn mối quan hệ khi trẻ tham gia hoạt động góc có thể là trẻ hóa thân vào các vai chơi (bác sĩ - bệnh nhân; bác sĩ - người nhà bệnh nhân; mẹ - con;...) hoặc góc xây dựng (bác thợ xây; cô phụ hồ;...), góc tạo hình (họa sĩ nhí)... Như vậy GV cần tạo ở trẻ mối quan hệ thân mật, thi đua để làm tốt hơn, phát huy được khả năng độc lập, sáng tạo ở trẻ.

2.2.1.4. Cách thực hiện

Việc thiết kế các góc hoạt động để hình thành ở trẻ biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi theo hướng tích hợp qua hoạt động góc tập trung ở một số vấn đề như sau:

- Chia diện tích phòng thành các góc chơi khác nhau, có diện tích hợp lý - Bố trí các góc chơi yên tĩnh (góc thư viện, tạo hình,...) xa các góc động (góc phân vai, góc bán hàng,...)

- Có góc cố định (tạo hình, gia đình,...), có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề của lớp học trong thời gian đó

- Đồ chơi, học liệu đặt ở vị trí vừa tầm với của trẻ - Đặt tên các góc dễ hiểu và gây hứng thú đối với trẻ

- Sau mỗi chủ đề cần có sự thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ

2.2.2. Phân trẻ về các góc chơi một cách linh hoạt

2.2.2.1. Mục đích - ý nghĩa:

Hoạt động góc bao gồm rất nhiều góc chơi (góc xây dựng; góc nấu ăn; góc phân vai; góc học tập;...). Việc phân trẻ, định hướng cho trẻ về các nhóm chơi (hoặc cho trẻ tự nhận nhóm chơi) sẽ giúp trẻ thêm hứng thú với việc hoạt động trong các góc. Mỗi góc đều có những điều thú vị, mới mẻ vì vậy sẽ hấp dẫn trẻ, dễ khơi dậy ở trẻ sự sáng tạo, ham hiểu biết.

Trong quá trình trẻ chơi, cô giáo có thể trực tiếp tới và gợi ý cho trẻ di chuyển các góc chơi. Chẳng hạn: Cô giáo nói: “ở góc học tập của chúng mình đã hết những hình vuông rồi, chúng mình hãy sang góc siêu thị và mua cho cô giáo 5 khối hình vuông màu vàng nhé”. Như vậy trẻ sẽ được di chuyển góc chơi, sẽ có sự trao đổi giữa các góc chơi, kích thích sự tò mò và sáng tạo của trẻ.

2.2.2.2. Yêu cầu

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, sau đó nếu cần GV nên quan sát để định hướng lại cho trẻ trong việc chọn góc chơi để phù hợp với khả năng của trẻ, đặc biệt cần chú ý định hướng phân nhóm trẻ chơi khoa học, không có sự chênh lệch nhau về mức độ nhận thức giữa các nhóm trẻ.

- Cần chú ý đến nội dung chơi của góc để phân chia diện tích, địa điểm hoạt động (chẳng hạn: góc động không đặt gần góc tĩnh, góc bán hàng không đặt gần góc thư viện;...).

- GV cần chú ý đến ưu điểm và hạn chế của từng góc chơi trong việc giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm; từ đó có sự thay đổi linh hoạt các góc chơi, có sự giao lưu giữa các góc chơi.

2.2.2.3. Nội dung

Trong hoạt động góc, ta có thể phân nhóm trẻ thường là 5 - 8 trẻ về một góc chơi. Hoạt động góc thông thường được tổ chức theo hình thức theo nhóm, tập thể. Biện pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn cả. Với hình thức tổ chức này, GV có thể cho cả nhóm trẻ tham gia cùng 1 hoạt động. Hình thức này giúp trẻ được hoạt động tập thể, được học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ và thi đua với nhau trong quá trình nhận thức.

Mặt khác, trong hoạt động góc thì đã khắc phục được nhược điểm lớn nhất của hình thức giáo dục tập thể là khó nắm bắt được khả năng hoạt động của trẻ và năng lực nhận thức của chúng. Bởi số lượng trẻ trong các góc chơi không nhiều, thường là các nhóm trẻ 5 - 8 trẻ, GV vẫn có thể nắm bắt được các đặc điểm riêng biệt của từng trẻ để đưa ra các biện pháp giáo dục kịp thời trong quá trình nhận thức của trẻ mầm non nói chung và quá trình hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng.

Tuy nhiên, hình thức giáo dục cá nhân vẫn được áp dụng. Hình thức này được áp dụng trong quá trình hoạt động của trẻ tại các góc. GV có thể quan sát thấy trẻ vướng mắc và đến gợi mở, hỏi riêng 1 trẻ nào đó, dễ dàng nhận ra vùng “phát triển gần nhất” của cá nhân trẻ, từ đó mà có các biện pháp giáo dục hợp lý đối với cá nhân trẻ.

2.2.2.4. Cách thực hiện

- Để phân nhóm trẻ một cách linh hoạt vào các góc chơi, GV cần nắm được ưu điểm và hạn chế trong nhận thức của trẻ để phân trẻ về các góc chơi hợp lý, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, điều này tác động tích cực đến quá trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng.

