Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội hội bắt buộc của Bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội hội bắt buộc của Bảo hiểm xã

xã hội một số tỉnh

1.3.1.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Tuyên Quang

Đƣợc sự hƣớng dẫn chỉ đạo của BHXH Việt Nam, công tác chi BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Đƣa chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo ASXH, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Để đạt đƣợc những kết quả trên và không ngừng nâng cao chất lƣợng quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm phục vụ tốt ngƣời hƣởng, BHXH tỉnh luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành, triển khai và hoàn thiện ứng dụng phần mềm một cửa điện tử có lắp đặt camera giám sát trong công tác tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, thống nhất trên toàn thành phố. Đến nay, việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ bằng phần mềm đã ổn định, đáp ứng đƣợc việc luân chuyển hồ sơ liên thông giữa các phòng nghiệp vụ và giữa BHXH tỉnh với BHXH các huyện. Việc ứng dụng hiệu quả phần mềm này là một bƣớc cải tiến trong công tác thủ tục hành chính; xác định rõ đƣợc trách nhiệm của công chức, viên chức thụ lý và xử lý hồ sơ; hạn chế đƣợc tình trạng trả chậm, muộn hồ sơ; tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi nhất cho các đối tƣợng tham gia và thụ hƣởng BHXH.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành BHXH, đặc biệt là lĩnh vực chi BHXH. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh còn không ngừng tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng đối với công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nâng cao ý thức văn hóa công sở trong giao tiếp, ứng xử với các tổ chức, cá nhân đến liên hệ giao dịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về chính sách BHXH do đó đã thu hút đông đảo đối tƣợng tham gia BHXH.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Nguyên

BHXH tỉnh Thái Nguyên đã luôn nỗ lực triển khai chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), hƣớng tới mục tiêu BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân. Nhờ linh hoạt vận dụng các hình thức tuyên truyền, vận động nên ngƣời dân đã hiểu chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm. Nhiều chính sách BHXH, BHYT đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân trong bảo đảm an sinh xã hội.

Đầu tiên, để thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH, BHYT cũng nhƣ nâng cao công tác chi BHXH. BHXH tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp hữu hiệu mà trƣớc hết là sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý, bố trí đội ngũ cán bộ đảm đƣơng tốt công tác chi vào những vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo cũng nhƣ sở trƣờng năng lực của từng ngƣời, từ đó phát huy đƣợc thế mạnh, tiềm năng vốn có của từng cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng. Mỗi năm cử hàng chục cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ lý luận chính trị phục vụ quá trình công tác.

làm việc và các thiết bị máy móc phục vụ cho công việc chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác trong quá trình hội nhập và phát triển. Ngoài việc đầu tƣ cho chất lƣợng nguồn nhân lực và vật lực, 2 yếu tố quyết định sự phát triển của một đơn vị, BHXH tỉnh thƣờng xuyên báo cáo và tham mƣu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; đồng thời đẩy mạnh truyền thông về chính sách BHXH, BHYT với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú; thực hiện đôn đốc thu; tăng cƣờng công tác giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ BHYT; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHYT, giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch…

Ngoài ra, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền vì có vai trò quan trọng, tạo bƣớc tiến về nhận thức và thay đổi hành vi của mỗi cá nhân và tổ chức, đặc biệt ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và nhân dân. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác này, trong những năm qua, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện với rất nhiều nội dung và hình thức đa dạng phong phú. Thông qua 2 hình thức tuyên truyền, trực tiếp và gián tiếp, BHXH tỉnh đã phối hợp tích cực với các ban ngành hữu quan, đặc biệt là các cơ quan truyền thông để thực hiện công tác tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào những chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH, BHYT mà trọng tâm là Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành TW Đảng, Luật BHYT, Luật BHXH sửa đổi, Luật Việc làm… cùng nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện khác.

Đối với các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể, BHXH tỉnh thƣờng xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông; Liên đoàn Lao động tỉnh, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thực hiện tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN nhƣ đối thoại, chuyên mục hỏi đáp, tin, bài, phóng sự truyền hình, chƣơng trình sự kiện - Đối thoại và nhiều chuyên trang trên Báo, Tạp chí trong và ngoài ngành. Hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng là một trong những kênh tuyên truyền quan trọng đƣợc cơ quan BHXH phối hợp thực hiện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, hình thức tuyên truyền này đã đem lại hiệu quả rất tích cực. Vì vậy với việc nâng cao và đổi mới các hình thức truyên truyền, BHXH tỉnh đã phát triển, mở rộng thêm đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, số thu tăng cao, nợ đọng giảm thấp, không còn tình trạng nhiều đơn thƣ hỏi về chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN nhƣ những năm trƣớc đây.

Phối hợp với các ngành hữu quan thực thi chế độ đúng, đủ, kịp thời đến đối tƣợng thụ hƣởng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tập thể, cá nhân tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)