.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã na mao, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính năm 2019 của xã Na Mao trực tiếp từ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường , UBND xã Na Mao.

Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Na Mao

Thu thập dữ liệu, tài liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Na Mao như:

+ Bản đồ địa chính

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu

hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính

+ Bản lưu giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập

+ Tìm hiểu số liệu, tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan đến xây

dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Dựa trên các tài liệu đã có như bản đồ sử dụng đất. Tiến hành điều tra, phân tích các

quan đến cung cấp thông tin địa chính) và điều tra hiện trạng sử dụng đất xem có thay đổi gì không, nếu có cần phải đo đạc lại và vẽ lại bản đồ cho đúng hiện trạng.

Phương pháp xây dựng câu hỏi điều tra, phỏng vấn: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài tiến hành xây dựng bộ câu hỏi điều tra.

Căn cứ để đưa ra số lượng mẫu điều tra và tiêu chí chọn mẫu: Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT- BTNMT và thực tế công tác, nhân lực thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại các địa phương chủ yếu là đội ngũ cán bộ thuộc văn phòng đăng ký cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ địa phương xã, phường.

Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp tại trụ sở làm việc bằng phiếu điều tra (mẫu chi tiết thể hiện tại phụ lục 01) đã được in sẵn đối với cán bộ địa chính xã Na Mao.

Phương pháp xây dựng câu hỏi điều tra, phỏng vấn: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài để tiến hành xây dựng câu hỏi điều tra.

Nội dung điều tra: thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đội ngũ cán bộ của các đơn vị thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; việc thực hiện nhiệm vụ, sự phù hợp của quy trình thực hiện, ý kiến lựa chọn phần mềm.

Căn cứ để đưa ra số lượng mẫu điều tra và tiêu chí chọn mẫu: Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT- BTNMT và thực tế công tác, nhân lực thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại các địa phương chủ yếu là đội ngũ cán bộ thuộc văn phòng đăng ký cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ địa phương xã, phường.

Trên cơ sở tổng hợp phân tích kết quả phiếu điều tra để đánh giá và đề xuất các giải pháp tối ưu nhất cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã Na Mao.

Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ của xã.

Sử dụng phần mềm Elis để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Dùng các chức năng của phần mềm Elis để nhập dữ liệu

- Kết nối dữ liệu thuộc tính xây dựng được trên bảng excel theo trường

thông tin lên bản đồ chuẩn, để có hệ thống cơ sở dữ liệu của không gian và thuộc tính.

- Elis được phát triển từ phần mềm Vilis. Có các chức năng tra cứu các

dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính; xây dựng hồ sơ địa chính, sổ địa chính, hồ sơ cấp giấy chứng nhận, hồ sơ chỉnh lý đăng ký biến động đất đai.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã na mao, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)