Kết quả khảo sát quá trình tổ chức các hoạt độngngoài giờ lên lớp cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc đề tài :

1.2. Cơ sở thực tiễn :

1.2.4.1. Kết quả khảo sát quá trình tổ chức các hoạt độngngoài giờ lên lớp cho

dụng những biện pháp nào? Trong đó biện pháp nào là chủ yếu?

* Khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5, cô thường tích hợp những nội dung giáo dục đạo đức nào vào các nội dung của hoạt động?

* Học sinh có tuân theo sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên không? Vì sao?

+ Đàm thoại với các em học sinh lớp 5 để xác định các kỹ năng, hành vi, sự nhận biệt, thái độ của chúng trong các mối quan hệ ứng xử.

Chúng tôi đưa ra những tình hướng giả định, chẳng hạn:

* Nếu em là giáo viên Tổng phụ trách đội, em sẽ làm gì để tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh lớp 5?

* Nếu em là cô giáo chủ nhiệm lớp, em sẽ nói gì với lớp?

* Nếu em là người chiến thắng trong cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, em sẽ nói điều gì?

- Phương pháp điều tra bằng Ankét

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên giáo viên để lấy ý kiến của học về việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.2.4.Kết quả thực trạng

1.2.4.1. Kết quả khảo sát quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5. học sinh lớp 5.

Qua 7 tuần quan sát, đàm thoại và tham gia tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phong Châu, chúng tôi đi đến một vài nhận xét sau:

* Ưu điểm

- Nhà trường đã chú ý tổ chức và hướng dẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, từng chủ đề và phù hợp cho từng lứa tuổi.

- Trước khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên đã lên kế hoạch cho từng bước cụ thề, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như : sân chơi, đồ dùng, thời gian tổ chức,…là điều kiện rất quan trọng khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Trong khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên đã quan sát học sinh, rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động, giúp học sinh biết cách xử lý các tình huống cần thiết.

- Lựa chọn và sử dụng một số biện pháp nhằm thực hiện mục đích giáo dục của mình. * Hạn chế:

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn áp đặt học sinh tham gia theo những chủ đề, hoạt động mà giáo viên lựa chọn. Giáo viên vẫn là người lựa chọn đối tượng tham gia, do vậy, chưa thực sự gây được hứng thú với học sinh. Học sinh chưa lĩnh hội được một cách đầy đủ những chuẩn mực đạo đức của xã hội trong quá trình tham gia hoạt động. Vì vậy, đôi khi học sinh không điều khiển được hành vi của mình.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên ít chú ý tạo ra tình huống xử lý, nếu có thì cũng rất đơn giản, lặp đi lặp lại.

- Học sinh chưa có được kỹ năng hợp tác cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp còn mang tính chung chung, chủ yếu giáo viên tập trung vào việc nhận xét kỹ năng, nề nếp tham gia hoạt động của học sinh.

- Thời gian tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh còn hạn chế, còn bị cắt xén,…tổ chức các hoạt động còn diễn ra một cách máy móc, đơn điệu và khô cứng.

- Giáo viên chưa quan tâm đến việc xử lý các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong quá trình tham gia hoạt động của học sinh hoặc nếu có thì chưa khéo léo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)