- Xác định đặc thù của các góc chơi để phân số lượng trẻ phù hợp và lựa chọn hình thức giáo dục (GD tập thể hay cá nhân). Chẳng hạn: góc xây dựng sẽ cần nhiều trẻ, và phải hoạt động tập thể; nhưng góc thư viện thì trẻ hoạt động cá

- Khi phân nhóm thì điều cần thiết là phân nhóm trẻ có mức độ nhận thức không chênh lệch nhau quá giữa các nhóm chơi.

2.2.3. Tạo tình huống có nội dung phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm trong quá trình hoạt động góc của trẻ 4 - 5 tuổi

2.2.3.1. Mục đích – ý nghĩa

GV nhằm vào hứng thú của trẻ để tạo ra các tình huống, câu hỏi để trẻ trả lời. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, khi trẻ được chơi là trẻ được thỏa mãn nhu cầu của trẻ. GV cần tận dụng đặc điểm này để hỏi trẻ. Chẳng hạn ở góc phân vai, cô giáo hỏi trẻ: Bác ơi, cho tôi mua 5 hộp sữa, giá bao nhiêu tiền? Trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời, nói giá tiền và đếm số hộp sữa cho cô giáo. Đó là một trong rất ít những tình huống cô có thể đặt ra cho trẻ.

Mặt khác khi cô giáo đặt câu hỏi cho trẻ, và trẻ thực hiện yêu cầu của cô giáo tức là trẻ đã được hoạt động và rèn luyện, kiến thức của trẻ được củng cố và luyện tập lại sau những hoạt động có chủ đích cho trẻ làm quen với toán. Vì vậy, có thể khẳng định, việc tạo những tình huống trong quá trình trẻ hoạt động góc sẽ giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng mà vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc mở rộng, chính xác hóa các kiến thức, kĩ năng về các biểu tượng số lượng, con số và phép đếm.

2.2.3.2. Yêu cầu

Tạo tình huống có nội dung phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm trong quá trình hoạt động góc của trẻ 4 - 5 tuổi cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Những tình huống cô đặt ra cho trẻ 4 - 5 tuổi phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng hình thành và phát triển về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ, và phải nâng dần mức độ khó của tình huống. Chẳng hạn: lần 1: Cô yêu cầu trẻ ở góc xây dựng đến góc bán hàng mua 7 viên gạch về xây nhà; lần 2 sẽ là 7 viên gạch và 2 xe sỏi; lần 3: ... số lượng sẽ tăng và yêu cầu càng cao. Tuy nhiên, như đã nói trên các tình huống đặt ra cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tư duy nhận thức của trẻ.

- Tình huống cô đặt ra cho trẻ phải hướng tới chủ đề, hướng tới hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ.

- Các tình huống cô đặt ra cho trẻ phải thường xuyên thay đổi, tạo sự mới mẻ và hứng thú cho trẻ muốn khám phá, giải quyết tình huống.

GV cần biết cách đặt ra các tình huống thật linh hoạt, hợp lý có nội dung toán học tích hợp để hoạt động góc đảm bảo theo sự phát triển tư duy của trẻ.

2.2.3.3. Nội dung

Trong hoạt động góc, việc sử dụng các tình huống có vấn đề sẽ gợi mở giúp trẻ, đồng thời gây hứng thú được ở trẻ. Trẻ giải quyết tình huống dưới sự hướng dẫn, gợi mở của người lớn, từ đó giúp trẻ giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi.

Các tình huống GV đưa ra có thể được trẻ thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau:

- Mức độ 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, trẻ thực hiện cách

giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV, GV đánh giá kết quả việc làm của trẻ.

- Mức độ 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết vấn đề với

sự giúp đỡ của GV. Khi cần thiết thì GV và trẻ cùng đánh giá.

- Mức độ 3: GV cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề. Trẻ thực

hiện cách giải quyết vấn đề. GV và trẻ cùng đánh giá.

- Mức độ 4: GV đưa ra tình huống, trẻ tự phát hiện vấn đề, giải quyết vấn

đề và tự đánh giá kết quả, có sự đánh giá, bổ sung của GV khi kết thúc.

GV cần xác định được nhận thức của trẻ để đưa ra cách hướng dẫn trẻ linh hoạt và đạt hiệu quả cao trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi.

2.2.3.4. Cách thực hiện

Việc tạo các tình huống trong quá trình trẻ hoạt động góc một mặt nhằm kích thích ở trẻ lòng ham muốn học hỏi, khám phá, mặt khác không làm trẻ cuốn vào sự hiếu kỳ của đồ dùng đồ chơi, tức là không hướng được trẻ đến mục đích

hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trẻ. Các tình huống cô đặt ra phải giải quyết được các vấn đề cơ bản này.

GV phải biết cách thiết kế nội dung, hình thức, cơ sở vật chất, bố trí không gian hoạt động của các góc chơi chứa các tình huống hướng trẻ đến việc hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm.

Nêu ra các tình huống tác động và “Vùng phát triển gần nhất” của trẻ, để một mặt gây được ham muốn khám phá mặt khác nâng cao dần mức độ hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)