Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 29 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh

1.2.3. Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã

xã hội tỉnh

Mục tiêu quản lý chi BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh bao gồm: - Chi trả BHXH bắt buộc đúng, đầy đủ, kịp thời, chính xác cho đối tƣợng hƣởng chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo cuộc sống và nguồn thu nhập cho ngƣời lao động; nhằm kịp thời động viên về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất cho ngƣời lao động.

- Trong quá trình thực hiện chi trả chế độ BHXH cho ngƣời thụ hƣởng kết hợp việc kiểm tra tính đúng, đủ và kịp thời nắm bắt đƣợc những mặt còn tồn tại, bất cập, từ đó kịp thời đề xuất, kiến nghị vớí các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách BHXH bắt buộc cho phù hợp với từng thời kỳ.

- Kết hợp tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH bắt buộc tới ngƣời dân.

1.2.3. Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh xã hội tỉnh

Việc lập kế hoạch chi trả các chế độ BHXH bắt buộc hàng năm đƣợc thực hiện theo đúng hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam. Kế hoạch chi BHXH bắt buộc phải phản ánh đƣợc tất cả các nội dung và yêu cầu theo đúng quy định nhƣ: nội dung theo từng khoản mục, loại đối tƣợng, mức hƣởng, nguồn kinh phí (nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH) và quỹ thành phần. Kế hoạch có kèm theo thuyết minh và sự biến động tăng, giảm đối tƣợng hƣởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có).

- Các căn cứ lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh: + Các văn bản pháp quy quy định về chi BHXH bắt buộc.

+ Dự báo tăng kinh phí chi trả BHXH bắt buộc do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng tiền lƣơng cơ sở, tiền lƣơng tối thiểu vùng theo từng năm hoặc Chính phủ cơ chế điều chỉnh chính sách tiền lƣơng cho ngƣời thụ hƣởng chính sách BHXH.

+ Số giao chi BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH cấp trên năm kế hoạch.

+ Tình hình chi BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH năm trƣớc năm kế hoạch.

+ Dự báo tăng giảm đối tƣợng hƣởng trong năm đối với từng loại đối tƣợng cụ thể.

- Quy trình lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc hàng năm: Phòng Quản lý Thu, Phòng Giám định BHYT của BHXH tỉnh tổng hợp và lập kế hoạch chi năm kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý và gửi cho các đơn vị liên quan, cụ thể:

Trƣớc ngày 25 tháng 6 hàng năm, Phòng Quản lý thu chủ trì, phối hợp với Phòng Truyền thông và Phát triển đối tƣợng tổng hợp và lập dự toán thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách BHYT và trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Giám định BHYT, Phòng Kế hoạch - Tài chính.

Trƣớc ngày 30 tháng 6 hàng năm, Phòng Giám định BHYT tổng hợp, lập dự toán thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT và trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện.

Trƣớc ngày 05 tháng 7 hàng năm, tổng hợp, lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc và chi BHXH, BHTN, BHYT của toàn tỉnh; tổng hợp kế hoạch thu, chi năm kế hoạch của đơn vị và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt Nam.

- Phân bổ và giao kế hoạch chi BHXH bắt buộc hàng năm tại BHXH tỉnh:

+ Sau 02 ngày làm việc, tính từ khi BHXH tỉnh nhận đƣợc Quyết định giao dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Quản lý thu chủ trì, phối hợp với Phòng Truyền thông và Phát triển đối tƣợng thực hiện phân bổ dự toán, xây dựng nội dung hƣớng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Giám định BHYT, Phòng Kế hoạch - Tài chính.

+ Sau 05 ngày làm việc, tính từ khi BHXH tỉnh nhận đƣợc Quyết định giao dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện phân bổ dự toán, xây dựng nội dung hƣớng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý, trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Điều chỉnh kế hoạch chi BHXH bắt buộc hàng năm:

Trƣớc ngày 30 tháng 8 hàng năm, Phòng Quản lý thu, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ, tổng hợp và lập kế hoạch điều chỉnh trình Lãnh đạo phụ trách lĩnh vực phê duyệt trong trƣờng

hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi nhằm hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng chức năng; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính.

Trƣớc ngày 05 tháng 9 hàng năm, Phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch điều chỉnh lĩnh vực chi; tổng hợp và lập điều chỉnh kế hoạch chi của BHXH tỉnh và trình Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, quyết định; gửi văn bản báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trong trƣờng hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu, chi để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao (kèm theo dự toán điều chỉnh).

- Điều chỉnh kế hoạch chi BHXH bắt buộc hàng năm tại BHXH tỉnh: + Sau 02 ngày làm việc, tính từ khi BHXH tỉnh nhận đƣợc Quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Quản lý thu chủ trì, phối hợp với Phòng Truyền thông và Phát triển đối tƣợng thực hiện điều chỉnh kế hoạch, hƣớng dẫn thực hiện dự toán (nếu có) trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Giám định BHYT.

