Thực trạng quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 50 - 52)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Thực trạng quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Xuân Trường, tỉnh Nam Định

a.Tình hình quản lý đất đai

* Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 02/6/2005 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Xuân Trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Xuân Trường

Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của UBND tỉnh Nam Định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Xuân Trường.

Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Xuân Trường.

* Công tác khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính

Thực hiện chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1981 huyện đã đo đạc lập bản đồ giải thửa tất cả các xã trên địa bàn. Đến nay tất cả các xã và thị trấn đều được đo đạc lập bản đồ địa chính.

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Đất ở: toàn huyện đã cấp được 26.563 giấy chứng nhận quyền sử đất, đạt 98,7% số giấy chứng nhận cần cấp.

- Đất nông nghiệp: trước dồn đổi ruộng đất, toàn huyện đã cấp được 19283 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 98,75 % số giấy chứng nhận cần cấp. Sau khi thực

hiện dồn điển đổi thửa thì theo quy trình các địa phương sau khi giao ruộng tại thực địa phải chỉnh lý biến động, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm nên chưa cấp đổi giấy chứng nhận cho nhân dân sau khi đã tiến hành dồn điền đổi thửa (Phòng TNMT huyện Xuân Trường, 2018).

b. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Xuân Trường năm 2018

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11.491,46 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 7.262,14 63,20 1.1 Đất trồng lúa LUA 5.533,13 48,15 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 627,56 5,46 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 700,60 6,10 1.4 Đất nông nghiệp còn lại 400,85 3,49

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.197,49 36,53

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 19,62 0,17 2.2 Đất quốc phòng CQP 4,19 0,04 2.3 Đất an ninh CAN 1,68 0,01 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 251,80 2,19 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 247,82 2,16 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 31,07 0,27 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 9,65 0,08 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 21,05 0,18 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 101,63 0,88 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 189,73 1,65 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 26,25 0,23 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.765,90 15,37 2.14 Đất ở tại đô thị ONT 50,36 0,44 2.15 Đất phi nông nghiệp còn lại PNK 1.476,74 12,85

3 Đất chưa sử dụng DCS 31,83 0,28

Huyện Xuân Trường có tổng diện tích tự nhiên 11.491,46 ha; huyện gồm 20 xã, thị trấn trong đó xã có diện tích lớn nhất là xã Xuân Hồng với diện tích là 1.191,76 ha, chiếm 10,37% diện tích tự nhiên toàn huyện; xã có diện tích nhỏ nhất là xã Xuân Trung với diện tích 221,00 ha, chiếm 1,92% diện tích tự nhiên toàn huyện.

3.2. Kết quả dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 50 - 52)