Đánh giá sự thực hiện mục tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 86)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm

2.3.1. Đánh giá sự thực hiện mục tiêu quản lý

Bảng 2.13: So sánh giữa thực hiện với k hoạch chi BHXH bắt buộc c a Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái giai oạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng chi Trong ó

NSNN đảm bảo Quỹ BHXH KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%)

2018 1.731 1.730 99,94 668 665 99,55 1.063 1.065 100,19

2019 1.866 1.890 101,28 666 687 103,15 1.200 1.203 100,25

2020 2.108 2.060 97,72 736 706 95,92 1.372 1.354 98,69

Nguồn: BHXH tỉnh Yên Bái

Qua bảng số liệu 2.13 có thể thấy từ năm 2018 đến năm 2020 số tiền kế hoạch chi trả BHXH cho các đối tƣợng tăng từ 1.731 lên 1.962 tỷ đồng. Nhƣng thực tế số tiền thực hiện chi trả giai đoạn này tăng từ 1.730 lên 1.909 tỷ đồng (tăng bình quân 10,34 %). Tổng chi BHXH từ năm 2018 đến năm 2020 ngày càng tăng, nguyên nhân là do số đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng nên tƣơng ứng số tiền chi BHXH bắt buộc cũng tăng theo xu hƣớng tăng nguồn tiền từ quỹ BHXH và giảm nguồn tiền từ NSNN.

Bảng 2.14: So sánh giữa thực hiện với k hoạch chi BHXH bắt buộc theo nội dung chi (đơn vị tính: tỷ đồng)

TT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

KH TH KH/TH (%) KH TH KH/TH (%) KH TH KH/TH (%) I Nguồn NSNN ảm bảo 668 665 99,55 666 687 103,15 736 706 95,92 1 Hàng tháng 601 607 101,00 602 626 103,99 666 643 96,55

a Hƣu quân đội 48 47 97,92 45 48 106,67 52 48 90,57

b Hƣu viên chức 462 464 100,43 460 478 103,91 502 492 98,01 c Trợ cấp mất sức lao động 91 96 105,49 97 100 103,09 111 103 92,97 2 Trợ cấp một lần 9 8 88,89 10 10 100,00 11 10 90,91 a Trợ cấp mai táng phí 5 5 100,00 6 6 100,00 7 6 85,71 b Trợ cấp tuất một lần 4 3 75,00 4 4 100,00 4 4 100,00 3 Khác 58 50 86,21 54 51 94,44 59 53 89,83 II Nguồn quỹ BHXH ảm bảo 1.063 1.065 100,19 1.200 1.203 100,25 1.372 1.354 98,69 1 Quỹ ốm au, thai sản 58 67 115,52 63 77 122,22 110 87 79,09

2 Quỹ hƣu trí, tử tuất 838 894 106,68 892 1.025 114,91 1.154 1.151 99,74 2.1 Chi BHXH bắt buộc hàng

tháng

813 855

105,17 855 978 114,39 1.103 1.091 98,91

a Hƣu quân đội 128 135 106,30 134 152 113,43 179 168 95,45

b Hƣu viên chức 686 720 104,96 721 826 114,56 927 923 99,57

2.2 Chi BHXH một lần 25 39 156,00 37 47 127,03 51 60 117,65

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, công tác lập kế hoạch chi các chế độ BHXH tỉnh Yên Bái luôn có sự chênh lệch với thực tế phát sinh chi trả cả từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc và từ quỹ BHXH. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi BHXH là đảm bảo dự trù đƣợc một số tiền nhất định nhằm phân bổ để đảm bảo cân đối giữa các hoạt động của Nhà nƣớc để đạt đƣợc mục đích luôn đảm bảo nguồn tài chính để chi BHXH kịp thời, giải quyết vấn đề về đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nƣớc nói chung. Mức chênh lệch qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu dao động từ chƣa thật cao nhƣng cũng không quá nhỏ, chính vì vậy, cần đặt ra đòi hỏi cho công tác lập dự toán cần tính toán đƣợc chính xác hơn nữa phạm vi điều chỉnh và lƣờng trƣớc các vấn đề xảy ra để đảm bảo tỷ lệ sai lệch giữa dự toán và thực tế càng nhỏ càng hiệu quả.

