.Các điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã na mao, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

- Nội dung thông tin trong CSDLĐC phải đồng nhất với số liệu đo đạc, số liệu đăng ký đất đai, số liệu cấp GCN;

- Hệ thống phải có tính mở để cho phép mở rộng phạm vi của hệ thống khi cần thiết.

- Thông tin địa chính mở rộng cần được chuẩn hóa. Khi được chia sẻ theo nghĩa dùng chung, chỉ những đơn vị có nhiệm vụ thu thập và quản lý loại thông tin tương ứng mới được quyền cập nhật thông tin, thay đổi trong hệ thống.

- Hệ thống phải có tính an toàn cao, thông tin được bảo mật.

+ Đối tượng quản lý đều bắt đầu từ thửa đất. Mọi công trình đều được xây dựng trên “thửa đất” cụ thể, nên công trình được quản lý hợp lệ khi và chỉ khi công trình thuộc về một thửa. Nếu khác chuẩn quy định này phải đưa về trường hợp quản lý cá biệt.

+ Hệ thống đòi hỏi phần cứng có dung lượng bộ nhớ cao, khả năng phân tích dữ liệu chuyên nghiệp và các công cụ khác chuyên dụng.

+ Việc thu thập và tập hợp thông tin cũng như quản lý thị trường cần được tổ chức chặt chẽ, không chỉ theo đơn vị hành chính mà còn phải tùy thuộc vào đặc thù của thông tin.

Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu địa chính ứng dụng vào thực tế giúp cho công tác quản lý đất đai tiện lợi dễ dàng:

+ Giúp kê khai đăng ký lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Phục vụ lập các loại sổ như sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, biên bản ranh giới mốc giới thửa đất và sổ địa chính điện tử theo mẫu quy định;

+ Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động;

+ Tìm kiếm mọi thông tin của thửa đất khi biết tên chủ sử dụng và ngược lại;

+ Tìm được vị trí của thửa đất trên bản đồ khi biết thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất;

+ Giúp mọi thông tin được công khai minh bạch;

+ Thời gian làm thủ tục nhanh gọn, tỉ lệ giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai tăng cao.[2]

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở dữ liệu địa chính (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính) của xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái và công nghệ ứng dụng.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu về hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã na mao, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w