8. Cấu trúc đề tài :
3.5. Kết quả thử nghiệm :
3.5.3. Kết quả đo đầu ra sau thử nghiệm :
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm kiểm chứng để đo đầu ra của hai nhóm sau khi tác động biện pháp của chúng tôi vào nhóm TN. Còn nhóm ĐC thì để nguyên theo phương pháp cũ của giáo viên.
Nhằm đánh giá biểu hiện đạo đức của học sinh ở hai nhóm TN và ĐC một cách khách quan và chính xác sau quá trình thử nghiệm.
* Nội dung: Gồm 4 hoạt động:
Hoạt động 1: “ Học sinh thanh lịch” Hoạt động 2: “ Áo ấm tặng bạn” Hoạt động 3: “ Triển lãm nhỏ” Hoạt động 4: “ Xử lý tình huống” * Tiến hành thử nghiệm kiểm chứng:
- Ở nhóm thử nghiệm:
Sau khi chọn được nội dung tham gia, học sinh nhanh chóng tản về các nhóm của mình để phân công công việc.
+ Nhóm tham gia hoạt động 1 ( gồm 5 học sinh): Với hoạt động học sinh thanh lịch, giáo viên sẽ hướng dẫn nhóm cách tham gia bằng 4 hoạt động nhỏ đó là: Đoán ô chữ “ THANH LỊCH” ; thi liệt kê các biểu hiện của học sinh thanh lịch; gặp gỡ, trò chuyện với chuyên gia; múa hát bài “Quê hương”.
Sau khi được phân công công việc các em đã rất hào hứng và bắt tay vào công việc luôn. Trong quá trình tham gia hoạt động các em đã rất sáng tạo, thậm chí nhiều việc làm của các em khiến chúng tôi khá bất ngờ. Các em tổ chức thi đoán ô chữ đầu tiên và Minh Hiếu là người dẫn chương trình, Linh Chi là người lật ô chữ, 3 bạn còn lại là người chơi. Các em đã biết cách phân công công việc và phối hợp khá ăn ý với nhau. Các em nhắc nhở nhau rất nhẹ nhàng, sau khi giải được ô chữ các em còn có những phần quà nhỏ cho bạn thắng cuộc.
Bước sang hoạt động thi liệt kê các biêu hiện của học sinh thanh lịch, các em đã liệt kê được rất nhiều biểu hiện. Điều đó cho thấy các em đã nhận thức được đâu là hành vi của người học sinh thanh lịch cũng như là người học sinh có đạo đức.
Các em còn có cuộc gặp gỡ với chuyên gia, đó là nhà giáo ưu tú Hoàng Thị Hựu- Bí thư chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường. Các em đã được cô truyền đạt rất nhiều kiến
Cuối cùng các em múa hát nhóm bài “ Quê hương” với Xuân Mai là người hát chính. Các em kết hợp với nhau rất tốt và đó cũng là màn chào chúng tôi sau 2 tháng tiến hành các thử nghiệm. Các em đã có những chuyển biến rất tích cực trong giao tiếp, ứng xử, trong các hành vi đạo đức của mình.
+ Nhóm tham gia hoạt động “ Áo ấm tặng bạn” gồm 5 học sinh: Chúng tôi hướng dẫn các em tiến hành hoạt động với 4 hoạt động nhỏ, đó là: Viết thư chia sẻ với các bạn có hòa cảnh khó khăn; khuyên góp, ủng hộ quần áo cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn; thăm và tặng quà cho các bạn học sinh nghèo vượt khó; múa hát bài “ Lớp chúng mình”. Sau khi được phổ biến hoạt động, các em đã rất tự giác phân công công việc.
Với công việc đầu tiên đó là viết thư chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các em học sinh trong nhóm đều hào hứng tham gia viết. Thanh Hằng viết được rất nhiều và bài của em rất có cảm xúc, em hiểu được cảm xúc của các bạn khó khăn khi không được đến lớp, em còn biết thông cảm, chia sẻ với bạn,…Và bức thư được cô giáo lựa chọn là bức thư của Thanh Hằng và bức thư này đã được cô giáo Tổng phụ trách đội cho lên trang chủ của trường. Qua đó, chúng ta thấy được việc tạo điều kiện cho học sinh viết ra được những cảm xúc của mình,những
tâm tư nguyện vọng của mình , hiểu và biết chia sẻ với người xung quanh sẽ là nền tảng để nhân cách các em phát triển toàn diện.