2.3.2. Ưu điểm

- Về lập kế hoạch chi: Hằng năm BHXH tỉnh Yên Bái đã lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc kịp thời, theo đúng quy định để trình BHXH Việt Nam duyệt và giao dự toán. Việc lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái nhìn chung đã phản ánh đầy đủ và chính xác. Việc lập, phân bổ và giao kế hoạch chi chế độ BHXH bắt buộc hàng năm đƣợc thực hiện thống nhất theo đúng các quy định, đảm bảo chủ động trong tổ chức thực hiện.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch chi:

+ Quản lý đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH bắt buộc: Hồ sơ đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH bắt buộc đƣợc quản lý, lƣu trữ đầy đủ khoa học. Quản lý ngƣời hƣởng BHXH bắt buộc chặt chẽ bằng phần mềm nghiệp vụ quản lý chi trả đối tƣợng. Hằng tháng lập báo cáo tăng, giảm kịp thời đối với những trƣờng hợp chuyển đi, chuyển đến chết...

phí chi trả cho Bƣu điện, nhân viên bƣu điện chi trả tiền lƣơng hƣu cho các đối tƣợng thụ hƣởng kịp thời đảm bảo an toàn quỹ. Công tác chi trả các chế độ BHXH đƣợc thực hiện theo hai phƣơng thức là phƣơng thức chi trả trực tiếp và phƣơng thức chi trả gián tiếp, đƣợc hiện hiện đúng quy định, đúng đối tƣợng hƣởng.

+ Quyết toán chi: Về cơ bản công tác quyết toán chi BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái đƣợc thực hiện theo đúng quy định.

+ Giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức chi trả: BHXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân về lĩnh vực chi trả BHXH bắt buộc. Việc phối hợp giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đƣợc thực hiện tốt đã góp phần tích cực củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Về kiểm tra, giám sát chi BHXH bắt buộc: Quán triệt chủ trƣơng của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo cũng nhƣ những thắc mắc của công dân trong quá trình thực thi chế độ chính sách BHXH với nhiều nội dung và hình thức. Trong quá trình thực hiện BHXH tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành liên quan nhƣ Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Liên đoàn lao động để tổ chức các đợt thanh tra liên ngành việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH huyện. Công tác kiểm tra đƣợc trải đều trong năm kế hoạch. Trong quá trình chi trả hàng tháng Giám đốc BHXH huyện thƣờng xuyên xuống kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra của BHXH tỉnh sẽ trực tiếp xuống kiểm tra đột xuất. Với công tác kiểm tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và chặt chẽ nên số vụ việc đơn thƣ khiếu nại kéo dài đã giảm đáng kể. Số lƣợng đơn

thƣ năm sau có giảm hơn so với năm trƣớc, nội dung đơn thƣ chủ yếu là hỏi đáp về việc tính thời gian công tác trƣớc năm 1995, cách tính lƣơng hƣu, các loại phụ cấp, thủ tục thanh quyết toán trợ cấp BHXH ngắn hạn, đề nghị cho hƣởng tiếp trợ cấp mất sức lao động.

2.3.3. Hạn chế

Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu và những kết quả tích cực trong công tác quản lý chi BHXH tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Về bộ máy: khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, trong khi đó số lƣợng công chức, viên chức, lao động còn thiếu, nhiều nội dung chuyên môn tại các phòng ban chƣa đảm bảo sự phù hợp, các bộ nghiệp vụ phải làm ngoài giờ. Trình độ năng lực, chất lƣợng viên chức, lao động hợp đồng trong ngành không đồng đều.

