4.4 .Giải pháp về công nghệ
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ
4.4.2. Những khó khăn
a. Cơ sở vật chất:
- Máy móc trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng việc quản lý, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của người dân địa phương
- Hệ thống tài liệu lưu trữ cồng kềnh, gây khó khăn trong việc thu thập
và tra cứu thông tin. b. Cơ sở kỹ thuật:
- Dữ liệu được cập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, chưa tra
cứu được quá trình thay đổi (lịch sử ) của biến động đất đai
- Công nghệ hiện tại chưa đáp ứng việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống; Trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các chức năng tiên tiến như chức năng mạng (chưa chạy được trên mạng ), tra cứu trực tuyến.
- Chưa tích hợp dữ liệu địa chính với dữ liệu của các ngành khác trong ngành Tài nguyên Môi trường
- Vấn đề bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu chưa đảm bảo: virus, hacker…
c. Nguồn nhân lực:
- Chưa có nhiều đội ngũ chuyên môn có tay nghề đáp ứng được yêu
- Đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT còn thiếu, vẫn phải kiêm nhiệm
các công việc khác d. Tài chính
- Nguồn kinh phí lớn, cần huy động trong thời gian ngắn
- Chi phí cho việc xây dựng CSDL tốn kém, hiệu quả chưa cao - Để tiến hành tin học hóa công tác thư viện thì đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn mà ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị rất hạn chế nên vấn đề kinh phí luôn là bài toán nan giải. Việc xin kinh phí rất khó khăn do đó việc phát triển xây dựng CSDL thường không đồng bộ, manh mún.
e. Những yếu tố khách quan
- Nhiều trường hợp người dân địa phương không phối hợp trong việc điều tra thông tin.
- Số lượng dữ liệu lớn gây khó khăn trong việc điều tra; nhập dữ liệu dễ gặp sai sót; rắc rối phát sinh trong quá trình xử lý, gây nhầm lẫn thông tin hoặc không cho ra kết quả;
- Đất đai biến động liên tục gây khó khăn trong việc xây dựng CSDL
- Dự án xây dựng CSDL có nhiều nội dung mới và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc, thành lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, kê khai đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận gắn với rà soát, cập nhật toàn bộ các biến động đất đai, nhất là gắn với xử lý vi phạm đất đai, từ đó, xây dựng mới hoặc hoàn thiện lại hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu theo các phần mềm chuẩn và công nghệ được Bộ Tài nguyên cho phép sử dụng. Trong quá trình thực hiện bằng các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại phải bảo đảm tính kế thừa của hệ thống hồ sơ địa chính cũ. Vì vậy, khối lượng công tác chuyên môn phải thực hiện tại một địa bàn thường rất lớn, thời gian kéo dài và bị chi phối bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sở chưa xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chế và kế hoạch
4.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Để nâng cao hiệu quả việc xây dựng CSDLĐC thì các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể cần thực hiện những nội dung sau:
4.4.3.1. Đối với Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc xây dựng CSDLĐC trong phạm vi toàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện các nội dung sau:
4.4.3.2. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện xây dựng CSDLĐC trên địa bàn
tỉnh theo giai đoạn hoặc theo từng dự án trên cơ sở dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Theo dõi tình hình thực hiện xây dựng CSDLĐC: Điều chỉnh, thiết kế kỹ thuật - dự toán (nếu có) theo quy định.
4.4.3.3. Phòng Đo đạc và Bản đồ
- Phối hợp với các phòng, đơn vị: Phòng Tài nguyên đất, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thành phố và UBND cấp xã để triển khai, thực hiện xây dựng CSDLĐC;
- Phối hợp với đơn vị tư vấn, kiểm tra nghiệm thu thực hiện giám sát,
kiểm tra định kỳ, kiểm tra nghiệm thu đánh giá chất lượng, khối lượng sản phẩm CSDLĐC theo công đoạn công trình, đảm bảo theo đúng Thông tư số 05/2009/TT - BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ TN&MT Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
4.4.3.4. Phòng Tài nguyên đất
Hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc về chuyên môn trong quá trình thực hiện đăng ký kê khai, cấp đổi, cấp lại GCN lần đầu phục vụ cho việc xây dựng CSDLĐC trên địa bàn tỉnh.
4.4.3.5. Trung tâm Công nghệ thông tin
- Xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, vận hành hệ thống CSDLĐC đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật CSDL;
- Hướng dẫn thực hiện, giải quyết các vướng mắc (nếu có) trong quá trình xây dựng, sử dụng phần mềm để xây dựng CSDLĐC, cung cấp phần mềm Elis cho các đơn vị thực hiện xây dựng CSDLĐC trên địa bàn tỉnh.
4.4.3.6. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (Đơn vị thực hiện)
- Tổ chức thực hiện xây dựng CSDLĐC theo từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Phối hợp với các phòng chuyên môn, Trung tâm Công nghệ thông tin
thuộc sở, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp xã để triển khai thực hiện xây dựng CSDLĐC.
4.4.3.7 Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với sở TN&MT chỉ đạo đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện,
Phòng TN&MT, UBND cấp xã đang thực hiện xây dựng CSDLĐC, thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDLĐC theo đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện quản lý;
- Ban hành quyết định cấp đổi GCN, cấp GCN lần đầu cho các hộ gia
đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền quản lý, đủ điều kiện cấp GCN.
4.4.3.8. Phòng TN&MT cấp huyện
- Giải quyết kịp thời các phát sinh, vướng mắc tại địa phương thuộc thẩm quyền liên quan đến công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện xây dựng CSDLĐC;
- Tham mưu, trình UBND huyện ban hành quyết định cấp đổi GCN,
4.4.3.9. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
- Phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh hoặc đơn vị tư vấn thực hiện, UBND xã để thực hiện tốt việc xây dựng CSDLĐC trên địa bàn huyện.
- Cung cấp tài liệu, hồ sơ địa chính hiện có, các thông tin biến động về đất đai cho đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng CSDLĐC
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ cho việc vận
hành, sử dụng CSDLĐC.
4.4.3.10. .Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
- Chỉ đạo cơ sở: Khu phố, khối phố, các thôn, cán bộ địa chính xã phối hợp cùng cơ quan chuyên môn cấp huyện và đơn vị tư vấn thực hiện, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, phổ biến việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDLĐC trên địa bàn xã;
- Cung cấp các tài liệu, hồ sơ địa chính hiện có, thông tin về tình hình
sử dụng đất, các biến động về đất đai trên địa bàn xã cho đơn vị tư vấn để thực hiện CSDLĐC.
4.4.3.11. Đối với chủ sử dụng đất
Đăng ký kê khai, cung cấp đầy đủ, đúng các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình đang quản lý, sử dụng, các thông tin cá nhân hoặc của hộ gia đình (của người sử dụng đất) cho đơn vị tư vấn thực hiện CSDLĐC