Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 46 - 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

a. Điều kiện tự nhiên:

* Vị trí địa lý: Xuân Trường là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 20015' đến 20024' vĩ độ Bắc và từ 106017' đến 108025' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình. - Phía Nam giáp huyện Hải Hậu. - Phía Tây giáp huyện Trực Ninh. - Phía Đông giáp huyện Giao Thủy.

Xuân Trường có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợi. Đường quốc lộ 21, tỉnh lộ 489 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông cùng với hệ thống các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.

* Địa hình, địa mạo: Địa hình Xuân Trường mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện trong đó thấp nhất là các xã Xuân Ngọc, Xuân Thủy và một phần xã Xuân Bắc, Xuân Phong. Đất đai ở đây được chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ. Vùng trong đê là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.

Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt; ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh trồng màu và cây công nghiệp.

* Khí hậu: huyện Xuân Trường mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn huyện.

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650- 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

-Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.

* Thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò và chế độ thủy triều. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Hiện tại sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn toàn huyện. Sông ngòi huyện Xuân Trường được phân làm 2 loại: các sông chính và sông nội đồng.

- Mạng lưới sông chính:

+ Sông Hồng chảy qua Xuân Trường dài khoảng 19,3km, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, là phần hạ lưu có độ rộng lớn, khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.

+ Sông Ninh Cơ được tách ra từ sông Hồng, làm ranh giới giữa huyện Xuân Trường với huyện Trực Ninh, dài khoảng 12,4km (đoạn chảy qua Xuân Trường).

Sông chảy quanh co uốn khúc có nhiều bãi bồi ven sông. Hàng năm sông Ninh Cơ chuyển khoảng 22,5 triệu tấn phù sa, sông Hồng 29,9 triệu tấn phù sa.

+ Sông Sò bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua địa bàn các xã phía Đông huyện, dài khoảng 6,7km là địa giới ngăn cách với các xã của huyện Giao Thủy. Tuy là sông nhỏ nhưng nó có chức năng quan trọng trong việc điều tiết nước nội đồng và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Sông trong đồng: Đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc- Đông Nam và đều bắt nguồn từ các cống ở các đê sông, dòng chảy các con sông này đều do con người điều khiển theo yêu cầu của sản xuất.

Sông ngòi đã mang lại nguồn lợi cho nguồn kinh tế của huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bồi đáp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê tăng thêm độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra sông ngòi còn là đường giao thông thủy thuận lợi, rẻ tiền và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phong phú. Tuy nhiên do nhiều sông ngòi nên hàng năm phải đầu tư tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương.

- Thủy triều: Thủy triều Xuân Trường thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,5-1,7 m, lớn nhất là 3,3m, nhỏ nhất là 0,1m. Do gần biển nên nước ở sông Hồng, Ninh Cơ đều bị ảnh hưởng của thủy triều. Mỗi chu kỳ thủy triều 13-14 ngày.

b. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Đất đai Xuân Trường hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ 96% (Fluvisols), tiếp đến là nhóm đất phèn 4%, đất cát 1%, đất mặn 1%.

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Ninh Cơ, Sông Sò có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước ngầm của huyện Xuân Trường trữ lượng tương đối phong phú và phân bố rộng.

* Tài nguyên nhân văn:Xuân Trường là một huyện có truyền thống cách mạng, có Chi Bộ Đảng cộng sản Xuân Việt Nam từ đầu năm 1930 và có nhiều nhà

hoạt động cách mạng xuất sắc, giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà Nước, Quân Đội.. Tiêu biểu là Cố Tổng Bí thư - cố Chủ tịch nước Trường Chinh và 07 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 02 anh hùng lao động. (UBND huyện Xuân trường, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)