- Về lập kế hoạch chi: Công tác lập kế hoạch chi BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Yên Bái còn có những vấn đề hạn chế nhƣ: chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ, năng lực dự báo về đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH bắt buộc.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch chi:

Trong quản lý đối tƣợng nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH bắt buộc còn thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả. Do vậy, vẫn còn tình trạng đại lý chi trả báo cắt giảm chậm đối tƣợng hƣởng BHXH do chết để cơ quan BHXH thu hồi chế độ dẫn đến một số trƣờng hợp đối tƣợng hƣởng trợ cấp tuất hết hạn hƣởng nhƣng vẫn đƣợc kéo dài thời gian hƣởng trợ cấp. Có trƣờng hợp Giấy uỷ quyền đã hết hạn nhƣng cán bộ chi trả vẫn chấp nhận.

nắm bắt rộng về một số nội dung BHXH nên việc giải đáp những thắc mắc, phản hồi cho các đối tƣợng chƣa thật sự chính xác và thuyết phục dẫn đến việc hiểu sai, hiểu nhầm về các chế độ BHXH và chế độ mà các đối tƣợng đƣợc hƣởng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nhân dân đến trực tiếp tại cơ quan BHXH tỉnh để đƣợc giải đáp các thắc mắc, khiếu nại về chế độ BHXH. Thủ tục theo quy định của ngành còn nhiều yêu cầu không cần thiết gây phiền hà cho đối tƣợng.

Đối với hình thức chi trả trực tiếp: Thời gian chi trả thƣờng phải kéo dài do số lƣợng cán bộ chi trả ít, trong khi đó lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác Đồng thời sau khi nhận tiền từ ngân hàng về phải đƣa tới những địa điểm xã, phƣờng khác nhau để chi trả trực tiếp nên tăng nguy cơ mất an toàn về tiền mặt, ảnh hƣởng tới chất lƣợng của công tác chuyên môn khác. Thực hiện phƣơng thức chi trả trực tiếp chỉ thích hợp với những xã, phƣờng đông dân cƣ và sống tập trung. Mỗi cán bộ có thể phụ trách nhiều xã, phƣờng nên đôi lúc chƣa nắm bắt kịp thời các đối tƣợng chết, không đủ điều kiện hƣởng, vi phạm pháp luật.

Đối với phƣơng thức chi trả lƣơng hàng tháng qua tài khoản ATM: Đây là phƣơng thức khó hấp dẫn đối tƣợng tham gia, thông tin về đối tƣợng với cơ quan BHXH không đƣợc thƣờng xuyên, chỉ đƣợc thực hiện thông qua Đại diện chi trả. Hiện nay, phƣơng thức chi trả này chỉ đƣợc sử dụng ở thành phố Yên Bái với những đối tƣợng hƣởng mới, còn tại những huyện còn lại tác giả nghiên cứu vì mật độ điểm đặt máy rút tiền ít cộng với tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng nên hình thức thanh toán này không phổ biến.

- Về kiểm soát chi: Công tác kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, mới chỉ tiến hành ở việc nắm bắt tình hình là chủ yếu, chƣa thật sự đi sâu đi sát để kịp thời xử lý những tồn tại trong công tác chi trả. Nếu có phát hiện thì mới dừng ở mức nhắc nhở. Công tác kiểm tra đƣợc thực hiện

trong năm với số lần kiểm tra quá ít, thời gian thì ngắn và số cán bộ kiểm tra không đủ để đảm nhiệm công tác chuyên môn này nên không thể kịp thời phát hiện đƣợc những sai sót trong quá trình quản lý chi để có thể ngăn chặn kịp thời và tránh thất thoát tiền cho Nhà nƣớc. Công tác kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện những sai phạm và uốn nắn, nhắc nhở và thu hồi tiền chứ chƣa có chế tài xử phạt nghiêm minh mang tính chất răn đe.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế ở trên. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan.

