Cấp Số lƣợng
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Trên đại học và đại
học Trung cấp Sơ cấp Trên đại học Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Thị xã 6 3 3 1 Xã, phƣờng, 21 15 5 2 Tổng 27 3 18 6 2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều cán bộ địa chính ở các phƣờng, xã và cả ở cấp thị xã chƣa đƣợc đào tạo đúng chuyên môn. Thực trạng trên bắt nguồn từ công tác tuyển dụng thiếu chặt chẽ và là một trong những hạn chế lớn trong việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ. Kết quả các cuộc phỏng vấn công chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai tại thị xã chúng ta nhận thấy một thực trạng tốc độ đô thị hóa nhanh nên đất đai trở nên có giáo giá trị hơn do đất đai ở đô thị ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Trong khi đó các quy định pháp luật về đất đai còn bất cập, cung cách quản lý nhà nƣớc về đất đai còn tuỳ tiện khi mà nhiều quy định của pháp luật không đƣợc tuân thủ, thực hiện mà không bị xử lý. Quản lý nhà nƣớc về đất đai không đƣợc thực hiện theo những chƣơng trình, kế hoạch mà xử lý theo sự vụ. Ngoài ra, cán bộ địa chính tại các phƣờng, xã trên địa bàn thị xã còn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên phải chịu nhiều áp lực. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý cán bộ cấp xã và thị xã nói chung còn hạn chế, trang thiết chuyên dụng chƣa đƣợc trang
bị đồng bộ, chƣa theo kịp tốc độ phát triển đô thị trong thực tế. Thu nhập từ lƣơng của cán bộ địa chính còn hạn chế. Hơn nữa hầu hết các cán bộ công chức còn có nhu cầu khẳng định khả năng của mình và có kỳ vọng thăng tiến. Song trong các cơ quan hành còn thiếu các tiêu chí cụ thể để thang tiến. Các công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đất đai còn bị chi phối nhiều bởi các mối quan hệ trong việc giải quyết công việc. Một hạn chế lớn của đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai là thiếu tính chuyên nghiệp. Những nguyên nhân nêu trên dẫn đến chất lƣợng công việc của các cán bộ quản lý nhà nƣớc về đất đai thấp và dễ xảy là các hành vi vi phạm pháp luật trong công việc.
Trong quản lý nhà nƣớc về đất đai, con ngƣời giữ vai trò quan trọng nhất. Chính quyền thị xã là cấp thực thi các chính sách, pháp luật về đất đai. Các cán bộ công chức trực tiếp giao dịch với ngƣời dân nên có nhiều cơ hội để tham nhũng, nhận hối lộ. Các chủ trƣơng chính sách, luật pháp đƣợc thực thị và đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện ở cấp này. Cấp này cũng là cấp trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân nên là cấp tạo ra hình ảnh chính quyền có thân thiện, liêm chính, vững mạnh hay không. Chính vì vậy công tác cán bộ của thị xã liên quan đến quản lý đất đai phải đƣợc coi là hàng đầu. Nhƣng thực tế cho thấy trong một thời gian dài yếu tố con ngƣời trong quản lý nhà nƣớc về đất đai tại thị xã Phú Thọ đã bị xem nhẹ. Điều này đẫn đến tình trạng nhũng nhiễu nhân dân, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong kết quả khảo sát của chúng tôi về các giao dịch, tiếp xúc với nhân dân của cán bộ đị chính phƣờng, xã, thị xã khi các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có mức đánh giá là 3,35, còn cac doanh nghiệp là 3,46. Điều này phản ành ý kiến đánh giá của ngƣời dân và doanh nghiệp về chất lƣợng làm việc của đội ngũ công chức quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chƣa tốt và ở dƣới mức trung bình.
2.3.2. Phương pháp quản lý nhà nước
Ở phần này chúng tôi tập trung đánh giá tính phù hợp của yếu tố đầu vào đối với phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc chính quyền thị xã Phú Thọ áp dụng nhƣ phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục.
2.3.2.1. Phương pháp hành chính
Chính quyền thị xã Phú Thọ có nhiệm vụ tổ chức triển khai đƣa các quy định của pháp luật về đất đai vào cuộc sống, đảm bảo tính nghiêm minh và đƣợc thực thi của pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Áp dụng phƣơng pháp hành chính chính quyền thị xã Phú Thọ còn gặp không ít khó khăn, lúng túng khi mà nhiều trƣờng hợp cần xử lý vi phạm hành chính hoặc cần ban hành các quyết định hành chính nhƣng đã không đƣợc thực hiện. Hiệu lực quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ chƣa cao.
