Sơ đồ thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 53 - 55)

Thị xã Phú Thọ có vị trí về giao thông thuận lợi (thủy, bộ, đƣờng sắt) cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lƣu với vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, hƣớng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, địa hình, địa mạo của thị xã chia làm 2 dạng chính:

+ Địa hình đồng bằng phù sa: Độ dốc thƣờng dƣới 30

, một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lƣợn sóng độ dốc từ 3 - 50

. Phần địa hình này chiếm khoảng 50% tổng diện tích tự nhiên của thị xã.

+ Địa hình đồi trung du: Địa hình, địa mạo ở vùng này chủ yếu là đồi thấp, độ cao từ 25 - 75 m, độ dốc thoải trung bình từ 10 - 250. Hầu hết những quả đồi trên địa bàn thị xã sắp xếp tự do theo kiểu đồi bát úp, xen kẽ là những dải ruộng dộc. Địa hình này chiếm khoảng 50% diện tích.

Với địa hình bán sơn địa điển hình, chia cắt nhiều, địa hình khá đa dạng, đó vừa là những khó khăn và những thuận lợi cho việc đầu tƣ và phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.1.3. Khí hậu

Thị xã Phú Thọ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lƣợng bức xạ cao, có nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Theo tài liệu khí tƣợng trạm Phú Hộ cung cấp nhƣ sau:

Nhiệt độ không khí trung bình năm 2301. Lƣợng mƣa trung bình năm 1850mm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 84%. Số giờ nắng trung bình năm 1571 giờ.

Có 2 hƣớng gió thổi là gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình năm 1,8m/s. Tốc gió trung bình trong tháng 5: 2,3 m/s.

2.1.1.4. Thủy văn

Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Hồng - chảy qua phía Nam thị xã từ xã Thanh Minh đến xã Hà Thạch với chiều dài khoảng 9km. Lƣu lƣợng dòng chảy vào mùa lũ là 2.960 m3/s, mùa khô rất thấp là 296 m3/s. Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng cung cấp lƣợng phù sa không nhỏ làm tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng. Nguồn nƣớc mặt ở các ao hồ, kênh mƣơng cũng góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất trên địa bàn. Vào mùa mƣa, mực nƣớc sông dâng cao gây lên hiện tƣợng ngập úng cục bộ ở các xã, phƣờng: Văn Lung, Hà Thạch, Trƣờng Thịnh và Hà Lộc. Các bãi bồi của sông Hồng luôn thay đổi theo từng năm ảnh hƣởng tới việc tƣới nƣớc vào mùa khô.

Do đặc điểm của Thị xã chịu ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Hồng, kết hợp với điều kiện khí hậu (mùa lũ, mùa cạn rõ rệt), kết hợp

với địa hình bán sơn địa nên độ thoát nƣớc hết sức phức tạp [16] (thay đổi cách trích dẫn).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)