Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Yên Bái nhƣ sau:

Quan tâm và triển khai đồng bộ các biện pháp theo đúng quy định của BHXH, xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ đồng bộ.

Chi BHXH phải đƣợc quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tiên tới hoạt động thanh tra, quyết toán chi BHXH để có thể đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, nhanh chóng cho ngƣời hƣởng BHXH. Quản lý chặt chẽ đối tƣợng

hƣởng, mức hƣởng và quy trình chi trả cũng nhƣ công tác thanh tra, kiểm tra chế độ tại Bƣu điện.

Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ nhân viên làm đại lý đáp ứng yêu cầu trƣớc khi ký hợp đồng, bồi dƣỡng đào tạo đội ngũ nhân viên làm đại lý đáp ứng yêu cầu trƣớc khi ký kết hợp đồng, khảo sát bố trí các điểm thu chi tại các xã phƣờng thị trấn đảm bảo cho ngƣời hƣởng, nhân viên phải đeo thẻ nhân viên đại lý do cơ quan BHXH cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ và phổ biến, thông báo rộng rãi thông tin cá nhân để khách hàng biết và liên hệ. Quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từ đó nâng cao khả năng hiểu biết sâu rộng, tƣờng tận và vận dụng các quy định, chính sách của Nhà nƣớc vào thực tế.

Tích cực thực hiện công tác kiểm tra, qua đó góp phần phòng chống các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, kiểm soát chi phí trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm gắn với việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời tham gia. Chú trọng lấy đơn vị SDLĐ, ngƣời tham gia thụ hƣởng chính sách làm trung tâm theo phong trào thi đua xây dựng ngƣời cán bộ BHXH thân thiện, trách nhiệm gắn với phát động các phong trào thi đua trong mỗi công chức, viên chức.

Truyền thông trên tất cả các phƣơng tiện thông tin địa chúng để toàn bộ nhân dân đều biết sâu sắc về chính sách BHXH, đem lại chuyển biến tích cực trong nhận thức toàn xã hội. Tăng cƣờng hoạt động tiếp dân tại các cơ quan BHXH tỉnh, bố trí cán bộ tiếp dân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giao tiếp với ngƣời dân.

Tiểu k t chƣơng 1

BHXH bắt buộc là một trong những chính sách cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH và đƣợc phát triển ở rất nhiều nƣớc có nền kinh tế vững mạnh trên thế giới. BHXH ở nƣớc ta đƣợc hình thành từ những năm 1945 của thế kỷ XX, qua từng thời kỳ phát triển và đổi mới của đất nƣớc BHXH ngày càng khẳng định đƣợc vai trò to lớn của mình trong việc thực thi chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.

Ngày nay, BHXH trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp cho con ngƣời vƣợt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống. Việc thực hiện quản lý chi chế độ BHXH đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH, hoạt động chi trả có tác động trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, họ sẽ đƣợc bù đắp kịp thời khi gặp phải những rủi ro không may trong cuộc sống. Dựa trên nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và an toàn thì việc thực hiện các chính sách BHXH đối với ngƣời lao động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong nhiều năm qua, điều đó đã góp phần ổn định chính trị, đảm bảo ASXH, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tăng trƣởng, phát triển bền vững nền kinh tế của đất nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới.

Qua kinh nghiệm của một số tỉnh thực hiện chính sách BHXH, việc thực hiện các chế độ là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên xu hƣớng chung hiện nay là đang dần thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các chế độ. BHXH không chỉ là thể hiện tính ƣu việt của mỗi Nhà nƣớc mà chính Nhà nƣớc cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội. Các chính sách, quyết định của Nhà nƣớc tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý. Nội dung của quản lý công tác chi BHXH bắt buộc chủ yếu là sự lựa chọn và xác định các chính sách, chế độ, quy chế về tài chính BHXH một cách hợp lý và lấy đó làm căn cứ để ra quyết định cụ thể của chi BHXH thực hiện mục tiêu của Nhà nƣớc đặt ra.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh yên bái (Trang 47 - 50)