Kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ tại dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên đại bàn quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 60 - 70)

Số người dân được phỏng vấn

Ý kiến của người dân

Ý kiến đồng thuận Tỷ lệ % Ý kiến không đồng thuận Tỷ lệ % 1 Công khai 105 103 98,1 2 1,9 2 Dân chủ 105 105 100 0 0,0 3 Đúng quy trình 105 101 96,2 4 3,8 4 Ý kiến khác 105 Hộ dân không có ý kiến khác

(Nguồn: Điều tra và tính toán)

Qua bảng 3.16 và 3.17 cho thấy:

Có 95,2% số người dân nắm được thông báo của UBND quận về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, còn lại 4,8% không nắm được hoặc không nawmd rõ thông tin. Bên cạnh đó, 98,1% số người được hỏi cho rằng quy trình thực hiện là công khai; 96,2% cho rằng dự án đã thực hiện đúng quy trình.

Qua nghiên cứu hồ sơ dự án xác định UBND Quận 2 đã thực hiện dự án đảm bảo đúng nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi đất là “phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”

Trình tự thủ tục thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được người dân nắm bắt rất đầy đủ, UBND Quận 2 đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị có liên quan tuyên truyền đến người bị thu hồi đất chính sách, đơn giá bồi thường bằng nhiều hình thức và được người dân đồng thuận.

3.3.3.2. Ý kiến của người dân về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bảng 3.18. Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ tại dự án dự án STT Loại đất thu hồi Số hộ lấy ý kiến

Ý kiến về giá bồi

thường Ý kiến về giá hỗ trợ

Số phiếu đồng ý Tỷ lệ % Số phiếu không đồng ý Tỷ lệ % 1 Đất ở 7 6 85,7 1 14,3 2 Đất nông nghiệp 98 90 91,8 8 8,2

Qua bảng 3.18 cho thấy: phần lớn người dân bị thu hồi đất tại dự án đồng ý với giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tuy nhiên vẫn còn 14,3% ý kiến về giá đất ở và 8,2% ý kiến về giá đất nông nghiệp chưa đồng ý. Nguyên nhân là do việc giao dịch đất thuộc nhóm đất nông nghiệp trong phạm vi dự án ít diễn ra, việc giao dịch chuyển nhượng về đất (nếu có) chỉ thực hiện ngầm trong dân, không báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do đó, việc xác định giá đất theo biện pháp so sách là không thực hiện được.

Do giá đất giữa các địa phương khác nhau trong cùng một dự án hoặc dự án lân cận cũng có sự phân biệt khác nhau, vì vậy, các nội dung đề nghị, kiến nghị, khiếu nại của người dân sử dụng đất trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án tập trung chủ yếu vào vấn đề giá đất để tính bồi thường. Tuy nhiên, nhờ việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, sự vận động tích cực của chính quyền các cấp, Sự vào cuộc của Lãnh đạo Quận 2 và các tổ chức chính trị xã hội nên các hộ dân đã thông hiểu chính sách, hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án nên đã chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư

3.4.1. Thuận lợi

Công tác GPMB được Thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo chặt chẽ đến tận các phường, xã nên các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để mọi người cảm thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đa số người dân hiểu được chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.

Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn thành phố, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi xây dựng luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy

định của Pháp luật, đảm bảo công khai dân chủ, minh bạch và quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo đúng tiến độ:

- Qua nghiên cứu dự án về cơ bản chính sách đúng, sát từng thời kỳ, linh hoạt, đảm bảo lợi chính đáng của người dân tác động tích cực đến công tác BT giải phóng mặt

- Công khai, minh bạch chủ trương, chính sách, có lắng nghe ý kiến nhân dân nên việc đề ra chính sách sẽ sát thực tế, được lòng dân đây là một nguyên nhân thành công.

- Chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ, của Thành phố được nhân dân đồng tình, ủng hộ là yếu tố quyết định trong công tác BT, giải phóng mặt bằng và TĐC.

Với kết quả giải quyết BT và THĐ đã chứng minh được nhân dân trong dự án hưởng ứng, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, hy sinh một phần quyền lợi của mình để góp phần cho sự phát triển của đất nước, của Thành phố trong đó có Quận 2.

3.4.2. Khó khăn

- Trước đây Quận 2 được biết đến như một vùng hoang vu thuộc khu vực ngoại ô thành phố với bạt ngàn cây cối phủ quanh chẳng ai nhòm ngó, do đó khi tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong quản lý nhà nước về đất đai, về nhân hộ khẩu, về an ninh, trật tự của địa phương.

- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.

- Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp

- Đảm bảo công khai dân chủ, minh bạch và quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, lắng nghe ý kiến nhân dân đề đưa ra chính sách sát thực tế, được lòng dân đây là một nguyên nhân thành công.

- Hoàn thiện chính sách và công tác quản lý hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính ở cấp xã, phường.

+ Cần tập trung đầu tư nghiên cứu chỉnh sửa hệ thống chính sách pháp luật đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và giải quyết căn bản các mối quan hệ đất đai.

+ Thực hiện cải cách hành chính, các thủ tục hành chính liên quan đến thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và các thủ tục về đầu tư với tiêu chí gọn nhẹ, dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện đăng ký đầu tư ở địa phương.

+ Tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ chủ trương của Chính phủ và địa phương về các chế độ chính sách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để nhân dân biết, chấp hành. Giúp cho nhân dân biết những lợi ích của việc xây dựng công trình trên phần đất bị thu hồi từ đó nhân dân tạo điều kiện để công tác bồi thường thiệt hại được nhanh chóng.

