a. Cơ sở vật chất:
- Máy móc trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng việc quản lý, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của người dân địa phương
- Hệ thống tài liệu lưu trữ cồng kềnh, gây khó khăn trong việc thu thập
và tra cứu thông tin. b. Cơ sở kỹ thuật:
- Dữ liệu được cập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, chưa tra
cứu được quá trình thay đổi (lịch sử ) của biến động đất đai
- Công nghệ hiện tại chưa đáp ứng việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống; Trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các chức năng tiên tiến như chức năng mạng (chưa chạy được trên mạng ), tra cứu trực tuyến.
- Chưa tích hợp dữ liệu địa chính với dữ liệu của các ngành khác trong ngành Tài nguyên Môi trường
- Vấn đề bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu chưa đảm bảo: virus, hacker…
c. Nguồn nhân lực:
- Chưa có nhiều đội ngũ chuyên môn có tay nghề đáp ứng được yêu
- Đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT còn thiếu, vẫn phải kiêm nhiệm
các công việc khác d. Tài chính
- Nguồn kinh phí lớn, cần huy động trong thời gian ngắn
- Chi phí cho việc xây dựng CSDL tốn kém, hiệu quả chưa cao - Để tiến hành tin học hóa công tác thư viện thì đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn mà ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị rất hạn chế nên vấn đề kinh phí luôn là bài toán nan giải. Việc xin kinh phí rất khó khăn do đó việc phát triển xây dựng CSDL thường không đồng bộ, manh mún.
e. Những yếu tố khách quan
- Nhiều trường hợp người dân địa phương không phối hợp trong việc điều tra thông tin.
- Số lượng dữ liệu lớn gây khó khăn trong việc điều tra; nhập dữ liệu dễ gặp sai sót; rắc rối phát sinh trong quá trình xử lý, gây nhầm lẫn thông tin hoặc không cho ra kết quả;
- Đất đai biến động liên tục gây khó khăn trong việc xây dựng CSDL
- Dự án xây dựng CSDL có nhiều nội dung mới và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc, thành lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, kê khai đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận gắn với rà soát, cập nhật toàn bộ các biến động đất đai, nhất là gắn với xử lý vi phạm đất đai, từ đó, xây dựng mới hoặc hoàn thiện lại hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu theo các phần mềm chuẩn và công nghệ được Bộ Tài nguyên cho phép sử dụng. Trong quá trình thực hiện bằng các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại phải bảo đảm tính kế thừa của hệ thống hồ sơ địa chính cũ. Vì vậy, khối lượng công tác chuyên môn phải thực hiện tại một địa bàn thường rất lớn, thời gian kéo dài và bị chi phối bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sở chưa xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chế và kế hoạch
4.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Để nâng cao hiệu quả việc xây dựng CSDLĐC thì các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể cần thực hiện những nội dung sau:
4.4.3.1. Đối với Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc xây dựng CSDLĐC trong phạm vi toàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện các nội dung sau:
4.4.3.2. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện xây dựng CSDLĐC trên địa bàn
tỉnh theo giai đoạn hoặc theo từng dự án trên cơ sở dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Theo dõi tình hình thực hiện xây dựng CSDLĐC: Điều chỉnh, thiết kế kỹ thuật - dự toán (nếu có) theo quy định.
4.4.3.3. Phòng Đo đạc và Bản đồ
- Phối hợp với các phòng, đơn vị: Phòng Tài nguyên đất, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, thành phố và UBND cấp xã để triển khai, thực hiện xây dựng CSDLĐC;
- Phối hợp với đơn vị tư vấn, kiểm tra nghiệm thu thực hiện giám sát,
kiểm tra định kỳ, kiểm tra nghiệm thu đánh giá chất lượng, khối lượng sản phẩm CSDLĐC theo công đoạn công trình, đảm bảo theo đúng Thông tư số 05/2009/TT - BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ TN&MT Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
4.4.3.4. Phòng Tài nguyên đất
Hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc về chuyên môn trong quá trình thực hiện đăng ký kê khai, cấp đổi, cấp lại GCN lần đầu phục vụ cho việc xây dựng CSDLĐC trên địa bàn tỉnh.
4.4.3.5. Trung tâm Công nghệ thông tin
- Xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, vận hành hệ thống CSDLĐC đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật CSDL;
- Hướng dẫn thực hiện, giải quyết các vướng mắc (nếu có) trong quá trình xây dựng, sử dụng phần mềm để xây dựng CSDLĐC, cung cấp phần mềm Elis cho các đơn vị thực hiện xây dựng CSDLĐC trên địa bàn tỉnh.
4.4.3.6. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (Đơn vị thực hiện)
- Tổ chức thực hiện xây dựng CSDLĐC theo từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Phối hợp với các phòng chuyên môn, Trung tâm Công nghệ thông tin
thuộc sở, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp xã để triển khai thực hiện xây dựng CSDLĐC.
4.4.3.7 Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với sở TN&MT chỉ đạo đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện,
Phòng TN&MT, UBND cấp xã đang thực hiện xây dựng CSDLĐC, thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDLĐC theo đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện quản lý;
- Ban hành quyết định cấp đổi GCN, cấp GCN lần đầu cho các hộ gia
đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền quản lý, đủ điều kiện cấp GCN.