Thị xã Phú Thọ là một trong những huyện, thị, thành đi đầu của tỉnh về việc xây dựng và vận hành mô hình dịch vụ hành chính công theo mô hình một của. Các quy chế tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến ngƣời dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh đã đƣợc chính quyền thị xã xây dựng và có quy định rõ về thời hạn, trình tự các bƣớc thực hiện gắn với các nội dung một cách cụ thể. Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến ngƣời dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh bƣớc đầu thu đƣợc kết quả tích cực, các Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất đánh giá về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 4,3 và đánh giá về sự cần thiết phải đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận sử dụng đất là: 5,96. Trong khi đó các doanh nghiệp đánh giá về thủ tục cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất là 4,79 và về sự cần thiết phải đơn giản thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký đất đai là: 6,11, cũng nhƣ đánh giá về đơn vị có thể kiểm soát
đƣợc tình trạng hồ sơ, thời gian thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 3,85.
Bên cạnh đó kết quả phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai cho chúng ta thấy một thực tế. Quản lý nhà nƣớc về đất đai có nhiều nội dung quản lý nhƣng công tác lƣu trữ hồ sơ, tài liệu về đất đai không đƣợc thực hiện từ nhiều năm trƣớc nên việc xử lý, giải quyết đúng thời hạn theo quy định hiện hành là một trong những khó khăn. Điều này phản ảnh thực tế chỉ tiêu này chƣa đạt yêu cầu nên chính quyền thị xã Phú Thọ cần tiếp tục đƣa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ.
2.3.2.2. Phương pháp kinh tế
Chính quyền thị xã chƣa ban hành các định mức kinh tế, cũng nhƣ chƣa áp dụng phƣơng pháp này trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai bởi những vƣớng mắc do quy định về sự phân quyền trong quản lý nhà nƣớc. Các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật đƣợc ban hành bởi cấp trung ƣơng và cấp tỉnh. Chính quyền thị xã Phú Thọ là cơ quan áp dụng và thực hiện theo các quy định và định mức đã đƣợc cấp trên ban hành. Tuy nhiên để hạn chế những vƣớng mắc và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai, chính quyền thị xã cần linh hoạt trong việc áp dụng các quy định và định mức kinh tế - kỹ thuật. Chính quyền thị xã Phú Thọ đã áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Việc áp dụng hình thức này bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả tích cực. Tuy nhiên, tỉnh, Nhà nƣớc cần ban hành những nquy định về thu chi trong tài chính một cách cụ thể hơn để tránh hiện tƣợng sử dụng không đúng mục đích và hạn mức gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách thị xã.
2.3.2.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Phƣơng pháp này cần đƣợc áp dụng cho những đối tƣợng sử dụng đất khác nhau trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thừ nằm trong khu dân cƣ đông ngƣời, xen kẽ với các trƣờng học, ít có không gian cây xanh cách ly. Đặc biệt doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chƣa lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải, nƣớc thải và cấp thải hợp quy cách. Vi vậy, chính quyền thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp đổi mới công nghệ, trồng cây xanh tạo không gian cách lý, nâng cáo ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cán bộ, công nhân viên. Chính quyền thị xã cũng cần xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm các quy định về môi trƣờng, cũng nhƣ kiến nghị tỉnh, bộ ngành cùng giải quyết nếu không có đủ thẩm quyền theo quy định hiện hành.
Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sinh hoạt, nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ thƣơng mại và sản xuất nông nghiệp. Một số ngƣời thiếu thông tin về quản lý nhà nƣớc về đất đai nên có tâm lý chƣa yên tâm đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền dử dụng đất. Bởi họ nghĩ không biết khi nào Nhà nƣớc sẽ thu hồi đất để thực hiện các dự án. Một tình trạng khác vẫn tồn tài trên địa bàn thị xã Phú Thọ là việc xây dựng lộn xộn vẫn tồn tại trong các khu dân cƣ. Do đó, chính quyền thị xã Phú Thọ cần sớm xây dựng quy hoạch sử dụng đất một cách chi tiết và chỉ đạo các phƣờng, xã tích cực tuyên truyền để cung cấp thông tin cho ngƣời dân. Ngƣời dân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có nhận thức đúng đắn về việc cháp hành pháp luật về đất đai là một trong nhƣng điều kiện để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền thị xã Phú Thọ. Hơn nữa, chính quyền cần tiến tới khuyến khích ngƣời dân trực tiếp tham gia và công tác quản lý nhà nƣớc đất đai. Bởi trên thực tế vai trò của ngƣời sử dụng đất đai tham gia quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn rất mơ nhạt. Ngƣời sử dụng đất chƣa tham gia và thụ động đối với các hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai
của chính quyền thị xã Phú Thọ. Để khuyến khích ngƣời dân tham tham gia Quản lý nhà nƣớc về đất đai đòi hỏi Chính quyền thị xã Phú Thọ cần đƣa ra các giải pháp thay đổi quan niệm và tạo động cơ tích cực để thu hút sự tham gia của họ.
