.Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 37 - 41)

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 19/9/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ tháng 9/2011 đến nay toàn huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ dồn điền đổi thửa; kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ: Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/HU ngày 30/8/2011 "Về việc tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp"; UBND huyện xây dựng Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 20/9/2011 về việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT); thành lập Ban chỉ đạo công tác dồn

điền, đổi thửa do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó ban; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, các ban xây dựng Đảng, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân làm ủy viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo; đồng thời quyết định thành lập 20 Tổ công tác để trực tiếp chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa ở các xã, thị trấn; thành lập Tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo huyện trong công tác dồn điền đổi thửa.

Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức các Hội nghị để triển khai Chỉ thị của Tỉnh ủy, của Huyện ủy, kế hoạch của UBND tỉnh và Đề án của UBND huyện về tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị vào cuộc tham gia thực hiện nhiệm vụ dồn điền đổi thửa.

- Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa:

* Huy động sự đóng góp ruộng đất nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM:

- Tổng diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân đóng góp 3.415.418 m2 - Mức bình quân huy động đóng góp 24,6 m2/sào

Trong đó xã có mức đóng góp lớn nhất là xã Xuân Hòa: 396.422 m2 (bình quân 43m2/sào), có mức đóng góp thấp nhất là thị trấn Xuân Trường: 58.263 m2 (bình quân 13m2/sào).

* Việc quy gọn vùng, gọn thửa đất công

- Tổng diện tích đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công trước DĐĐT là 4.093.112 m2 (với 6.248 thửa)

- Tổng diện tích đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công sau DĐĐT là 7.489.383 m2 ( với 4.051 thửa)

Trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích 3.422.949 m2 (với 2.726 thửa) + Diện tích đất quy hoạch để xây dựng công trình phúc lợi, công cộng (không kể quy hoạch làm GT-TL nội đồng) 1.448.341m2 (với 1.325 thửa)

+ Đất quy hoạch làm giao thông thủy lợi nội đồng 2.618.093 m2

* Giảm số thửa, tăng diện tích thửa đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân

+ Tổng diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng 51.758.529 m2

+ Bình quân số thửa/hộ: 3,46 thửa/hộ; + Diện tích bình quân 417 m2 /1 thửa

- Sau dồn điền đổi thửa:

+ Tổng diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng 48.321.278 m2

+ Bình quân số thửa/hộ: 1,93 thửa/hộ; + Diện tích bình quân 661 m2 /1 thửa

So với trước dồn điền đổi thửa:

+ Bình quân số thửa/hộ đã giảm: 1,53 thửa/hộ + Bình quân diện tích/thửa tăng: 244 m2

1.4. Đánh giá chung về vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Dồn điền đổi thửa tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sau hơn 10 thực hiện, từ những ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, dồn điền đổi thửa đã thu được những thành tựu đáng kể.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đã liên khoanh, liền khu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ cải tạo ruộng đồng, thâm canh, chuyển đổi cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn cho cơ giới hóa, giảm bớt thời gian vận chuyển trong quá trình thu hoạch của các hộ nông dân, tăng diện tích canh tác, giảm bớt diện tích đất để làm bờ ruộng.

Vai trò của DĐĐT đất nông nghiệp được thể hiện:

- Là cơ hội để quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông thủy lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa nông nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng các công trình hạ tầng, là cơ sở cho việc hoạch định, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)