4.4.3.8. Phòng TN&MT cấp huyện
- Giải quyết kịp thời các phát sinh, vướng mắc tại địa phương thuộc thẩm quyền liên quan đến công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện xây dựng CSDLĐC;
- Tham mưu, trình UBND huyện ban hành quyết định cấp đổi GCN,
4.4.3.9. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
- Phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh hoặc đơn vị tư vấn thực hiện, UBND xã để thực hiện tốt việc xây dựng CSDLĐC trên địa bàn huyện.
- Cung cấp tài liệu, hồ sơ địa chính hiện có, các thông tin biến động về đất đai cho đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng CSDLĐC
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ cho việc vận
hành, sử dụng CSDLĐC.
4.4.3.10. .Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
- Chỉ đạo cơ sở: Khu phố, khối phố, các thôn, cán bộ địa chính xã phối hợp cùng cơ quan chuyên môn cấp huyện và đơn vị tư vấn thực hiện, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, phổ biến việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDLĐC trên địa bàn xã;
- Cung cấp các tài liệu, hồ sơ địa chính hiện có, thông tin về tình hình
sử dụng đất, các biến động về đất đai trên địa bàn xã cho đơn vị tư vấn để thực hiện CSDLĐC.
4.4.3.11. Đối với chủ sử dụng đất
Đăng ký kê khai, cung cấp đầy đủ, đúng các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến đất đai thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình đang quản lý, sử dụng, các thông tin cá nhân hoặc của hộ gia đình (của người sử dụng đất) cho đơn vị tư vấn thực hiện CSDLĐC
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đã đi đến những kết luận sau:
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đất đai biến động thường xuyên và ngày càng đa dạng hóa mục đích sử dụng, vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của xã là hết sức cần thiết. - Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thu được một số kết quả , các thông tin đất đai của xã được thể hiện rõ ràng, chi tiết. Điển hình theo thống kê năm 2019, đất nông nghiệp chiếm 77,33%; Đất phi nông nghiệp chiếm 22,56%; Đất chưa sử dụng chiếm 0,11% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
- Dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã có như: Bản đồ địa chính, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động đã lập để xây dựng nên CSDLĐC phù hợp với địa bàn xã và có tính ứng dụng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy định, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, được quản lý trên nền công nghệ hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu, có độ tin cậy cao, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả, thực hiện mục tiêu kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường.
- Tài liệu, số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 xã Na Mao là tài liệu quan
trọng làm cơ sở và nền tảng cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai các năm tới của xã nói riêng và của huyện Đại từ nói chung.
- Căn cứ vào công tác việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã Na Mao có thể định hướng sử dụng các loại đất theo quy hoạch làm cơ sở xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về các chính sách pháp luật về đất đai.
- Đưa ra những khó khăn và thuận lợi khi xây dựng cơ sở dữ liệu, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
5.2. Kiến nghị
Ủy ban nhân dân các cấp địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất, đảm bảo việc khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai.
Đề nghị nâng cấp phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu để tránh tình trạng gặp lỗi khó khắc phục trong quá trình làm việc.
Mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ về xây dựng cơ sở dữ liệu cho các cán bộ địa chính cấp cơ sở.
Các sở, ban ngành cần cập nhật cơ sở dữ liệu mới và hiện đại hơn để thuận tiện cho việc lưu trữ, chỉnh lý biến động,…
Vì xây dựng CSDLĐC là vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành TN&MT, nên Bộ TN&MT cần hỗ trợ thêm kinh phí cho các Sở, các Phòng TN&MT của các tỉnh, để sớm hoàn thành và đưa CSDLĐC vào sử dụng phổ biến trong công tác quản lý đất đai.
Trong thời gian tới cần có biện pháp tăng các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa; Diện tích đất nông nghiệp cần được bảo đảm về số lượng và nâng cao về chất lượng theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, có hướng đầu tư hơn nữa vào thủy lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Cần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường ,Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Hướng dẫn việc lập, cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
4. Cục Công nghệ thông tin (2009), Tài liệu hướng dẫn sử dụng phân hệ
đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai, Hà Nội. Bộ Tài nguyên
và Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường
5. Đỗ Đức Đôi (2011), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thực trạng và
giải pháp, Tổng cục Quản lý đất đai.
6. Phạm Văn Cường (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đa chức
năng phục vụ quản lý đất đai và bất động sản tại khu vực phường Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Quốc hội (2003), Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2019), Hướng dẫn thực hiện xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
9. Tổng Cục Quản lý đất đai (2011), Công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
10. Trung tâm công nghệ phần mềm và GIS (2011), Hệ thống
thông tin đất đai và môi trường – Elis.
11. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm năm 2013 của Sở Tài nguyên Và Môi trường Thái Nguyên
12. Vũ Văn Trọng (2006), Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất
phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội.
13. [Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, Luận văn thạc sĩ, 2020]
14. [Nguyễn Thị Thu Hằng, Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, 2021]
15. [Tô Huy Hoàng, Ứng dụng phần mềm TMV.LIS xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, 2015].
16. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Dự án tổng thể xây dựng hồ
sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
17 https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/nhung-diem-moi-co-loi-cho-dan- nhat trong-luat-dat-dai-2013-230-16946-article.html