+ Sau 05 ngày làm việc, tính từ khi nhận đƣợc Quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Giám định BHYT chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh kế hoạch, xây dựng nội dung hƣớng dẫn thực hiện dự toán thuộc lĩnh vực quản lý (nếu có), trình Lãnh đạo phụ trách phê duyệt; gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Nội dung kế hoạch chi BHXH bắt buộc:

Kế hoạch BHXH bắt buộc đƣợc tổng hợp nguồn kinh phí theo từng khoản chi, chi tiết theo từng nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng và mức hƣởng bình quân theo từng nhóm đối tƣợng, bao gồm các khoản chi nhƣ: Chi BHXH một lần; chi trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hƣu, chi trợ cấp khu vực một lần, chi

lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng, chi chế độ ốm đau, thai sản… cho các đối tƣợng theo quy định.

Thuyết minh chi tiết cơ sở xây dựng kế hoạch đối với từng nội dung chi: Chi hàng tháng; chi một lần; chi chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK; TNLĐ-BNN…

Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị trong giai đoạn 03 năm kế hoạch; tập trung làm rõ khả năng, mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch chi BHXH bắt buộc đƣợc giao; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi của đơn vị năm hiện hành và năm liền trƣớc; dự báo về kế hoạch phát triển đối tƣợng và dự kiến số chi BHXH bắt buộc trong 03 năm kế hoạch; xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu dự kiến phát sinh của đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch (có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để triển khai thực hiện) và đề xuất nhu cầu chi quỹ hƣu trí để thực hiện (nêu rõ các khoản chi tiêu phát sinh mới).

Dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch chi BHXH bắt buộc.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện BHXH bắt buộc

Theo quy định BHXH Việt nam đƣợc tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo mô hình 3 cấp: Ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là BHXH tỉnh), ở huyện quận, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý chung, cơ quan BHXH địa phƣơng có trách nhiệm tổ

chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp của cơ quan BHXH Việt Nam. Tại : quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 và Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016; Quyết định số 166/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã quy định cụ thể việc phân cấp thực hiện đối với công tác quản lý đối tƣợng, công tác xét duyệt hồ sơ hƣởng và công tác chi trả các chế độ, cụ thể:

a. Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH bắt buộc

Thực hiện chi đúng, chi đủ và chi kịp thời cho ngƣời hƣởng BHXH bắt buộc thì công tác quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Quản lý đối tƣợng hƣởng chính sách BHXH gồm: ngƣời lao động có tham gia BHXH và thân nhân của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng ngƣời lao động có tham gia BHXH. Quản lý đối tƣợng thụ hƣởng chính sách BHXH có vai trò trọng tâm trong công tác quản lý chi BHXH, làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ cho ngƣời lao động đầy đủ, kịp thời, cho ngƣời lao động và thân nhân ngƣời lao động.

Ngƣời hƣởng chế độ BHXH bắt buộc có sự biến động và rất đa dạng. Vì vậy việc thực hiện kiểm tra đối chiếu thƣờng xuyên giữa hồ sơ hƣởng BHXH bắt buộc và danh sách chi trả nhƣ: địa điểm, tên, mức hƣởng….

Ngƣời hƣởng BHXH bắt buộc do BHXH tỉnh quản lý bao gồm:

- Ngƣời hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý.

- Tổng hợp dữ liệu vào phần mềm quản lý đối với ngƣời hƣởng tăng mới từ tỉnh khác chuyển đến theo quy định.

- Giảm ngƣời hƣởng nhƣ: ngƣời hết hạn hƣởng chế độ trợ cấp; ngƣời hƣởng chuyển địa bàn, tỉnh khác hƣởng chế độ BHXH hàng tháng; ngƣời có quyết định dừng hƣởng, thôi hƣởng chế độ BHXH.

- Tiếp nhận và giải quyết hƣởng chế độ ngắn hạn cho ngƣời lao động có tham gia BHXH tại tỉnh gồm chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe.

-Tiếp nhận và giải quyết chế độ thai sản cho ngƣời lao động đã thôi việc trƣớc khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi mà có đủ điều kiện hƣởng chế độ thai sản theo quy định.

- Tiếp nhận và thực hiện giải quyết hƣởng chế độ BHXH hàng tháng và một lần cho ngƣời lao động cụ thể: chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hƣu trí, BHXH 1 lần, chế độ tử tuất, trợ cấp 1 lần đối với ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nƣớc ngoài định cƣ.

Muốn quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH đƣợc đúng và đảm bảo theo quy định cần làm tốt việc phân loại đối tƣợng hƣởng, phân loại đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH bắt buộc thƣờng xuyên và đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH một lần.

Căn cứ vào các nhóm đối tƣợng hƣởng, thời gian hƣởng trợ cấp và tính chất phát sinh để từ đó đƣa ra phƣơng pháp quản lý cho phù hợp. Quản lý theo địa bàn hành chính nơi ngƣời thụ hƣởng BHXH hàng tháng đang cƣ trú đối với đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH hàng tháng. BHXH tỉnh xây dựng và ký Hợp đồng với UBND xã phƣờng cần trong công tác quả lý đối tƣợng nhằm kịp thời báo giảm ngƣời hƣởng khi không may họ qua đời ... Tăng cƣờng công tác kiểm tra đối với các đơn vị có đề nghị giải quyết với tỷ lệ cao chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe để kịp thời phát hiện những trƣờng hợp làm dụng quỹ BHXH gây thất thoát quỹ.

Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH bắt buộc: quản lý theo địa điểm chi trả, kiểm tra tỷ lệ, mức và thời gian đối tƣợng đƣợc hƣởng.

Đối với các đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH hết hạn hƣởng hoặc chết cơ quan BHXH cấp huyện cung cấp và lập biểu mẫu theo quy định chuyển BHXH tỉnh qua Phòng Chế độ BHXH, căn cứ vào đó xóa tên không thực hiện chi trả.

Hàng tháng, căn cứ vào danh sách chi trả BHXH của tháng trƣớc, hồ sơ duyệt mới, số đối tƣợng tăng, giảm trong tháng của toàn tỉnh, Phòng Chế độ BHXH nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thực hiện chuyển dữ liệu cho Phòng Kế hoạch - tài chính chuyển dữ liệu cho Bƣu điện tỉnh thực hiện in danh sách.

b. Thực hiện chi trả

- Quy trình chi trả các chế độ BHXH hàng tháng

+ Tại BHXH cấp tỉnh: Hàng tháng, căn cứ vào sự tăng, giảm đối tƣợng duyệt mới, ngƣời có đề nghị thay đổi tổ chi trả, điều chỉnh mức hƣởng… sẽ thực hiện lập danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH: Tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng, báo cáo tăng, giảm hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Căn cứ số hồ sơ giải quyết hƣởng chế độ BHXH hàng tháng của ngƣời hƣởng mới hoặc tỉnh khác chuyển đến có những tháng chƣa nhận, lập phiếu truy lĩnh số tiền chƣa nhận chế độ BHXH hàng tháng cho từng ngƣời hƣởng chuyển BHXH huyện để chi trả cho ngƣời hƣởng hoặc chi trả tại BHXH tỉnh theo nhu cầu của ngƣời hƣởng. Thực hiện chuyển kinh phí cho cơ quan Bƣu điện tỉnh vào tài khoản tiền gửi trƣớc thời gian chi trả 04 ngày, lập thông báo chuyển kinh phí chi trả các chế độ BHXH tỉnh theo nhu cầu của ngƣời hƣởng.

+ Tại Bƣu điện cấp tỉnh: Căn cứ biểu tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 2-CBH) do BHXH tỉnh gửi đến, khi nhận đƣợc tiền, Bƣu điện tỉnh thông báo bằng văn bản cho BHXH tỉnh biết, chuyển tiền

cho Bƣu điện huyện kịp thời để tổ chức chi trả cho ngƣời hƣởng đầy đủ, đúng lịch chi trả. Chuyển dữ liệu các mẫu số 2-CBH, 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH, C72a-HD, C72b-HD và C72c-HD chi bằng tiền mặt do BHXH tỉnh chuyển, gửi bƣu điện huyện in để thực hiện chi trả. Tiến hành chi trả cho đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH theo đúng hợp đồng đã ký kết giữa cơ quan BHXH với cơ quan Bƣu điện cụ thể: Thực hiện chi trả các chế độ BHXH hàng tháng cho ngƣời hƣởng qua tài khoản cá nhân ngay sau khi nhận đƣợc danh sách chi trả và kinh phí do BHXH tỉnh chuyển sang, chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp. Thực hiện chi trả tận nơi cƣ trú cho ngƣời hƣởng lƣơng hƣu trợ cấp BHXH hàng tháng là ngƣời già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật, không có khả năng đi đến địa điểm chi trả nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH và cũng không có khả năng đi làm thủ tục ủy quyền cho ngƣời khác lĩnh thay. Trƣờng hợp không chuyển đƣợc tiền vào tài khoản cá nhân của ngƣời hƣởng do sai thông tin (số hiệu tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, tên chủ tài khoản: cơ quan Bƣu điện tỉnh thông báo lại cho ngƣời hƣởng cung cấp lại thông tin về tài khoản cá nhân của ngƣời hƣởng, đồng thời thông báo bằng văn bản cho BHXH tỉnh thông tin về tài khoản cá nhân của ngƣời hƣởng. BHXH tỉnh căn cứ văn bản của Bƣu điện tỉnh điều chỉnh thông tin về tài khoản cá nhân của ngƣời hƣởng trên phần mềm quản lý, thông báo bằng văn bản cho Bƣu điện tỉnh đã chấp nhận điều chỉnh thông tin về tài khoản cá nhân của ngƣời hƣởng. Khi nhận đƣợc văn bản chấp nhận của BHXH tỉnh.

- Quy trình chi trả các chế độ BHXH một lần

+ Tại BHXH tỉnh thực hiện lập danh sách hƣởng BHXH 1 lần gửi BHXH huyện, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Bƣu điện tỉnh. Nhận các quyết định hỗ trợ kinh phí từ Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội gửi đến, thực hiện chuyển kinh phí cho BHXH huyện để chi trả, chuyển kinh phí cho Bƣu

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 29 - 44)