Kết quả điều tra bằng phiếu ankét :

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc đề tài :

1.2. Cơ sở thực tiễn :

1.2.4.2. Kết quả điều tra bằng phiếu ankét :

Chúng tôi tiến hành điều tra trên 16 giáo viên của trường tiểu học Phong Châu- thị xã Phú Thọ- Phú Thọ. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

* Đánh giá về tầm quan trọng của nội dung giáo dục đạo đức trong công tác giáo dục học sinh lớp 5.

Để xác định nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của nội dung giáo dục đạo đức trong công tác giáo dục học sinh lớp 5, chúng tôi đặt ra câu hỏi như sau: “ Những nội dung giáo dục nào dưới đây là quan trọng nhất?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1.: Nhận thức của giáo viên về nội dung quan trọng nhất trong công tác giáo dục học sinh lớp 5.

STT Nội dung giáo dục Số lượng Tỉ lệ %

1 Giáo dục trí tuệ 3 18.75

2 Giáo dục thể chất 2 12.5

3 Giáo dục đạo đức 5 31.25

4 Giáo dục lao động 2 12.5

5 Giáo dục thẩm mĩ 2 12.5

6 Tất cả các nội dung trên 2 12.5

Qua bảng 1 ta thấy: Giáo viên Tiểu học đã có nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của nội dung giáo dục đạo đức trong công tác giáo dục học sinh lớp 5. Trong đó, giáo dục đạo đức chiếm tới 31,25 % giáo viên cho là quan trọng nhất, giáo dục

con người phát triển toàn diện là: Giáo dục thế hệ trẻ phát triển cân đối hài hòa các mặt giáo dục ( thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và lao động). Song ở mỗi lứa tuổi có những ưu tiên nhất định đối với một số mặt giáo dục. Chẳng hạn, ở lứa tuổi nhà trẻ vấn đề thể chất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ được đặt lên hàng đầu. Sang lứa tuổi Tiểu học, giáo dục thể chất vẫn rất quan trọng, song giáo dục đạo đức và trí tuệ còn quan trọng hơn. Bởi đây là giai đoạn phát triển tâm lý nhân cách diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Nếu bở lỡ cơ hội phát triển này thì về sau khó có điều kiện để bù đắp những thiếu hụt cho các em.

Như vậy, phần lớn giáo viên đều chú ý tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh và coi đó là mục tiêu quan trọng của nhà trường.

* Đánh giá của giáo viên Tiểu học về ưu thế của các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5.

Để xác nhận, nhận thức của giáo viên về ưu thế của các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “ Những hoạt động nào trong các hoạt động dưới đậy chiếm ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về ưu thế của các hoạt đông trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5.

STT Tên hoạt động Số lượng Tỉ lệ %

1 2 3 4 5 Hoạt động học tập

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động từ thiện

Hoạt động tham quan

Hoạt động chào mừng các ngày lễ trong năm. 4 6 2 1 3 25 37,5 12,5 6,25 18,75

Qua bảng này ta thấy có 37,5 % giáo viên Tiểu học cho rằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5. Sau hoạt động

ngoài giờ lên lớp là hoạt động học tập, có tới 25% giáo viên Tiểu học cho rằng hoạt động học tập có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5. Đây là một nhận thức đúng đắn, bởi lẽ hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động giúp học sinh vừa được vận dụng kiến thức mình học vào điều kiện thực tiễn, gắn “ học với hành” và thỏa sức cho học sinh khám phá, thỏa mãn trí tò mò, hiếu động đúng với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Mỗi một hoạt động ngoài giờ lên lớp là một mảng kiến thức được tái hiện lại và nó rất thực tế, trong đó có nhiều mối quan hệ xã hội mà học sinh phải đặt mình vào để xử lý. Khi tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh tiếp thu, lĩnh hội được các yêu cầu về các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử - xã hội. Mặt khác, hoạt động dạy học là một hoạt động chủ đạo trong nhà trường phổ thông, qua đó học sinh vừa tiếp nhận được kiến thức và có được những kỹ năng xã hội cơ bản. Do vậy, sau hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động học tập cũng có tác dụng lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5.

* Quan niệm của giáo viên Tiểu học về những hành vi đạo đức cần có ở học sinh lớp 5.

Bảng 1.3. Quan niệm của giáo viên Tiểu học về những hành vi đạo đức cần có ở học sinh lớp 5.

STT Hành vi đạo đức Số lượng Tỉ lệ %

1 Biết chào hỏi, lễ phép, vâng lời người lớn 16 100 2 Biết chia sẻ, nhường nhịn, giúp bạn khi bạn gặp

khó khăn

10 62,5

3 Gọn gàng, ngăn nắp khi học, khi chơi 13 81,25

4 Yêu quý và chăm sóc vật nuôi, cây trồng 8 50

5 Biết được hành động nào là đúng, là sai 6 37,5

6 Biết làm cho bạn bè và mọi người yêu quý 9 56,25

Từ bảng trên ta thấy, giáo viên Tiểu học đã có những nhận định đúng về các hành vi đạo đức cần có ở học sinh Tiểu học. Họ đều đòng ý với các biểu hiện : Học sinh biết cào hỏi, lễ phép, vâng lời người lớn; biết chia sẻ, nhường nhịn, giúp bạn khi bạn gặp khó khăn; biết nhận lỗi và tự sửa sai,…Từ đó, trong quá trình tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động cũng như trong mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em những hành vi đó.