Công việc khuyên góp, ủng hộ thì học sinh đã thường xuyên được nhà trường vận động tham gia. Đối với công việc này, các bạn trong nhóm không những khuyên góp quần áo của mình mà còn vận động người thân trong gia đình mình khuyên góp. Đặc biệt là Gia Linh, em đã khuyên góp 4 cái quần và 5 cái áo cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Khi mang quần áo đến khuyên góp, các em đã gấp rất gọn gàng và thái độ rất vui vẻ vì có lẽ các em cảm thấy mình đã làm được điều gì đó tốt đẹp cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó cho thấy, các hành vi đạo đức của học sinh đã có tiến bộ và các kỹ năng như: giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng vận động, …đã được hình thành và phát triển ở học sinh.
Hoạt động thăm và tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó đã được các bạn trong nhóm chuẩn bị rất chu đáo. Giáo viên đã trích tiền quỹ lớp để cho các em mua quà. Lớp có 2 bạn là có hoàn cảnh khó khăn, 5 em học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm đã đến tận nhà em Xuân Trường và Diễm Quỳnh. Các em đã thể hiện được thái độ cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của bạn và đã tạo được ấn tượng tốt đối với các thành viên trong gia đình của 2 bạn đó.
Cuối cùng là tiết mục hát tốp ca bài “ Lớp chúng mình”. Các em học sinh đã chuẩn bị rất chu đáo và được các thành viên trong lớp cổ vũ nhiệt tình. Điều đó cho thấy, các em đã chiếm được cảm tình của các thành viên khác trong lớp bởi thái độ thân thiện, niềm nở và nhiệt tình trong mọi hoạt động.
+ Nhóm tham gia hoạt động “ Triển lãm nhỏ” gồm 5 học sinh với nội dung: “Em hãy vẽ một bức tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam”
Học sinh rất thích vẽ tranh nên khi được vẽ các em rất hào hứng, 5 học sinh là 5 bài vẽ khác nhau. Mỗi bài vẽ các em đều thể hiện được tình cảm của mình vào bài vẽ, các em vẽ xong còn giải thích cho giáo viên về bài vẽ của mình.
+ Hoạt động tham gia “ Xử lý tình huống” (gồm 5 học sinh): Với câu hỏi “ Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?Vì sao?”
Chúng tôi đưa ra 5 tình huống sau:
Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “ bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi.
Tình huống 4: Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến và bạn ấy là con trai. Em sẽ ứng xử như thế nào nếu em là một thành viên trong nhóm?.
Tình huống 5: Tuần tới, lớp 5A tổ chức hái hoa dân chủ và tổ 2 được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này. Nếu là thành viên tổ 2, các em dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?.
Sau khi chúng tôi đưa ra tình huống, các em học sinh đã ngồi lại và bàn bạc để đưa ra câu trả lời cho từng tình huống. Mỗi tình huống các em đều có những ý kiến riêng nhưng dưới sự điều hành của Phương Dung trưởng nhóm, cuối cùng các em đã thống nhất được ý kiến. Các em đã biết tôn trọng ý kiến của bạn, lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn và những hành vi cử chỉ của các em đều phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức.
- Ở nhóm đối chứng:
Khi phổ biến xong hoạt động, học sinh tản về thực hiện công việc.
+ Nhóm tham gia hoạt động 1 ( gồm 5 học sinh): Với hoạt động học sinh thanh lịch, giáo viên sẽ hướng dẫn nhóm cách tham gia bằng 4 hoạt động nhỏ đó là: Đoán ô chữ “ THANH LỊCH” ; thi liệt kê các biểu hiện của học sinh thanh lịch; gặp gỡ, trò chuyện với chuyên gia; múa hát bài “Quê hương”.