+ Để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện xác định nguồn gốc đất, cần thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời chỉnh lý kịp thời các biến động trong quá trình sử dụng đất của người dân. + Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được phê duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, nhằm có kế hoạch giúp cho người dân khi bị thu hồi đất có thể nhanh chóng tìm được việc làm mới và ổn định cuộc sống.

+ Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan đến việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, và phân công trách nhiệm rõ ràng, giữa các ban ngành, cá nhân.

- Hoàn thiện giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại

+ Giá đất, cây cối hoa màu và tài sản trên đất cần phải được nghiên cứu, khảo sát và cập nhật thường xuyên những thay đổi để từ đó xác định giá một cách khoa học và chính xác nhất. Giá bồi thường phải phản ánh một cách kịp thời với những biến động của thị trường nhằm đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất. Để làm được điều này cần có một bộ phận thẩm định giá có đủ năng lực, đạo đức và cần có một hệ thống chính sách pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Giải pháp đặt ra là điều chỉnh lại khung giá đất cho sát với giá thị trường, thường xuyên cập nhật điều chỉnh đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc. Ngoài ra cần phải có biện pháp quản lý, ổn định thị trường bất động sản, để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định, đảm bảo giá bất động sản phù hợp với thu nhập của xã hội không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tái định cư của người dân.

+ Các chính sách hỗ trợ: Nhà nước cần ban hành những chính sách ưu đãi, hỗ trợ giúp những người có đất bị thu hồi sớm ổn định đời sống đặc biệt là các hộ gia đình chính sách. Hoàn thiện mức giá hỗ trợ phù hợp với tỷ lệ thu hồi đất SXNN và giữa các đối tượng được hỗ trợ.

- Hoàn thiện chính sách tái định cư

Nhà đầu tư và các cấp chính quyền cần có chính sách cụ thể để ổn định cuộc sống cho người được TĐC nhằm hỗ trợ, khôi phục về thu nhập và điều kiện sinh sống cho người dân. Khi xây dựng các khu TĐC cần căn cứ vào thói quen và tập quán của người bị thu hồi đất để bố trí và xây dựng phù hợp, cơ sở hạ tầng khu TĐC phải được chú trọng về chất lương và tuân theo đúng với thiết kế đã được phê duyệt.

- Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm

Các chính sách hỗ trợ: Nhà nước cần ban hành những chính sách ưu đãi, hỗ trợ giúp những người có đất bị thu hồi sớm ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách khuyến khích ưu đãi các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, tạo việc làm mới ở khu vực bị mất đất nông nghiệp. Đồng thời chủ

động phối hợp với các cơ sở dạy nghề để giới thiệu những người bị mất đất có việc làm mới hay ưu tiên đối tượng bị thu hồi đất đi xuất khẩu lao động. phòng LĐ-TB- XH cần phối hợp với các đơn vị, tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, hội nông dân...) để tổ chức các khoá học hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cần phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Quận 2, phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ do nhà nước quy định thì đòi hỏi các chủ đầu tư cũng nên có phần hỗ trợ nhất định để giúp đỡ người dân khôi phục thu nhập để ổn định cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Quận 2 xu hướng phát triển theo hướng đô thị thông minh, việc thực hiện đầu tư phát triển CSHT đồng bộ, thực hiện các chương trình dự án phát triển hạ tầng của Nhà nước tại địa phương là điều đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Để thực hiện được vấn đề đó trước tiên cần thực hiện công tác THĐ. Công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn Quận 2 trong thời gian qua thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

2. Kết quả bồi thường giải phóng mặt bằng tại Quận 2 đang được chú trọng đầu tư và đang triển khai rất nhiều dự án trên địa bàn, riêng dự án bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 là một dự án có quy mô lớn, thu hồi nhiều loại đất của các hộ gia đình khác nhau. Tổng diện tích bồi thường để thực hiện dự án là 384.755,4 m2; tổng kinh phí bồi thường là 685,722 tỷ đồng; tổng số hộ được bồi thường, hỗ trợ là 105 hộ. Cho đến nay công tác bồi thường GPMB đã hoàn thành, 100% số hộ đã được bồi thường, hỗ trợ.

3. Kết quả điều tra đời sống người dân sau thu hồi, nhìn chung đời sống người dân sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên có cuộc sống tốt hơn trước khi thu hồi đất. Các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng, đến nơi ở mới vui vẻ, phấn khởi, được hưởng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm tốt nhất.

4. Từ những thuận lợi, khó khăn, các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác BT, HT và TĐC của dự án mà luận văn đã xác định, luận văn cũng đã đề xuất được các giải pháp và bài học kinh nghiệm có liên quan. Những bài học rút ra được từ việc đánh giá tiến độ và kết quả THĐ cũng như việc giải quyết TĐC cho người dân sau di dời là một kinh nghiệm thực tiễn cho các dự án khác đang và sắp triển khai thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất, tránh lập lại những hạn chế mà dự án đã gặp phải. Nhìn chung qua khảo sát trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 2, các hộ dân bị ảnh hưởng đa phần có cuộc sống sung túc hơn, nhìn nhận công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khách quan

hơn không còn lo ngại khi nghe thông tin quy hoạch trên phần diện tích đất của gia đình.

2. Đề nghị

Đề tài chỉ nghiên cứu về một số nội dung chính của phương án, về kết quả BT, THĐ và có những nhận xét đánh giá chung. Trong quá trình THĐ luôn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như việc tranh chấp về tài sản, đất đai, quyền thừa kế đối với đất đai, tài sản, về khiếu nại, khiếu kiện... và việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trên thì đó là những vấn đề khác cần phải được nghiên cứu, phân tích sâu hơn mà đề tài chưa phân tích hết.

Từ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên đại bàn quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)