* Về mức độ sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khi được hỏi về mức độ sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lướp 5.

STT Mức độ sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Số lượng Tỉ lệ %

1 Thường xuyên 16 100

2 Thỉnh thoảng 0 0

3 Không bao giờ sử dụng 0 0

Như vậy, 100% giáo viên đều sử dụng hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thường xuyên để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5. Điều đó có nghĩa là giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động ngòa giờ lên lớp đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5.

* Về biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm gióp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.5. Những biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5.

ST T

Các biện pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ 5 31.25 6 37.5 2 12.5

2 Giải quyết những mâu thuẫn kịp thời 5 31.25 6 37.5 4 25 3 Tạo các tình huống bất ngờ trong hoạt động 3 18.75 8 50 5 31.25 4 Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động 4 25 12 75 3 18.75 5 Mở rộng nội dung, chủ đề của hoạt động 5 31.25 9 56.25 2 12.5

6 Nêu gương người tôt, việc tốt

3 18.75 14 87.5 4 25

7 Không gò bó, ép buộc học sinh tham gia

3 18.75 10 62.5 5 31.25

8 Lập kế hoạch trước mỗi buổi tổ chức hoạt động

2 12.5 16 100 0 0

nội dung của hoạt động’ và “ xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ” chiếm ….Chúng ta biết rằng, đối với học sinh Tiểu học việc mở rộng chủ đề, nội dung hoạt động và xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ là việc làm quan trọng để tổ chức buổi hoạt động một cách có hiệu quả. Qua nghiên cứu quan sát thực tế, chúng tôi thấy các trường Tiểu học đã cố gắng trang bị cho các nhóm, lớp đồ dùng cần thiết nhưng vẫn còn thiếu. Ngoài các biện pháp trên, việc giải quyết các xung đột kịp thời và khéo léo; làm mẫu, nêu gương người tốt, việc tốt,…chưa được nhiều giáo viên thường xuyên sử dụng. Biện pháp mà giáo viên ít sử dụng thường xuyên nhất khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 là: “ Lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động” (chiếm 12.5%)

Đa số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng các biện pháp chúng tôi nêu ra. Ví dụ như việc lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động chiếm 100%, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động chiếm 75%

Số giáo viên không bao giờ sử dụng các biện pháp chúng tôi nêu ra cũng chiếm 1 tỉ lệ khá lớn như mở rộng chủ đề, nội dung hoạt động chiếm (12.5%) hoặc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ chiếm (12.5%)

* Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5.

Bảng 1.6. Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5.

STT Những khó khăn Số lượng Tỉ lệ %

1 Đồ dùng cò thiếu thốn 13 81,25

2 Không gian chật hẹp 6 37,5

3 Số lượng học sinh quá đông 15 93,75

4 Học sinh không hứng thú tham gia 9 56,25

5 Học sinh ỷ lại vào giáo viên 3 18,75

6 Trình độ giáo viên cũng hạn chế 2 12,5

Qua bảng số liệu trên và qua quá trình điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho hcọ sinh lớp 5, giáo viên thường gặp rất nhiều khó khăn như : Số học sinh quá đông, đồ dùng còn thiếu thốn, không gian còn chật hẹp, học sinh còn hay ỷ lại vào giáo viên,…Cụ thể, qua bảng trên chúng tôi thấy có 93,75% giáo viên đều gặp trở ngại khi sĩ số học sinh trong lớp quá đông, 81,25% giáo viên cho rằng đồ dùng còn thiếu thốn. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cũng chưa đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh: diện tích lớp học còn trật chội, đồ dùng còn thiếu,…nhiều học sinh không hứng thú tham gia vì nhiều nhóm học sinh có những trò chơi, đồ choi mới lạ, hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, giáo viên còn gặp những khó khăn khác như: kỹ năng tham gia hoạt động của học sinh còn kém nên chỉ tham gia những hoạt động đơn giản và số lượng hoc sinh tham gia chưa đông đảo hoặc học sinh đang hứng thú tham gia hoạt động thì phải chuyển sang hoạt động khác.

* Nhận xét chung kết quả điều tra bằng phiếu Anket

Qua nghiên cứu thực tiễn, biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Phong Châu, chúng tôi nhận thấy:

- Các giáo viên Tiểu học đã nhận thấy tầm quan trọng, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 và thường xuyên sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục đạo đức cho các em.

- Tuy nhiên, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, các biện pháp nhằm kích thích tính tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động cho học sinh chưa được sử dụng thường xuyên và đồng bộ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)