- Hệ thống Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản dƣới luật đã đƣợc Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và BHXH Việt Nam nghiên cứu rất kỹ lƣỡng trƣớc khi ban hành, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế, đó là tính không đồng bộ, chƣa nhất quán, chƣa sát thực tế gây ra không ít những khó khăn, trở ngại trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH tại địa phƣơng.

- Do chính sách BHXH thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình thực tế đồng thời để nâng cao mức sống cho đối tƣợng thụ hƣởng các chế độ BHXH nên Chính phủ thƣờng xuyên có những điều chỉnh về tiền lƣơng khiến cho khối lƣợng công việc của cơ quan BHXH ngày càng nhiều, gây ra không ít khó khăn cho việc quản lý chi BHXH.

- Hiện nay tổ chức của ngành BHXH chỉ có ba cấp, từ Trung ƣơng đến cấp huyện, chƣa có cán bộ BHXH cấp xã, nên việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH nói chung gặp nhiều khó khăn. Cụ thể còn nhiều hạn chế trong việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT, chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH và quản lý đối tƣợng thụ hƣởng, hƣớng dẫn lập hồ

sơ để giải quyết hƣởng các chế độ BHXH… đều phải thông qua cán bộ đại diện chi trả.

- Tình trạng các đơn vị nợ đọng BHXH ngày càng gia tăng gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động. Một số doanh nghiệp không minh bạch trong vấn đề đóng BHXH cho ngƣời lao động, vẫn còn tình trạng tồn tại một số Doang nghiệp có hai bảng lƣơng cho ngƣời lao động gây ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động quản lý chi các chế độ BHXH.

- Nhận thức về chính sách BHXH ở một số đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế nên chƣa tham gia kịp thời, đầy đủ BHXH cho ngƣời lao động. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ thấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài. Một số bộ phận ngƣời lao động chƣa quan tâm đến quyền lợi chính đáng của mình về BHXH, số khác là lao động thời vụ nên chƣa có điều kiện tham gia, ý thức trách nhiệm chƣa cao của một số chủ sử dụng lao động.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan.

- Nội dung công tác tuyên truyền còn chƣa sâu rộng, nội dung hình thức đơn giản, chƣa phong phú, thiết thực, đa dạng.

- Đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BHXH nhƣ: tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH; tình trạng khai man hồ sơ để hƣởng chế độ BHXH; tình trạng giả mạo chữ ký để lập giấy ủy quyền nhận trợ cấp không đúng quy định hiện nay chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý đã gây trở ngại cho cơ quan BHXH trong việc giải quyết .

- Chƣa quan tâm đến việc đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đại lý chi trả dẫn đến các đại lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, giải thích những thắc mắc của đối tƣợng thụ hƣởng trong quá trình thực hiện chi trả.

Tiểu k t chƣơng 2

Nhìn chung, việc quản lý chi chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Yên Bái đã đƣợc thực hiện một cách đồng bộ trong toàn hệ thống, nhƣng việc lựa chọn phƣơng thức chi trả sao cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong thời gian tới BHXH tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, bổ sung nguồn lực có chất lƣợng cao để thực thi tốt mọi chính sách cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì BHXH tỉnh Yên Bái còn gặp một số những vƣớng mắc, khó khăn nhất định trong việc quản lý chi chế độ BHXH cho ngƣời thụ hƣởng. Do số lƣợng lao động làm việc trong các KCN ngày càng tăng lên, hồ sơ giải quyết chế độ cũng tăng lên theo từng năm nên việc quản lý nguồn quỹ để chi trả chế độ cần phải chặt chẽ và hợp lý, điều đó đòi hỏi năng lực quản lý của cán bộ làm chi cần phải đƣợc đào tạo cơ bản để đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc, đây cũng là một trong những khó khăn mà BHXH tỉnh gặp phải trong thời gian qua.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 86)