Các đoàn thể nhân dân và tổ chức chính trị - xã hội thị xã Phú Thọ có một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền vận động, thuyết phục những ngƣời dân bị thu hồi đất thực hiện các quyết định thu hồi đất của UBND thị xã Phú Thọ và các cấp cao hơn. Các tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội cũng là các cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân tham giá đóng góp ý kiến trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý trật tự xây dựng. Chính các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội thị xã Phú Thọ là nơi tiếp nhận nhiều phản ánh từ nhân dân để kịp thời phát hiện nhiều trƣờng hợp vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong quản lý đất đai, cũng nhƣ hoạt động mua bán sử dụng đất trái phép. Song sự tham gia của các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thị xã vẫn bị động và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chính quyền thị xã cần đƣa ra các chƣơng trình, kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn với các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội một cách sâu rộng hơn. Nếu làm tốt sự phối hợp này se hạn chế đƣợc những yếu kém trong việc thu hút sự tham gia ở mức độ thấp của ngƣời dân trong hoạt động Quản lý nhà nƣớc về đất đai. Bởi các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò là đại diện cho ngƣời dân.
2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Trong phân này, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng, các yếu tố đầu ra, các kết quả hoạt động của hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai trên của chính quyền thị xã Phú Thọ.
2.3.3.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch
Chính quyền thị xã Phú Thọ đã lập quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất chi tiết tỷ lệ 1/2000. Trong bản quy hoạch này đã xã xác định vùng
cấm xây dựng thuộc hành lang bảo vệ đê sông Hồng, các tuyến điện cao thế, giếng khoan. Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất đƣợc phân chia thành các khu vực nhƣ khu vực xây dựng, khu vực đất chƣa xây dựng, cụ thể:
a. Khu vực đã xây dựng:
Trong khu vực đã xây dựng thì khu vực thứ nhất là khu đất công trình công cộng, cơ quan nhà nƣớc, đất an ninh quốc phòng, đất của các đơn vị ở đô thị hiện có. Khu vực này có mật độ xây dựng từ 30% đến 40%, một số vị trí có mật độ xây dựng có thể cao hơn. Trong khu vực này, có sự biến động lơn về mật độ đân cƣ từ 200 ngƣời/ha đến 400 ngƣời/ha. Các công trình xây dựng trong khu vực này có chất lƣợng không đồng đều phần lớn ở mức trung bình do hầu hết các công trình xây dựng đã lâu năm. Caccs công trình đƣợc xây dựngh trong tời gian gần đây có chất lƣợng tốt và có kiến trúc cũng đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng vẫn còn một số có quan, đơn vị sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả. Chính điều này gây phức tạp trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng và đầu tƣ phát triển. Đặc biệt trong một số khu dân cƣ vẫn xen lẫn một số cơ sở sản xuất gây gây ô nhiễm. Một số vị trí trong khu vật này có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của đô thị. Hệ thống hạ tầng này chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và sự tiến bộ của xã hội.
Khu vực thứ hai trong khu vực đã xây dựngbao gồm khu vực cận đô thị, nông thôn có mật đọ xây dựng từ 10% đến 30%. Khu vực này có mật đô dân cứu trung bình từ 100 ngƣời/ha đến 200 ngƣời/ha ngƣời. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng từ quá trình đô thị hóa. Chất lƣợng các công trình ở khu vực này đạt đƣợc một mức trung bình và dƣới trung bình. Khu vực này cũng có các công trình xây dựng trong thời gian gần đây có có chất lƣợng khá tốt nhƣng có nhiều bất cập về kiến trúng, không thống nhất với không gian tổng thể của khu vực này. Đặc biệt có những công trình làm mất đi bản sắc kiến trúc truyền thống, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Trong khu vực này
hệ thống các công trình công cộng và hệ thông hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chƣa đáp ứng đuộc nhu cầu của cộng đồng dân cƣ trong khu vực.
b. Khu đất chƣa xây dựng:
Khu vực chƣa xây dựng bao gồm toàn bộ phần đất lâm nghiệp, trông trọt của thị xã Phú Thọ. Khu vực này cũng chia thành khu vực thuận lợi cho xây dựng và khu vực không thuận lợi cho xây dựng. Khu vực thuận lợi cho xây dựng là những khu đất đƣợc xác định có sự ổn định về địa chất, có đó dốc thấp. Đây là những khu đất hiện nay là canh tác, gần các đƣờng trục giao thông chính, gần nguồn cung cấp nƣớc, điện lƣới. Khu vực này rất thuận lợi cho đầu tƣ phát triển mở rộng đô thị. Khu vực không thuận lợi cho xây dựng