PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 41 - 46)

PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửađất nông nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011-2014; hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa: so sánh trước dồn điền đổi thửa (năm 2014) và sau dồn điền đổi thửa (năm 2015).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

- Thời gian thực hiện việc nghiên cứu: Từ 06/2018 đến 06/2019.

- Thời gian đánh giá hiệu quả trước và sau dồn điền đổi thửa: + Trước dồn điền đổi thửa: năm 2014

+ Sau dồn điền đổi thửa: năm 2015

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý đất đai của huyện Xuân Trường

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

- Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Xuân Trường

2.3.2. Kết quả dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Trường

- Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa

- Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa

- Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Xuân Trường

- Kết quả dồn điền đổi thửa ở các xã điều tra

2.3.3. Đánh giá hiệu quả công tác dồn điển đổi thửa trên địa bàn huyện Xuân Trường

- Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường

- Hiệu quả trong lĩnh vực quản lý đất đai

2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Xuân Trường và đề xuất giải pháp Xuân Trường và đề xuất giải pháp Xuân Trường và đề xuất giải pháp

- Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu có các đặc điểm đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện Xuân Trường.

* Xã Xuân Ninh được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng 1 gồm 15xã, 1 thị trấn gồm: Thọ Nghiệp, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Kiên, Xuân Vinh, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng, Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Ninh và thị trấn Xuân Trường. Đây là vùng đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ, phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặt biệt là trồng trọt. Phát triển mạnh trồng màu và cây công nghiệp.

* Xã Xuân Thủy được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của vùng 2 gồm 4 xã thuộc vùng trong đê là vùng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt, gồm các xã: Xuân Ngọc, Xuân Thủy, Xuân Bắc, Xuân Phong.

2.4.2. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế

- Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất các cây, con chính trên đồng đất Xuân

Trường thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:

+ Giá trị sản xuất GO (Gross Outpu): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nó phản ánh năng xuất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích.

GO = ∑ Qi*Pi

Trong đó: - Qi là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra - Pi là giá của đơn vị sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Costs): là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất, như: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, vận chuyển, chi phí khác...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

IC = ∑ Cj Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng VA (Value Added): là hiệu số giữa GO và chi phí trung gian IC; là giá trị sản phẩm xã hội được tạo thêm trong một thơì kỳ sản xuất đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo gia trên một đơn vị diện tích.

VA = GO - IC

+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của công tác dồn điền đổi thửa

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

- Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ ý kiến của hộ. - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. - Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...

- Khả năng sản xuất hàng hoá thể hiện ở chủng loại sản phẩm, số lượng tiêu thụ, giá cả, thị trường tiêu thụ.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và đánh giá. Vậy nên đề tài chỉ đánh giá hiệu quả môi trường theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc vệ thực vật.

- Hạn chế thoái hoá đất do xói mòn, mặn hoá, mất kết cấu thông qua việc sử dụng đất thích hợp.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất, thâm canh cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.

2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Tìm đọc, kế thừa số liệu thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng kết về dồn điền của huyện, các xã Xuân Thủy, xã Xuân Ninh, văn bản của tỉnh, huyện, niêm giám thống kê của huyện trong năm 2014, 2015 các báo cáo về KT - XH của huyện, báo cáo thống kê đất đai của huyện trong năm 2014, 2015.

- Thu thập thông tin sơ cấp:

Tiến hành điều tra 60 hộ của 2 xã Xuân Thủy và xã Xuân Ninh (trong đó mỗi xã điều tra 30 hộ). Các thông tin được thu thập liên quan đến tình hình thực tế sản xuất của hộ nông dân như: tình hình sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư cho phí cho sản xuất, và tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,..., Mẫu phiếu điều tra phụ biểu 1.

2.4.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu và phân tích

liệu được kiểm tra ở 3 khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Sau đó xử lý tính toán phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

- Các thông tin, số liệu sơ cấp: Toàn bộ thông tin số liệu đều được xử lý và dùng chương trình phần mềm EXCEL là công cụ chủ yếu để tính toán, xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu dựa vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Trong quá trình xử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo để đánh giá phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 41 - 46)