Mô hình đánh giá quản lý nhà nƣớcvề đất đai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 48 - 53)

Đánh giá trƣớc khi ban hành và thực hiện chính

sách quản lý

Đánh giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện

chính sách quản lý

Đánh giá sau giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách

Thu thập thông tin phục vụ đánh giá đối với quản lý

Trong đó:

Các yếu tố đầu vào (inputs) là các yếu tố tài chính, các quy định của hệ thống pháp luật về đất đai, năng lực của cán bộ công chức và các nguồn lực vật chất khác đƣợc sử dụng trong quá trình quản lý;

Các hoạt động (activities) là những nhiệm vụ của công chức nhằm chuyển những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra. Cụ thể là các hoạt động quản lý theo nội dung Quản lý nhà nƣớcvề đất đai của Chính quyền cấp thị(huyện);

Các yếu tố đầu ra (outputs) là những hàng hóa có tính chất vốn, số lƣợng giấy chứng nhận Sử dụng đấtđƣợc cấp, các quyết định hành chính của quản lý đất đai..., sản phẩm và dịch vụ mà kết quả từ sự can thiệp có liên quan đến kết quả trung gian, có tác động trong ngắn hạn hoặc trung hạn;

Các kết quả trung gian (outcomes) là những tác động trung gian của đầu ra, đó là thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoạt động lành mạnh của thị trƣờng bất động sản, các hoạt động đầu tƣ sản xuất của cá nhân, doanh nghiệp;

Các kết quả tác động (impacts) là sự cải thiện, sự mở mang, sự cải tiến rộng rãi trong xã hội, đƣợc định trƣớc hoặc không định trƣớc trong dài hạn mà Quản lý nhà nƣớcvề đất đai đem lại, còn đƣợc gọi là kết quả cuối cùng.

Từ những lý luận về đánh giá chính sách đã nêu trên, Luận vănxây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá Quản lý nhà nƣớcvề đất đai của Chính quyền cấp thị(huyện) theo năm tiêu chí nhƣ sau:

- Tiêu chí phù hợp (Relevance): sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào Quản lý nhà nƣớcvề đất đai tại địa phƣơng nhƣ các quy định của Luật pháp, mối quan hệ và cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, công cụ, mục tiêu lựa chọn của quản lý có phù hợp với địa phƣơng không? Xem xét tính phù hợp giữa mục tiêu cấp dƣới với mục tiêu bậc cao hơn.

- Tiêu chí hiệu lực (Effectivness): thể hiện sức mạnh và năng suất làm việc của bộ máy Quản lý nhà nƣớcvề đất đai. Đó là hiệu năng của của các quyết định hành chính, việc tuân thủ, sự phối hợp, ứng xử mạch lạc. Hiệu lực của Chính quyền cấp thị(huyện) thể hiện đƣợc uy quyền của Nhà nƣớc và sự ủng hộ, tín nhiệm của ngƣời dân, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong quản lý và sử dụng đất.

- Tiêu chí hiệu quả (Efficiency): phản ánh năng suất lao động, hiệu suất sử dụng kinh phí của bộ máy. Hiệu quả Quản lý nhà nƣớcvề đất đai của Chính quyền cấp thị(huyện) đƣợc đánh giá thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa, và chi phí (nhân lực, vật lực) cho chính quyền phấn đấu ở mức tối thiểu; kết quả hoạt động đƣợc đánh giá bằng các thành tựu Kinh tế - xã hội của thị xã trong quản lý đất đai, đô thị đạt tới mức độ nào so với các mục tiêu quản lý.

- Tiêu chí bền vững (Sustainbility): dựa trên 3 yếu tố quan trọng là: sự ổn định về mặt kỹ thuật công nghệ, sự ổn định về mặt tài chính và sự đảm bảo về việc tham gia của cộng đồng. Nhằm tạo ra đƣợc kết quả bền vững theo thời gian, đảm bảo 4 mục tiêu của phát triển bền vững: (i) phát triển Kinh tế - xã hội nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống; (ii) tiết kiệm nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc và giữ gìn sự cân bằng sinh thái; (iii) phân phối bình đẳng sản phẩm của sự phát triển, nhất là sự công bằng xã hội giữa các nhóm xã hội; (iv) không tổn hại đến tƣơng lai, nhất là gìn giữ các di sản tự nhiên và lịch sử.

- Tiêu chí tác động (Impacts): đây là cách tiếp cận tổng quát hơn nhằm xem xét những tác động mà Quản lý nhà nƣớcvề đất đai đem lại. Nó hƣớng tới những kết quả đạt đƣợc cuối cùng của mục tiêu mang lại những hệ quả chung gì cho xã hội và chỉ ra những tác động theo kiểu số nhân (hoặc tác động đòn bẩy). Một kết quả đánh giá tác động tốt sẽ là một công cụ rất hữu

ích cho chính quyền trong việc điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch trong Quản lý nhà nƣớcvề đất đai.

1.3.3. Phương pháp thu thập số liệu đánh giá Quản lý nhà nướcvề đất đai của Chính quyền cấp thị (huyện)

Luận văn tham khảo lý thuyết về phƣơng pháp thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu [15] đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:

- Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: nguồn thông tin thứ cấp bao gồm nguồn bên trong và nguồn bên ngoài, nguồn thông tin này phải thỏa mãn các điều kiện nhƣ: thông tin phù hợp hoặc có thể làm cho thích hợp vấn đề nghiên cứu; thông tin đƣợc thu thập một cách đáng tin cậy và đƣợc báo cáo chính xác; thông tin đƣợc thu thập và báo cáo thông qua các phƣơng pháp khoa học có mục đích rõ ràng, là những thông tin không phải một ý kiến hay quan điểm nào đó.

- Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: thông tin có thể thu thập qua các nghiên cứu quan sát, điều tra và thử nghiệm. Trong đó, điều tra đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bƣu điện, qua điện thoại... Điều tra trực tiếp (hay phỏng vấn) là cách thu thập thông tin đảm bảo nhất về số lƣợng và chất lƣợng. Công cụ để điều tra là phiếu hỏi, đây là công cụ nghiên cứu phổ biến nhất. Nó gồm hàng loạt câu hỏi mà ngƣời đƣợc hỏi cần phải trả lời, câu hỏi đƣợc đặt ra theo nhiều phƣơng thức và lấy mẫu thực nghiệm trƣớc loại bỏ những sai sót trƣớc khi phát hành rộng rãi. Khi tiến hành điều tra cần xây dựng kế hoạch chọn mẫu một tập hợp con của tổng thể. Sau đó là các bƣớc xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của thị xã Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng đồi trung du của tỉnh Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 35 km về Phía Tây. Có tọa độ địa lý từ 21024' đến 210

28' độ vĩ Bắc và từ 105020' đến 105030' độ kinh Đông. Thị xã có vị trí địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và huyện Thanh Ba; - Phía Đông giáp huyện Phù Ninh;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Ba;

- Phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao.

Thị xã Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 6.520,16 ha, gồm có 10 đơn vị hành chính (5 xã + 4 phƣờng). Thị xã có tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 2, đƣờng 35m, các tuyến đƣờng Tỉnh lộ: ĐT314, ĐT315, ĐT320C, ĐT320, ĐT320B và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)