Trong công việc đầu tiên là đoán ô chữ “ THANH LỊCH”, các em đã biết cách phân công công việc nhưng vẫn bị mất thời gian quá nhiều vào việc phân công. Trong quá trình giải ô chữ các em hơi lung túng trong việc giải thích từ “ THANH LỊCH”. Bạn Thiên Bảo có giọng nói không hay lắm nhưng lại được phân làm người dẫn chương trình. Điều đó cho thấy các em chưa có được kỹ năng xử lý công việc, phân công công việc, lựa chọn người phù hợp.,,.
Phần liệt kê các biểu hiện của học sinh thanh lịch, có 3 học sinh chỉ liệt kê được 2 biểu hiện. Điều đó chứng tỏ các em vẫn chưa tập trung vào hoạt động và chưa nắm được thế nào là học sinh thanh lịch như phần đoán ô chữ đã giải nghĩa.
Khi gặp gỡ, trò chuyện với chuyên gia là cô giáo Hiệu trưởng Hoàng Thị Hựu, các em cũng đã học được nhiều điều từ cô. Nhưng có 2 học sinh vẫn chưa thật sự khi nghe cô nói, vì khi cô hỏi thì em đó lại không nghe rõ câu cô giáo hỏi trong khi các bạn khác nghe rõ.
Ở phần múa, các em chuẩn bị khá sơ sài, chưa có sự đầu tư. Điều đó cho thấy, các em vẫn chưa có ý thức tự giác, sau khi tập múa xong còn có học sinh không chịu thu dọn đồ đạc, hoặc mang đồ ăn đến phòng múa rồi vứt rác bừa bãi.
+ Nhóm tham gia hoạt động “ Áo ấm tặng bạn” gồm 5 học sinh: Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu các em khuyên góp.
Học sinh tham gia chưa thật sự nhiệt tình, các em viết bài chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn dường như cho có lệ, khi khuyên góp các em để quần áo khuyên góp rất lộn xộn, không gấp gọn gàng ngăn nắp, thậm chí có học sinh còn bới ra để xem bạn mình tặng gì,…
+ Nhóm tham gia hoạt động “ Triển lãm nhỏ” gồm 5 học sinh với nội dung: “Em hãy vẽ một bức tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam”
Học sinh rất hào hứng vẽ tranh, trong quá trình vẽ tranh các em cũng đã cố gang để bức tranh đẹp và có ý nghĩa. Tuy nhiên bức tranh các em vẽ hầu hết vẫn là sự sao chép, chưa có sự sáng tạo và ý thức trong khi vẽ tranh chưa được cao vì có bài của Hải Anh khi nộp giấp bị nhăn nheo lại.
+ Hoạt động tham gia “ Xử lý tình huống” (gồm 5 học sinh): Giáo viên đưa ra các tình huống và hướng dẫn học sinh cách làm với biện pháp như mọi khi vẫn sử dụng. Học sinh cũng đã biết cách phân công nhiệm vụ như mọi khi vẫn thường làm. Nhưng trong cách xử lý của các em vẫn còn mơ hồ, có câu chủa giải thích được lý do đưa ra cách xử lý, trong khi thảo luận các em vẫn còn cãi nhau,…. Điều đó chứng tỏ các em không thật sự nhập tâm vào tình huống cũng như chưa có được các hành vi đạo đạo đức đúng đắn.
Bảng 3.5. Sự nhận biết những yêu cầu của các chuẩn mực hành vi ứng xử sau thử nghiệm. Nhóm học sinh Số học sinh Các mức độ (%) X Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 ( 2 điểm) Mức độ 2 ( 3 điểm) ĐC 20 15% 45% 40% 1,75 0,58 TN 20 25% 55% 25% 2,05 0,46
Bảng 3.6. Thái độ của học sinh trong các mối quan hệ ứng xử sau thử nghiệm Nhóm học sinh Số học sinh Các mức độ (%) X Mức độ 1 (3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) ĐC 20 15% 50% 35% 1,80 0,56 TN 20 25% 55% 20% 2,05 0,46
Bảng 3.7. Hành vi đúng đắn của học sinh sau thử nghiệm Nhóm học sinh Số học sinh Các mức độ (%) X Mức độ 1 ( 3 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (1 điểm) ĐC 20 15% 50% 35% 1,80 0,58 TN 20 20% 55% 25% 1,95 0,57
Bảng 3.8. Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của học sinh sau thử nghiệm Nhóm học sinh Số học sinh Các mức độ biểu hiện X 1 X X2 X3 ĐC 20 1,75 1,80 1,80 5,35 TN 20 2,35 2,05 1,95 6,35
Từ bảng số liệu thể hiện mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của học sinh của học sinh ở nhóm ĐC và TN sau khi thử nghiệm được minh họa ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của học sinh sau thử nghiệm
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của học sinh nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
- Sự chênh lệch về mức độ phát triển đạo đức của học sinh diễn ra ở tất cả các tiêu chí. Trong đó, sự chênh lệch cao nhất ở tiêu chí 1.
- Mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của học sinh ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng đều cao hơn trước thử nghiệm.
+ Nếu trước thử nghiệm, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 4,45 điểm thì sau thử nghiệm đã tăng lên 5,35 điểm, cao hơn trước thử nghiệm là 0.9 điểm.
+ Ở nhóm thử nghiệm, nếu trước thử nghiệm điểm trung bình là 4.50 điểm thì sau thử nghiệm đã lên tới 6.35 điểm, cao hơn trước thử nghiệm là 1.85 điểm.
- Sau thử nghiệm, mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
Sau thời gian thử nghiệm, biểu hiện các mặt đạo đức khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở tất cả các tiêu chí. Cụ thể là:
* Tiêu chí 1: Sự nhận biết về các yêu cầu của các chuẩn mực hành vi đạo đức ( bảng 3.5).
- Ở nhóm đối chứng có 15% số học sinh đạt mức độ 1, trong khi đó nhóm thử nghiệm có tới 25% số học sinh đạt mức độ này.
- Số học sinh đạt mức độ 2 ở cả hai nhóm có sự tương đương ; 45% ở nhóm đối chứng và 55% ở nhóm thử nghiệm.
- Tuy nhiên, số học sinh đạt ở mức độ 3 của nhóm TN là 3 học sinh ( tỉ lệ 15%) trong khi nhóm ĐC tỉ lệ này là 40%.
- Điểm trung bình của nhóm ĐC là: X ĐC = 1.75 chỉ ở mức độ trung bình. Điểm trung bình của nhóm TN có sự vượt trội hơn hẳn X TN= 2.35. Điều này cho thấy nhận thức của học sinh về các chuẩn mực hành vi đạo đức có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh nắm được ý nghĩa xã hội của hành vi, biết tránh những điều sai trái.
- Độ lệch chuẩn ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN nghĩa là độ phân tán mức độ biểu hiện đạo đức của học sinh nhóm ĐC cao hơn, không đồng đều như nhóm TN.
* Tiêu chí 2: Thái độ của học sinh trong các mối quan hệ ứng xử ( bảng 3.6)
- Số học sinh đạt được ở các mức độ 2 và 3 cũng rất cao ở nhóm ĐC ( chiếm 85%), 80% là con số mà học sinh nhóm TN đạt được ở mức độ 1 và 2.
Do điểm trung bình của nhóm TN ( X TN = 2.05) cao hơn rất nhiều so với điểm trung bình của nhóm ĐC (X ĐC = 1.80).
Ở nhóm TN, học sinh có ý thức tự giác cao hơn. Trước TN chỉ có một số ít học sinh dọn đồ dùng hoặc do sự phân công của giáo viên thì ở giai đoạn sau TN rất
nhiều học sinh chủ động phối hợp với giáo viên và bạn của mình một cách rất ăn ý và ý thức tự giác của các em đã cao lên rõ rệt. Trong lớp không còn những lần xung đột xảy ra, lớp sạch sẽ, gọn gàng hơn.
* Tiêu chí 3: Hành vi đúng đắn của học sinh trong các mối quan hệ ứng xử ( bảng 3.7).
Sau TN, học sinh có thái độ hành vi đúng đắn hơn, biết phân công nhiệm vụ, biết cách xắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp, không còn hiện tượng học sinh nói tục hay vứt rác bừa bãi, có trách nhiệm hơn với việc làm của mình,…