Năm Diện tích
canh tác/hộ (ha) Số thửa ruộng/hộ
Diện tích trung bình/thửa (ha)
1986 0,446 5,85 0,08
1988 0,446 5,67 0,078
1990 0,420 5,52 0,076
1998 0,470 3,02 0,18
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003)
Như vậy, từ những năm 1978 Trung Quốc đã tiến hành cải cách theo thể chế kinh tế nông thôn, thực hiện hình thức kinh doanh khoán sản lượng đến từng hộ nông dân thực chất là khoán ruộng đất, thực hiện công việc thiết kế lại đồng ruộng thông qua dồn đổi ruộng giữa các hộ, bước đầu “mềm hoá” hình thức chuyển đổi nông nghiệp trong nông thôn, đồng thời cho phép hộ nông dân được quyền góp cổ phần bằng ruộng đất vào các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên cơ sở chế độ cổ phần. Hiện nay Trung Quốc mỗi hộ có khoảng 0,5 ha chia làm 3-4 mảnh, các hộ đang tiến hành đổi ruộng cho nhau để có ruộng liền khoảnh
Ở Đài Loan: Chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả cho nông dân. Điều này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn sau này đỏi hỏi mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Năm 1983 Đài Loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nông dân. Nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được nhận quyền sở hữu, ước tính có tới 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất (Luật đất đai, 1993).
Ở Mỹ: Tuy tỷ trọng giá trị sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân không đáng kể (khoảng 2%) nhưng Chính phủ Mỹ vẫn rất quan tâm
đến sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cấp đất cho hộ và đồng thời cho phép mua bán hoặc thuê đất để hình thành trang trại. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu do 2,2 triệu trang trại sản xuất ra, trong đó có trang trại gia đình (có quy mô 180-200 ha) chiếm gần 90%. Do quy mô các trang trại loại này nhỏ nên chỉ chiếm khoảng 65% diện tích canh tác, các trang trại liên doanh và hợp doanh chiếm hơn 10%, có quy mô bình quân khoảng 800- 900ha. Có khoảng 20% nông trại đã sử dụng máy tính hiện đại để lập chương trình phát triển sản xuất cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.
1.3.2.Thực trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam
Manh mún đất đai là thể hiện tính vụn vặt phân tán về phân bố đất đai cho từng loại sản phẩm trên các thửa đất nhỏ bé rải rác đan xen lẫn nhau do đặc điểm của địa hình và phương thức sở hữu, sử dụng đất. Xét trên khía cạnh đó có thể thấy về manh mún đất là:
- Quy mô diện tích của thửa đất nhỏ - Số thửa đất của một hộ nhiều - Quy mô diện tích của nông hộ nhỏ
- Đan xen diện tích giữa các hộ, các loại cây trồng, các thửa đất Tình trạng manh mún ruộng đất xuất hiện vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Khi đó Nhà nước ta chủ trương đầu tư kinh phí cho việc thiết kế cải tạo đồng ruộng để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Khi thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TW năm 1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, các hợp tác xã tiến hành giao ruộng đất ổn định cho xã viên làm cho số thửa ruộng tăng lên. Khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1993 thì có sự manh mún càng bộc lộ rõ với phương châm giao đất cho các hộ “ có gần, có xa, có tốt, có xấu” để đảm bảo tính công bằng. Số thửa sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP ở một số địa phương gấp 2 lần khi thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TW, gấp 3 lần khi thực hiện khoán theo Chỉ thị 100/CT-TW của Ban bí thư. Đến cuối năm 1998 cả nước có xấp xỉ 100 triệu thửa đất, bình quân số thửa trên mỗi hộ ở các vùng cũng khác nhau.
Theo số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cả nước hiện có khoảng 7.843 ha đất nông nghiệp chia thành 75 triệu mảnh cho 10.824 nghìn hộ. Tính trung bình cả nước, một hộ sử dụng 0,72ha đất nông nghiệp và diện tích mỗi mảnh là một
1.045m2. Nếu xét riêng khu vực miền Bắc thường từ 13-25 thửa, ngay trên một số đồng một hộ cũng có nhiều thửa. Có thể nói đó là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).