Phối hợp các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 48 - 50)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH

2.2.5. Phối hợp các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép

đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc.

2.2.5.1. Mục tiêu - ý nghĩa:

Việc sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học như bằng lời nói (trao đổi, đưa ra câu hỏi gợi mở, câu đố, lời gợi ý,...) với các biện pháp thực hành trải nghiệm (trẻ được tập làm, được chơi,...) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng hình thành biểu tượng toán về số lượng, con số và phép đếm thông qua hoạt động góc.

Biện pháp bằng lời dưới dạng lời chỉ dẫn, giải thích, sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của giáo viên và sự cộng tác cùng với trẻ của cô là vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ nói riêng. Ngôn ngữ là cơ sở cho mọi chức năng trí tuệ cao cấp, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo. Trong hoạt động góc thì việc trao đổi bằng lời thoại giữa cô và trẻ sẽ giúp trẻ tập trung chú ý, mở rộng và tích lũy kinh nghiệm đồng thời GV cũng hiểu được khả năng trình bày cũng như vốn kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của trẻ từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng biện pháp lời nói để hướng dẫn trẻ chơi thì chưa đủ và để giúp cho lời nói thực sự phát huy ảnh hưởng đến trẻ cần dựa vào kinh nghiệm cảm nhận của trẻ, kết hợp với các biện pháp trực quan.

Biện pháp trực quan chính là cách thức cụ thể cho trẻ được quan sát, làm quen với các hiện tượng, sự việc và những đồ vật thật cũng như các loại tranh ảnh, mô hình... Tính trực quan ở đây được thể hiện không chỉ giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh bằng mắt, mà còn bằng cảm giác của đôi tay (khi trẻ chơi đồ chơi tại các góc...). Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cảm nhận của trẻ em, đây là cơ sở để hình thành và phát triển tư duy, tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên việc hình thành biểu tượng toán của trẻ về số lượng, con số và phép đếm của trẻ sẽ tốt hơn khi đồng thời chúng được nhìn, được nghe và được nói, vừa được hành động trực tiếp với đồ vật. Từ

đó, trẻ có thể phân loại, phân nhóm chúng theo những dấu hiệu chung, phát triển khả năng khái quát hóa.

Biện pháp thực hành là những biện pháp cô sử dụng khi tổ chức cho trẻ hoạt động tại các góc, trẻ được tự trải nghiệm và cùng với một số câu hỏi gợi mở của cô giáo, giúp trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm. Khi tham gia trực tiếp và hoạt động trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy tính tích cực tư duy của trẻ.

Như vậy, sự kết hợp các biện pháp kể trên trong quá trình tổ chức hoạt động góc, trẻ không chỉ được nhìn cô làm, được nghe cô nói mà còn trực tiếp được tham gia vào hoạt động cùng các bạn, cùng cô, được tìm kiếm, lựa chọn các phương thức thực hiện nhiệm vụ được giao theo khả năng của mình. Chính điều đó giúp trẻ dễ dàng hiểu và lĩnh hội được nhiệm vụ nhận thức (hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm).

2.2.5.2. Yêu cầu:

Sử dụng kết hợp các biện pháp dùng lời với biện pháp trực quan và biện pháp thực hành để tổ chức cho trẻ hoạt động góc cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính trực quan, tính thực tiễn, học đi đôi với hành. Lời nói của cô cần ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh. GV cần biết tính toán, điều chỉnh lời nói của mình.

- Đảm bảo tính cụ thể và tính thường xuyên, tính hệ thống, hình thành và phát triển được biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ trong quá trình hoạt động tại các góc.

- Đảm bảo được xúc cảm, ấn tượng vui vẻ trong quá trình hoạt động, tránh hiện tượng gò bó, áp đặt trẻ trong khi trẻ hoạt động.

2.2.5.3. Nội dung:

Giáo viên kết hợp biện pháp bằng lời nói (trao đổi, đưa ra các câu hỏi tình huống, lời đề nghị, lời gợi ý,...) với biện pháp trực quan (trẻ được tiếp xúc với đồ chơi tại các góc khi chơi) cùng với biện pháp thực hành ( trẻ thực hành, được

được hóa mình vào các vai chơi, thử sức mình trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau,...) khi tổ chức hoạt động góc ở trường mầm non.

2.2.5.4. Cách tiến hành:

- Khi tổ chức cho trẻ chơi tại các góc chơi, GV có thể sử dụng kết hợp các biện pháp trực quan, lời nói với biện pháp thực tiễn giúp cho trẻ có hứng thú với vai chơi từ đó phát triển ở trẻ biểu tượng số lượng, con số và phép đếm.

- Cho trẻ quan sát các góc chơi trước khi phân nhóm chơi tại các góc, giao nhiệm vụ cho trẻ, nhằm tạo ra động cơ quan sát cho trẻ, hướng trẻ đến việc giải quyết nhiệm vụ cô giao cho, từ đó hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ.

Chẳng hạn: Trước khi phân trẻ về các góc chơi, GV đưa ra tình huống: “chúng mình hãy chú ý ở cửa hàng bán nguyên vật liệu xây dựng nhé, sau khi phân về các góc các bác thợ xây sẽ đi mua 9 viên gạch, 3 rổ sỏi về để xây nhà nhé”.

- Cần hướng dẫn và cho trẻ tự chọn góc chơi của mình một cách tự nguyện và hứng thú để không biến trò chơi thành một bài luyện tập mà vẫn đạt được mục đích hình thành và phát triển biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo hướng tích hợp thông qua hoạt động góc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)